Việt Nam đã có đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế
Chiếm tới một nửa dung lượng của đề án là 12 giải pháp chủ yếu tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
“Vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá” là một trong nhiều nội dung được in đậm trong đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 5/4/2012, thời điểm ra đời của đề án, cũng là lúc tại một diễn đàn với chủ đề “Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”, không ít chuyên gia kinh tế không giấu được vẻ sốt ruột khi "chưa nhìn thấy đề án đâu cả".
Với không ít đại biểu Quốc hội thì mức độ sốt ruột còn cao hơn nữa, khi đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã không ít lần được “đòi nợ” tại nghị trường. Bởi, tái cấu trúc nền kinh tế là vấn đề được một số vị đại biểu Quốc hội đặt ra từ kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa 12 vào cuối năm 2008.
Trước khi diễn ra kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 12, ngày 8/10/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị trình Quốc hội đề án tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế, ngay tại kỳ họp đó. Nhưng việc này đã không được thực hiện.
Tại nghị quyết của kỳ họp cuối năm 2011, Quốc hội khóa 13 đã giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề ái tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ ba, sẽ khai mạc vào tháng 5 tới đây.
Được Chính phủ giao nghiên cứu xây dựng đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nội dung của đề án này chủ yếu nhằm làm rõ những quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu thực hiện “cơ cấy lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức… phấn đấu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Với 32 trang, đề án gồm có 4 phần. Phần một đánh giá những thành tựu chủ yếu, những yếu kém nội tại của nền kinh tế và xác định nguyên nhân của chúng. Phần hai xác định mục tiêu tổng quát, nguyên tắc và định hướng tái cơ cấu kinh tế.
Hệ thống các giải pháp cụ thể để thực hiện các định hướng tái cơ cấu kinh tế là nội dung phần ba và phần bốn là tổ chức thực hiện.
Về định hướng chung của tái cơ cấu kinh tế, đề án nêu rõ: tái cơ cấu chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và toàn bộ nền kinh tế.
Với chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, định hướng được nêu ra là “vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá”, cơ quan soạn thảo đề án nhấn mạnh.
Theo đề án, chuyển dịch tuần tự tiệm tiến sẽ diễn ra ở các ngành mà công nghệ về cơ bản ít thay đổi. Còn tăng tốc đột phá sẽ dành cho các ngành có công nghệ thay đổi nhanh, bằng cách chọn và áp dụng ngay từ đầu loại công nghệ hiện đại nhất.
Chiếm tới một nửa dung lượng của đề án là 12 giải pháp chủ yếu tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Một trong số 12 giải pháp này là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh để huy động tối đa và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.
Đây cũng là nội dung được nhiều nhà khoa học cùng các chuyên gia kinh tế mổ xẻ với nhiều đề xuất cụ thể tại không ít các diễn đàn. Những nội dung đáng chú ý tại giải pháp được nêu tại giải pháp này cũng đã chứa đựng những tiếp thu các ý kiến đó.
Như, tiếp tục mở cửa thị trường các ngành, lĩnh vực kinh doanh độc quyền tự nhiên hoặc do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thống lĩnh hoặc giữ tỷ trọng chi phối. Hạn chế và tiến tới loại bỏ kiểm soát có hiệu quả vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực đó.
Liên quan đến vấn đề đang gây tranh cãi trong dư luận trong thời gian gần đây về quyền sử dụng đất, đề án nêu rõ: “tự động gia hạn thêm 20 năm thời hạn quyền sử dụng đất đối với các hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu sử dụng đất đã được giao, cho thuê.
Cũng theo đề án, thị trường chính thức về quyền sử dụng đất sẽ từng bước được thiết lập, cho phép và tạo điều kiện chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường.
Theo chương trình phiên họp thứ 7, sáng 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Đề án cần được thẩm tra bởi hệ thống quan điểm rõ ràng và khoa học, tránh thẩm định đề án lớn như vậy theo kiểu “cùng vui vẻ với nhau”, nếu không "niềm vui" đó sẽ là nỗi buồn của nhân dân, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch đề nghị với cơ quan chủ trì thẩm tra đề án - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Ngày 5/4/2012, thời điểm ra đời của đề án, cũng là lúc tại một diễn đàn với chủ đề “Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”, không ít chuyên gia kinh tế không giấu được vẻ sốt ruột khi "chưa nhìn thấy đề án đâu cả".
Với không ít đại biểu Quốc hội thì mức độ sốt ruột còn cao hơn nữa, khi đề án tái cơ cấu nền kinh tế đã không ít lần được “đòi nợ” tại nghị trường. Bởi, tái cấu trúc nền kinh tế là vấn đề được một số vị đại biểu Quốc hội đặt ra từ kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa 12 vào cuối năm 2008.
Trước khi diễn ra kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 12, ngày 8/10/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị trình Quốc hội đề án tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế, ngay tại kỳ họp đó. Nhưng việc này đã không được thực hiện.
Tại nghị quyết của kỳ họp cuối năm 2011, Quốc hội khóa 13 đã giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề ái tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ ba, sẽ khai mạc vào tháng 5 tới đây.
Được Chính phủ giao nghiên cứu xây dựng đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nội dung của đề án này chủ yếu nhằm làm rõ những quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu thực hiện “cơ cấy lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức… phấn đấu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Với 32 trang, đề án gồm có 4 phần. Phần một đánh giá những thành tựu chủ yếu, những yếu kém nội tại của nền kinh tế và xác định nguyên nhân của chúng. Phần hai xác định mục tiêu tổng quát, nguyên tắc và định hướng tái cơ cấu kinh tế.
Hệ thống các giải pháp cụ thể để thực hiện các định hướng tái cơ cấu kinh tế là nội dung phần ba và phần bốn là tổ chức thực hiện.
Về định hướng chung của tái cơ cấu kinh tế, đề án nêu rõ: tái cơ cấu chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và toàn bộ nền kinh tế.
Với chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, định hướng được nêu ra là “vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá”, cơ quan soạn thảo đề án nhấn mạnh.
Theo đề án, chuyển dịch tuần tự tiệm tiến sẽ diễn ra ở các ngành mà công nghệ về cơ bản ít thay đổi. Còn tăng tốc đột phá sẽ dành cho các ngành có công nghệ thay đổi nhanh, bằng cách chọn và áp dụng ngay từ đầu loại công nghệ hiện đại nhất.
Chiếm tới một nửa dung lượng của đề án là 12 giải pháp chủ yếu tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Một trong số 12 giải pháp này là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh để huy động tối đa và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.
Đây cũng là nội dung được nhiều nhà khoa học cùng các chuyên gia kinh tế mổ xẻ với nhiều đề xuất cụ thể tại không ít các diễn đàn. Những nội dung đáng chú ý tại giải pháp được nêu tại giải pháp này cũng đã chứa đựng những tiếp thu các ý kiến đó.
Như, tiếp tục mở cửa thị trường các ngành, lĩnh vực kinh doanh độc quyền tự nhiên hoặc do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thống lĩnh hoặc giữ tỷ trọng chi phối. Hạn chế và tiến tới loại bỏ kiểm soát có hiệu quả vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực đó.
Liên quan đến vấn đề đang gây tranh cãi trong dư luận trong thời gian gần đây về quyền sử dụng đất, đề án nêu rõ: “tự động gia hạn thêm 20 năm thời hạn quyền sử dụng đất đối với các hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu sử dụng đất đã được giao, cho thuê.
Cũng theo đề án, thị trường chính thức về quyền sử dụng đất sẽ từng bước được thiết lập, cho phép và tạo điều kiện chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường.
Theo chương trình phiên họp thứ 7, sáng 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
Đề án cần được thẩm tra bởi hệ thống quan điểm rõ ràng và khoa học, tránh thẩm định đề án lớn như vậy theo kiểu “cùng vui vẻ với nhau”, nếu không "niềm vui" đó sẽ là nỗi buồn của nhân dân, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch đề nghị với cơ quan chủ trì thẩm tra đề án - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.