Ứng xử với tỷ giá: “Nới lỏng giá VND, nhưng đừng quá mức”
Ý kiến của ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước
Ý kiến của ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.
>>“Mối nguy từ vốn ngắn hạn” / “Nên dừng thắt chặt tiền tệ”
“Khi nói tỷ giá USD xuống thấp hay lên cao so với VND thì phải dựa vào những kết quả phân tích cẩn thận. Tỷ giá mà mọi người vẫn thấy ngoài thị trường thực ra là tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Bởi nó chưa bao hàm các yếu tố lạm phát của đồng VND và USD.
Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành phân tích tỷ giá hối đoái thực bằng cách cộng thêm các yếu tố lạm phát của nền kinh tế Việt Nam và Mỹ. Tính toán cho thấy, nếu lấy năm 2000 (là năm có cán cân thương mại cân bằng) làm gốc cho đến năm 2007 thì về mặt danh nghĩa, VND đã giảm giá so với USD tới 20%. Và nếu cộng thêm yếu tố lạm phát của Việt Nam và Mỹ thì VND đang tăng giá so với USD khoảng 6,1%.
Điều này cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đang ở thế bất lợi. Hàng Việt Nam sẽ đắt hơn trên thị trường Mỹ, khả năng cạnh tranh kém và lợi nhuận các nhà xuất khẩu bị giảm. Nhưng nếu tính tỷ giá hối đoái VND với một rổ tiền tệ của 19 đồng tiền khác (bao gồm cả USD) trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì VND giảm giá khoảng 22% và tỷ giá hối đoái thực giảm giá xấp xỉ 12%.
Nhìn vào đó, vẫn thấy có lợi cho xuất khẩu vì về mặt danh nghĩa, đồng USD chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tôi cũng phân vân về một thực tế khác: các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu lại hay có thói quen thanh toán bằng USD. Vậy thực tế đồng USD đang chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm của tổng kim ngạch xuất khẩu? Phải biết rõ con số này thì mới xác định được mức độ thiệt hại do đồng USD giảm giá.
Lâu nay, đồng USD hay bị mất giá so với các đồng tiền khác. Khi rủi ro hối đoái xảy ra, hầu như các doanh nghiệp ngoại thương Việt Nam chịu tất, còn doanh nghiệp nước ngoài không hề gì. Vì thế, khi VND tăng giá so với USD thì bất lợi cho xuất khẩu không dừng ở 20% kim ngạch xuất khẩu vào khu vực USD của thị trường Mỹ mà còn có thể lớn hơn.
Khi được hỏi: vì sao chỉ nhận USD, câu trả lời từ các doanh nghiệp Việt Nam là: các nhà nhập khẩu nước ngoài không chịu thanh toán bằng đồng tiền của họ hoặc bằng các đồng tiền khác. xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản... đều chỉ thanh toán bằng USD. Đó là một thất bại trong đàm phán.
Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng, tỷ giá chính là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại. Tôi nghĩ, điều này có thể đúng nhưng chỉ ở một chừng mực nào đó. Không chỉ nên lý giải thâm hụt thương mại từ khía cạnh tỷ giá hối đoái mà phải tìm nhiều lý do khác.
Chẳng hạn, cung tiền ngoại tệ đổ vào quá lớn và cung tiền nội tệ tăng, tạo ra nhu cầu hàng hóa cao. Trong khi đó, sản xuất trong nước không tăng kịp với nhu cầu nên dẫn đến nhập khẩu tăng. Một lý do nữa là vay thương mại để nhập khẩu, nhất là mặt hàng dược, vật tư nông nghiệp, thực phẩm...
Thực tế cho thấy, khi những mặt hàng ở Việt Nam tăng giá thì doanh nghiệp vay tiền nhập khẩu bán kiếm lời thay vì đầu tư vào sản xuất. Một loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại lao vào kinh doanh nhập khẩu. Nguồn tiền có thể vay ngân hàng trong nước hoặc vay nước ngoài hoặc vay chính người bán hàng cho mình như hiện tượng vay tiền trả chậm từ thời kỳ Epco Minh Phụng.
Vì thế, chính sách tỷ giá hối đoái sắp tới của Ngân hàng Nhà nước là phải làm đồng thời hai việc tương đối mâu thuẫn với nhau: nới lỏng hay nói cách khác, đồng Việt Nam phải được tăng giá tới mức giảm được áp lực lạm phát và cũng không được để chúng tăng giá quá mức, dẫn đến nhập siêu và thâm hụt thương mại lớn hơn."
>>“Mối nguy từ vốn ngắn hạn” / “Nên dừng thắt chặt tiền tệ”
“Khi nói tỷ giá USD xuống thấp hay lên cao so với VND thì phải dựa vào những kết quả phân tích cẩn thận. Tỷ giá mà mọi người vẫn thấy ngoài thị trường thực ra là tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Bởi nó chưa bao hàm các yếu tố lạm phát của đồng VND và USD.
Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành phân tích tỷ giá hối đoái thực bằng cách cộng thêm các yếu tố lạm phát của nền kinh tế Việt Nam và Mỹ. Tính toán cho thấy, nếu lấy năm 2000 (là năm có cán cân thương mại cân bằng) làm gốc cho đến năm 2007 thì về mặt danh nghĩa, VND đã giảm giá so với USD tới 20%. Và nếu cộng thêm yếu tố lạm phát của Việt Nam và Mỹ thì VND đang tăng giá so với USD khoảng 6,1%.
Điều này cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đang ở thế bất lợi. Hàng Việt Nam sẽ đắt hơn trên thị trường Mỹ, khả năng cạnh tranh kém và lợi nhuận các nhà xuất khẩu bị giảm. Nhưng nếu tính tỷ giá hối đoái VND với một rổ tiền tệ của 19 đồng tiền khác (bao gồm cả USD) trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì VND giảm giá khoảng 22% và tỷ giá hối đoái thực giảm giá xấp xỉ 12%.
Nhìn vào đó, vẫn thấy có lợi cho xuất khẩu vì về mặt danh nghĩa, đồng USD chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tôi cũng phân vân về một thực tế khác: các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu lại hay có thói quen thanh toán bằng USD. Vậy thực tế đồng USD đang chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm của tổng kim ngạch xuất khẩu? Phải biết rõ con số này thì mới xác định được mức độ thiệt hại do đồng USD giảm giá.
Lâu nay, đồng USD hay bị mất giá so với các đồng tiền khác. Khi rủi ro hối đoái xảy ra, hầu như các doanh nghiệp ngoại thương Việt Nam chịu tất, còn doanh nghiệp nước ngoài không hề gì. Vì thế, khi VND tăng giá so với USD thì bất lợi cho xuất khẩu không dừng ở 20% kim ngạch xuất khẩu vào khu vực USD của thị trường Mỹ mà còn có thể lớn hơn.
Khi được hỏi: vì sao chỉ nhận USD, câu trả lời từ các doanh nghiệp Việt Nam là: các nhà nhập khẩu nước ngoài không chịu thanh toán bằng đồng tiền của họ hoặc bằng các đồng tiền khác. xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản... đều chỉ thanh toán bằng USD. Đó là một thất bại trong đàm phán.
Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng, tỷ giá chính là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại. Tôi nghĩ, điều này có thể đúng nhưng chỉ ở một chừng mực nào đó. Không chỉ nên lý giải thâm hụt thương mại từ khía cạnh tỷ giá hối đoái mà phải tìm nhiều lý do khác.
Chẳng hạn, cung tiền ngoại tệ đổ vào quá lớn và cung tiền nội tệ tăng, tạo ra nhu cầu hàng hóa cao. Trong khi đó, sản xuất trong nước không tăng kịp với nhu cầu nên dẫn đến nhập khẩu tăng. Một lý do nữa là vay thương mại để nhập khẩu, nhất là mặt hàng dược, vật tư nông nghiệp, thực phẩm...
Thực tế cho thấy, khi những mặt hàng ở Việt Nam tăng giá thì doanh nghiệp vay tiền nhập khẩu bán kiếm lời thay vì đầu tư vào sản xuất. Một loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại lao vào kinh doanh nhập khẩu. Nguồn tiền có thể vay ngân hàng trong nước hoặc vay nước ngoài hoặc vay chính người bán hàng cho mình như hiện tượng vay tiền trả chậm từ thời kỳ Epco Minh Phụng.
Vì thế, chính sách tỷ giá hối đoái sắp tới của Ngân hàng Nhà nước là phải làm đồng thời hai việc tương đối mâu thuẫn với nhau: nới lỏng hay nói cách khác, đồng Việt Nam phải được tăng giá tới mức giảm được áp lực lạm phát và cũng không được để chúng tăng giá quá mức, dẫn đến nhập siêu và thâm hụt thương mại lớn hơn."