Vàng, tín dụng, nợ xấu: Đối chất trước nghị trường
Đại biểu và Thống đốc cùng đối chất cởi mở để bảo vệ quan điểm trước những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau
Khác với sáng 13/11, buổi chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại diễn đàn Quốc hội chiều cùng ngày đã kết thúc với không khí sôi nổi và cởi mở hơn, xen lẫn sự dí dỏm của vị chủ tọa để hội trường bớt “nóng”.
Hội trường đã “nóng” lên khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: mời một chuyên gia kinh tế chất vấn cho “không khí sôi nổi”.
Chuyên gia Trần Du Lịch được mời. Ông đặt vấn đề: “Sáng giờ tôi theo dõi Thống đốc trình bày. Trước hết, tôi xin nói một tâm trạng. Dường như Thống đốc trình bày theo logic của Thống đốc, chứ không theo logic của cuộc sống. Dường như tôi hy vọng sau kỳ họp này tôi lạc quan nghĩ rằng làm sao chúng ta lấy lại được niềm tin của thị trường, với tiềm năng của đất nước thì năm tới bật lên được. Nhưng qua trình bày của Thống đốc thì cái lạc quan của tôi nó giảm đi”.
Ông Lịch đề nghị Thống đốc làm rõ, qua trả lời và phát biểu về nợ xấu thì dường như vấn đề không nghiêm trọng; cần phải làm rõ có nghiêm trọng không, có ảnh hưởng đến hệ thống, đến sự hấp thụ vốn của nền kinh tế không. Và phải nêu rõ ràng quan điểm.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh phải làm rõ vấn đề siết tín dụng, làm doanh nghiệp điêu đứng, nền kinh tế “thiếu máu” thời gian qua; huy động 400 nghìn tỷ đồng, mua trái phiếu Chính phủ 183 nghìn tỷ đồng rồi, còn lại Ngân hàng Nhà nước điều tiết về để phòng lạm phát. “Thế thì muốn giảm lãi suất, trong khi đó giảm cầu thì làm sao giảm được. Phải chăng Ngân hàng Nhà nước nói muốn giảm lãi suất nhưng thực tế điều hành chúng ta không muốn?”, đại biểu Lịch hỏi.
Theo ông, đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam là kinh doanh dựa trên nợ; một cơ thể mỗi ngày cần 1 lít nước nhưng khi chỉ còn 100cc thì nó không co giật sao được? Và nền kinh tế khó khăn thế này có trách nhiệm của chính sách điều hành tín dụng vừa qua.
Liên quan đến vàng, đại biểu Lịch nhận thấy, qua trình bày của Thống đốc trước đó thì dường như “muốn tiêu diệt thị trường vàng chứ không phải bình ổn thị trường vàng”.
Nghị định 24 quy định Ngân hàng Nhà nước can thiệp, bình ổn thị trường vàng qua các biện pháp xuất nhập khẩu nguyên liệu, mua bán vàng miếng trong nước, tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng. Thế nhưng theo các bước Thống đốc trình bày thì sẽ không huy động vàng nữa.
“Thống đốc nói không quản lý thị trường vàng cho đến khi Thống đốc lên. Như vậy thì bất công cho Chính phủ quá”, ông Lịch nói và đề nghị làm rõ điểm này.
Trong phần trả lời của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khá cởi mở để để nêu rõ quan điểm.
“Tôi với anh Lịch cùng sinh hoạt trong Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia. Đúng bằng giờ này năm trước, khi chúng ta họp Hội đồng, nếu anh Lịch còn nhớ, tôi là người đầu tiên đặt vấn đề về nợ xấu. Tôi cũng là người đầu tiên đặt vấn đề cái nợ xấu này sẽ ảnh hưởng thế nào cho năm 2012 và những năm tiếp theo. Tôi cũng là người đầu tiên nói rằng tảng băng nợ xấu nó làm đông cứng nền kinh tế như thế nào, cách gì để làm cho tảng băng này chảy, và nếu nó chảy liệu có dẫn đến ngập lụt hay không. Do đó vấn đề nợ xấu là chúng ta đã thấy từ trước nay rồi và sự nguy hại trong thời gian tiếp theo là rất lớn”, Thống đốc Bình bắt đầu diễn giải như vậy.
Con số nợ xấu hiện tại theo ông chưa phải là ghê gớm, nhưng diễn biến nợ xấu mới là vấn đề nguy hiểm, vì nó có thể tăng lên hàng ngày, hàng giờ, tiếp tục tăng lên nữa nếu như không kịp dừng nó lại.
Trước diễn giải trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngắt lời khi nói với Thống đốc rằng: “Giữa đồng chí Thống đốc và đồng chí Trần Du Lịch không khác nhau gì đâu, nhận định về nợ xấu hai người đều cho là rất nghiêm trọng. Nhưng khác nhau thế này. Đồng chí Lịch chưa tin tưởng các giải pháp mà đồng chí Thống đốc đưa ra”.
Trước lưu ý trên, Thống đốc Bình lưu ý là vì có những nhóm giải pháp khác nhau. Đây cũng là điểm mà ông đưa ra khi trả lời một vị đại biểu khác vì sao ông “không hứa được gì về giảm nợ xấu”. Có nhóm giải pháp nằm trong khả năng và sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước thì có thể khẳng định và quyết tâm; có những giải pháp phải thụ động và phối hợp với các ban ngành khác. Vì vậy, kết quả còn phụ thuộc và sự thống nhất, ý chí chung. “Nếu có quyết tâm chung thì mới xử lý được nợ xấu”.
Về việc hút tiền về, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước lý giải là hiện này các tổ chức tín dụng dư tiền nhưng không đầu tư ra được, trong khi vẫn phải trả lãi cho người gửi. Nếu không có biện pháp xử lý, áp lực sử dụng vốn đối với họ có thể gây bất cập, thông thường là quay sang kinh doanh ngoại tệ và từ đó làm cho thị trường ngoại tệ lại bất ổn.
“Tính đúng đắn của chính sách tiền tệ là làm sao giữ được lượng tiền dư thừa vừa đủ trên thị trường liên ngân hàng để giữ ổn định lãi suất, mà như chúng ta đã thấy là rất ổn định… Việc hút tiền của Ngân hàng Nhà nước cũng là cực chẳng đã, vì phải mất tiến để hút về”, Thống đốc nói.
Về điểm mà đại biểu Lịch yêu cầu làm rõ, siết tín dụng khiến doanh nghiệp điêu đứng, Thống đốc nhấn mạnh ở lý thuyết của bộ ba bất khả thi (tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá). Cuối năm 2011, Quốc hội và Chính phủ quyết tâm chống lạm phát và đã xác định các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Khi lạm phát được kiềm chế thì có cái giá phải trả.
Ông cũng lưu ý là chính sách tiền tệ đã dần nới lỏng, khi lãi suất bắt đầu giảm từ tháng 9/2011; các giới hạn về đối tượng cho vay cũng đã “thả ra hết”, chỉ còn lại hai nhóm nhỏ là chứng khoán và khu công nghiệp.
Có lẽ chưa thỏa mãn với nội dung trả lời, trước khi hết thời gian chất vấn, đại biểu Lịch xin được hỏi thêm một ý về tín dụng mà ông cho là đã siết lại thời gian qua: vì sao đầu năm chỉ tiêu tăng trưởng là 15 - 17%, giữa năm rút về 10% và nay chỉ dự kiến khoảng 5%?
Nhưng theo Thống đốc Bình, tăng trưởng tín dụng không phải là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, mà là chỉ tiêu điều hành chính sách nên theo thực tế để có những con số đó. Ông dẫn lại quan điểm, do đặc thù năm nay, cần xem xét cả nguồn vốn 183 nghìn tỷ đồng mà các ngân hàng đã gián tiếp rót vào trái phiếu Chính phủ.
Khá thẳng thắn khi nói tiếp về quản lý thị trường vàng, cũng như trả lời về yêu cầu liên thông giá mà đại biểu Lịch chất vấn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: năm 2008, khi cho phép mở tài khoản vàng ở nước ngoài, các sàn vàng nở rộ và sôi động, hút một nguồn vốn lớn vào buôn bán và đầu cơ, hay có cách nói là “đánh bạc với vàng”.
“Có chủ sàn vàng trước đây đã đến gặp tôi và nói rằng: “Ngày đó em căm anh lắm. Nhưng nếu bây giờ còn để tiếp tục thực tiễn đó thì đến nay có lẽ em cũng giống bầu Kiên thôi, cũng lỗ hàng trăm tỷ”. Do đó, liên thông giá vàng là vấn đề chúng ta không đặt ra, nhưng bình ổn thị trường vàng là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước”, ông Bình nói.
Khép lại buổi chất vấn, vẫn còn 23 ý kiến từ đại biểu phải chuyển qua văn bản do thời gian trực tiếp có hạn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận: Về nợ xấu, yêu cầu đặt ra là năm 2013 phải xử lý được, phải giảm được. Trong các giải pháp và thực hiện, theo ông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không đơn độc.
Về thị trường vàng, hiện vẫn còn những quan điểm khác nhau. Song Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý đến vấn đề chênh lệch giá, là không phải mặt hàng nào cũng cho liên thông; thực tế nhiều mặt hàng vẫn cần những rào cản về thuế, vẫn có chênh giá lớn với thế giới, nhưng với vàng yêu cầu là không để chênh quá lớn.
Hội trường đã “nóng” lên khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: mời một chuyên gia kinh tế chất vấn cho “không khí sôi nổi”.
Chuyên gia Trần Du Lịch được mời. Ông đặt vấn đề: “Sáng giờ tôi theo dõi Thống đốc trình bày. Trước hết, tôi xin nói một tâm trạng. Dường như Thống đốc trình bày theo logic của Thống đốc, chứ không theo logic của cuộc sống. Dường như tôi hy vọng sau kỳ họp này tôi lạc quan nghĩ rằng làm sao chúng ta lấy lại được niềm tin của thị trường, với tiềm năng của đất nước thì năm tới bật lên được. Nhưng qua trình bày của Thống đốc thì cái lạc quan của tôi nó giảm đi”.
Ông Lịch đề nghị Thống đốc làm rõ, qua trả lời và phát biểu về nợ xấu thì dường như vấn đề không nghiêm trọng; cần phải làm rõ có nghiêm trọng không, có ảnh hưởng đến hệ thống, đến sự hấp thụ vốn của nền kinh tế không. Và phải nêu rõ ràng quan điểm.
Thống đốc nói không quản lý thị trường vàng cho đến khi Thống đốc lên. Như vậy thì bất công cho Chính phủ quá. Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh phải làm rõ vấn đề siết tín dụng, làm doanh nghiệp điêu đứng, nền kinh tế “thiếu máu” thời gian qua; huy động 400 nghìn tỷ đồng, mua trái phiếu Chính phủ 183 nghìn tỷ đồng rồi, còn lại Ngân hàng Nhà nước điều tiết về để phòng lạm phát. “Thế thì muốn giảm lãi suất, trong khi đó giảm cầu thì làm sao giảm được. Phải chăng Ngân hàng Nhà nước nói muốn giảm lãi suất nhưng thực tế điều hành chúng ta không muốn?”, đại biểu Lịch hỏi.
Theo ông, đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam là kinh doanh dựa trên nợ; một cơ thể mỗi ngày cần 1 lít nước nhưng khi chỉ còn 100cc thì nó không co giật sao được? Và nền kinh tế khó khăn thế này có trách nhiệm của chính sách điều hành tín dụng vừa qua.
Liên quan đến vàng, đại biểu Lịch nhận thấy, qua trình bày của Thống đốc trước đó thì dường như “muốn tiêu diệt thị trường vàng chứ không phải bình ổn thị trường vàng”.
Nghị định 24 quy định Ngân hàng Nhà nước can thiệp, bình ổn thị trường vàng qua các biện pháp xuất nhập khẩu nguyên liệu, mua bán vàng miếng trong nước, tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng. Thế nhưng theo các bước Thống đốc trình bày thì sẽ không huy động vàng nữa.
“Thống đốc nói không quản lý thị trường vàng cho đến khi Thống đốc lên. Như vậy thì bất công cho Chính phủ quá”, ông Lịch nói và đề nghị làm rõ điểm này.
Trong phần trả lời của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khá cởi mở để để nêu rõ quan điểm.
Đúng bằng giờ này năm trước, khi chúng ta họp Hội đồng, nếu anh Lịch còn nhớ, tôi là người đầu tiên đặt vấn đề về nợ xấu. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
“Tôi với anh Lịch cùng sinh hoạt trong Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia. Đúng bằng giờ này năm trước, khi chúng ta họp Hội đồng, nếu anh Lịch còn nhớ, tôi là người đầu tiên đặt vấn đề về nợ xấu. Tôi cũng là người đầu tiên đặt vấn đề cái nợ xấu này sẽ ảnh hưởng thế nào cho năm 2012 và những năm tiếp theo. Tôi cũng là người đầu tiên nói rằng tảng băng nợ xấu nó làm đông cứng nền kinh tế như thế nào, cách gì để làm cho tảng băng này chảy, và nếu nó chảy liệu có dẫn đến ngập lụt hay không. Do đó vấn đề nợ xấu là chúng ta đã thấy từ trước nay rồi và sự nguy hại trong thời gian tiếp theo là rất lớn”, Thống đốc Bình bắt đầu diễn giải như vậy.
Con số nợ xấu hiện tại theo ông chưa phải là ghê gớm, nhưng diễn biến nợ xấu mới là vấn đề nguy hiểm, vì nó có thể tăng lên hàng ngày, hàng giờ, tiếp tục tăng lên nữa nếu như không kịp dừng nó lại.
Trước diễn giải trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ngắt lời khi nói với Thống đốc rằng: “Giữa đồng chí Thống đốc và đồng chí Trần Du Lịch không khác nhau gì đâu, nhận định về nợ xấu hai người đều cho là rất nghiêm trọng. Nhưng khác nhau thế này. Đồng chí Lịch chưa tin tưởng các giải pháp mà đồng chí Thống đốc đưa ra”.
Trước lưu ý trên, Thống đốc Bình lưu ý là vì có những nhóm giải pháp khác nhau. Đây cũng là điểm mà ông đưa ra khi trả lời một vị đại biểu khác vì sao ông “không hứa được gì về giảm nợ xấu”. Có nhóm giải pháp nằm trong khả năng và sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước thì có thể khẳng định và quyết tâm; có những giải pháp phải thụ động và phối hợp với các ban ngành khác. Vì vậy, kết quả còn phụ thuộc và sự thống nhất, ý chí chung. “Nếu có quyết tâm chung thì mới xử lý được nợ xấu”.
Về việc hút tiền về, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước lý giải là hiện này các tổ chức tín dụng dư tiền nhưng không đầu tư ra được, trong khi vẫn phải trả lãi cho người gửi. Nếu không có biện pháp xử lý, áp lực sử dụng vốn đối với họ có thể gây bất cập, thông thường là quay sang kinh doanh ngoại tệ và từ đó làm cho thị trường ngoại tệ lại bất ổn.
Giữa
đồng chí Thống đốc và đồng chí Trần Du Lịch không khác nhau gì đâu,
nhận định về nợ xấu hai người đều cho là rất nghiêm trọng. Nhưng khác
nhau thế này. Đồng chí Lịch chưa tin tưởng các giải pháp mà đồng chí
Thống đốc đưa ra. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
“Tính đúng đắn của chính sách tiền tệ là làm sao giữ được lượng tiền dư thừa vừa đủ trên thị trường liên ngân hàng để giữ ổn định lãi suất, mà như chúng ta đã thấy là rất ổn định… Việc hút tiền của Ngân hàng Nhà nước cũng là cực chẳng đã, vì phải mất tiến để hút về”, Thống đốc nói.
Về điểm mà đại biểu Lịch yêu cầu làm rõ, siết tín dụng khiến doanh nghiệp điêu đứng, Thống đốc nhấn mạnh ở lý thuyết của bộ ba bất khả thi (tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá). Cuối năm 2011, Quốc hội và Chính phủ quyết tâm chống lạm phát và đã xác định các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Khi lạm phát được kiềm chế thì có cái giá phải trả.
Ông cũng lưu ý là chính sách tiền tệ đã dần nới lỏng, khi lãi suất bắt đầu giảm từ tháng 9/2011; các giới hạn về đối tượng cho vay cũng đã “thả ra hết”, chỉ còn lại hai nhóm nhỏ là chứng khoán và khu công nghiệp.
Có lẽ chưa thỏa mãn với nội dung trả lời, trước khi hết thời gian chất vấn, đại biểu Lịch xin được hỏi thêm một ý về tín dụng mà ông cho là đã siết lại thời gian qua: vì sao đầu năm chỉ tiêu tăng trưởng là 15 - 17%, giữa năm rút về 10% và nay chỉ dự kiến khoảng 5%?
Nhưng theo Thống đốc Bình, tăng trưởng tín dụng không phải là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, mà là chỉ tiêu điều hành chính sách nên theo thực tế để có những con số đó. Ông dẫn lại quan điểm, do đặc thù năm nay, cần xem xét cả nguồn vốn 183 nghìn tỷ đồng mà các ngân hàng đã gián tiếp rót vào trái phiếu Chính phủ.
Khép lại buổi chất vấn, vẫn còn 23 ý kiến từ đại biểu phải chuyển qua văn bản do thời gian trực tiếp có hạn.
Khá thẳng thắn khi nói tiếp về quản lý thị trường vàng, cũng như trả lời về yêu cầu liên thông giá mà đại biểu Lịch chất vấn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: năm 2008, khi cho phép mở tài khoản vàng ở nước ngoài, các sàn vàng nở rộ và sôi động, hút một nguồn vốn lớn vào buôn bán và đầu cơ, hay có cách nói là “đánh bạc với vàng”.
“Có chủ sàn vàng trước đây đã đến gặp tôi và nói rằng: “Ngày đó em căm anh lắm. Nhưng nếu bây giờ còn để tiếp tục thực tiễn đó thì đến nay có lẽ em cũng giống bầu Kiên thôi, cũng lỗ hàng trăm tỷ”. Do đó, liên thông giá vàng là vấn đề chúng ta không đặt ra, nhưng bình ổn thị trường vàng là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước”, ông Bình nói.
Khép lại buổi chất vấn, vẫn còn 23 ý kiến từ đại biểu phải chuyển qua văn bản do thời gian trực tiếp có hạn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận: Về nợ xấu, yêu cầu đặt ra là năm 2013 phải xử lý được, phải giảm được. Trong các giải pháp và thực hiện, theo ông, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không đơn độc.
Về thị trường vàng, hiện vẫn còn những quan điểm khác nhau. Song Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý đến vấn đề chênh lệch giá, là không phải mặt hàng nào cũng cho liên thông; thực tế nhiều mặt hàng vẫn cần những rào cản về thuế, vẫn có chênh giá lớn với thế giới, nhưng với vàng yêu cầu là không để chênh quá lớn.