Vietcombank chính thức “ghìm cương” nợ xấu
Chính thức “ghìm cương” nợ xấu sau 9 tháng đầu năm, dự kiến từ năm tới Vietcombank sẽ nhẹ bước hơn
Trao đổi với VnEconomy chiều 13/10, lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết ngân hàng này đã chính thức “ghìm cương” nợ xấu sau hơn hai năm dồn lực trích lập dự phòng và xử lý.
Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank 9 tháng đầu năm 2015 cho thấy, nợ xấu đã giảm khá mạnh cả về tỷ lệ lẫn con số tuyệt đối.
Cụ thể, tính đến 30/9/2015, nợ xấu của ngân hàng này chỉ còn 7.776 tỷ đồng, trong khi cuối quý đầu năm từng lên gần 9.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,1% sau khi lên gần 3% hồi đầu năm.
Theo Vietcombank, như từng thể hiện trong hai năm qua, công tác thu hồi nợ tiếp tục được đẩy mạnh.
Từ năm 2013 trở về trước, lượng nợ xấu Vietcombank thu hồi được khá thấp. Đến năm 2014, lượng thu hồi được đã lên tới hơn 1.800 tỷ đồng (hơn gấp đôi năm 2013).
9 tháng đầu năm 2015, thu nợ ngoại bảng lũy kế tiếp tục đạt 1.313 tỷ đồng (trong đó thu hồi nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro là 1.024 tỷ đồng, thu nợ bán cho VAMC là 289 tỷ đồng).
Theo vị lãnh đạo trên, diễn biến nợ xấu những năm qua khá phức tạp, xu hướng gia tăng cũng thể hiện tại Vietcomank. Điều này buộc họ phải chọn chính sách gia tăng trích lập dự phòng, chủ động nguồn lực xử lý bên cạnh việc tập trung thu hồi nói trên.
Đến nay, ngoài tỷ lệ nợ xấu đã giảm về còn 2,1%, ngân hàng này đã chính thức “ghìm cương” nợ xấu bằng việc nâng được tỷ lệ quỹ dự phòng trên số dư nợ xấu lên tới 95%. Hiểu một cách đơn giản, nếu có 100 đồng nợ xấu thì Vietcombank đã sẵn có 95 đồng dự phòng. Đây là tỷ lệ cao nhất trong hệ thống.
Khi nói “ghìm cương” cũng có nghĩa ngân hàng này đã cơ bản hoàn thành quá trình chủ động nguồn lực xử lý nợ xấu, nâng cao an toàn hoạt động. Trong thời gian tới, chính sách trích lập dự phòng theo đó có thể thay đổi, dự kiến sẽ không còn liên tục tăng mạnh như những năm gần đây. Lợi nhuận từ năm 2016 sẽ bớt bị níu kéo để có thể bứt phá.
“Tất nhiên, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu. Nhưng đến cuối tháng 9/2015, chúng tôi đã chính thức thực hiện cơ bản chiến lược tập trung xử lý, để từ năm tới, nếu môi trường kinh doanh không nhiều biến động xấu, lợi nhuận sẽ khác”, vị lãnh đạo trên dự tính.
Như trên, chính sách tăng cường trích lập dự phòng để củng cố an toàn trước vấn đề nợ xấu đã níu kéo nhất định lợi nhuận Vietcombank thời gian qua, cũng như việc chủ động đặt các chỉ tiêu lợi nhuận khiêm tốn hơn so với một số thành viên có cùng tương quan trong hệ thống.
9 tháng đầu năm 2015, tổng lợi nhuận trước trích lập dự phòng của Vietcombank tăng trưởng tới 25,6% so với cùng kỳ 2014, nhưng sau trích lập dự phòng tăng 12,3%. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm nay đạt 4.527,5 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm. Với mức tăng trưởng này, các chỉ số sinh lời của Vietcombank tiếp tục cải thiện, như ROE đạt 11,82%, ROA đạt khoảng 0,86%.
Bên cạnh kết quả xử lý nợ xấu, những đặc điểm chính trong hoạt động của Vietcombank thời gian gần đây cũng tiếp tục thể hiện.
Đó là ở kết quả huy động vốn. Đây là ngân hàng thương mại áp lãi suất thấp nhất trên thị trường, nhưng tăng trưởng huy động vốn đến cuối tháng 9/2015 đã đạt 15,5% so với cuối 2014. Theo lãnh đạo Vietcombank, kết quả này phản ánh giá trị niềm tin của thị trường, chứ không hẳn ở giá trị cạnh tranh bằng lãi suất.
Trong huy động, chủ trương mà ngân hàng này đưa ra từ đầu năm vẫn đang thể hiện: tiếp tục dịch chuyển cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn chi phí thấp, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay và cạnh tranh.
Dư nợ tín dụng đến cuối tháng 9/2015 của Vietcombank cũng đã đạt trên 12%, trong đó tín dụng thể nhân tăng trưởng mạnh với 27,2%. Nếu tính các khoản đầu tư có thể xem như tín dụng gián tiếp, thì tốc độc tăng trưởng tín dụng là khoảng 19% và cả năm dự kiến đạt trên 25%.
Mặc dù tín dụng tăng trưởng khá cao, nhưng tỷ lệ sử dụng vốn của Vietcombank lại khá thấp, đến cuối tháng 9/2015 chỉ hơn 70%. Đổi lại, điều này giúp ngân hàng thuận lợi và chủ động hơn trong vấn đề thanh khoản.
Với những kết quả trên, theo lãnh đạo Vietcombank, dự kiến cả năm 2015 ngân hàng sẽ hoàn thành các chỉ tiêu mà đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
Riêng mối liên hệ giữa nợ xấu, trích lập dự phòng với lợi nhuận, sau khi đã tập trung xử lý như trên, dự kiến từ năm 2016 Vietcombank sẽ nhẹ bước để có thể bứt phá rõ hơn về lợi nhuận.
Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank 9 tháng đầu năm 2015 cho thấy, nợ xấu đã giảm khá mạnh cả về tỷ lệ lẫn con số tuyệt đối.
Cụ thể, tính đến 30/9/2015, nợ xấu của ngân hàng này chỉ còn 7.776 tỷ đồng, trong khi cuối quý đầu năm từng lên gần 9.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,1% sau khi lên gần 3% hồi đầu năm.
Theo Vietcombank, như từng thể hiện trong hai năm qua, công tác thu hồi nợ tiếp tục được đẩy mạnh.
Từ năm 2013 trở về trước, lượng nợ xấu Vietcombank thu hồi được khá thấp. Đến năm 2014, lượng thu hồi được đã lên tới hơn 1.800 tỷ đồng (hơn gấp đôi năm 2013).
9 tháng đầu năm 2015, thu nợ ngoại bảng lũy kế tiếp tục đạt 1.313 tỷ đồng (trong đó thu hồi nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro là 1.024 tỷ đồng, thu nợ bán cho VAMC là 289 tỷ đồng).
Theo vị lãnh đạo trên, diễn biến nợ xấu những năm qua khá phức tạp, xu hướng gia tăng cũng thể hiện tại Vietcomank. Điều này buộc họ phải chọn chính sách gia tăng trích lập dự phòng, chủ động nguồn lực xử lý bên cạnh việc tập trung thu hồi nói trên.
Đến nay, ngoài tỷ lệ nợ xấu đã giảm về còn 2,1%, ngân hàng này đã chính thức “ghìm cương” nợ xấu bằng việc nâng được tỷ lệ quỹ dự phòng trên số dư nợ xấu lên tới 95%. Hiểu một cách đơn giản, nếu có 100 đồng nợ xấu thì Vietcombank đã sẵn có 95 đồng dự phòng. Đây là tỷ lệ cao nhất trong hệ thống.
Khi nói “ghìm cương” cũng có nghĩa ngân hàng này đã cơ bản hoàn thành quá trình chủ động nguồn lực xử lý nợ xấu, nâng cao an toàn hoạt động. Trong thời gian tới, chính sách trích lập dự phòng theo đó có thể thay đổi, dự kiến sẽ không còn liên tục tăng mạnh như những năm gần đây. Lợi nhuận từ năm 2016 sẽ bớt bị níu kéo để có thể bứt phá.
“Tất nhiên, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu. Nhưng đến cuối tháng 9/2015, chúng tôi đã chính thức thực hiện cơ bản chiến lược tập trung xử lý, để từ năm tới, nếu môi trường kinh doanh không nhiều biến động xấu, lợi nhuận sẽ khác”, vị lãnh đạo trên dự tính.
Như trên, chính sách tăng cường trích lập dự phòng để củng cố an toàn trước vấn đề nợ xấu đã níu kéo nhất định lợi nhuận Vietcombank thời gian qua, cũng như việc chủ động đặt các chỉ tiêu lợi nhuận khiêm tốn hơn so với một số thành viên có cùng tương quan trong hệ thống.
9 tháng đầu năm 2015, tổng lợi nhuận trước trích lập dự phòng của Vietcombank tăng trưởng tới 25,6% so với cùng kỳ 2014, nhưng sau trích lập dự phòng tăng 12,3%. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm nay đạt 4.527,5 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm. Với mức tăng trưởng này, các chỉ số sinh lời của Vietcombank tiếp tục cải thiện, như ROE đạt 11,82%, ROA đạt khoảng 0,86%.
Bên cạnh kết quả xử lý nợ xấu, những đặc điểm chính trong hoạt động của Vietcombank thời gian gần đây cũng tiếp tục thể hiện.
Đó là ở kết quả huy động vốn. Đây là ngân hàng thương mại áp lãi suất thấp nhất trên thị trường, nhưng tăng trưởng huy động vốn đến cuối tháng 9/2015 đã đạt 15,5% so với cuối 2014. Theo lãnh đạo Vietcombank, kết quả này phản ánh giá trị niềm tin của thị trường, chứ không hẳn ở giá trị cạnh tranh bằng lãi suất.
Trong huy động, chủ trương mà ngân hàng này đưa ra từ đầu năm vẫn đang thể hiện: tiếp tục dịch chuyển cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn chi phí thấp, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay và cạnh tranh.
Dư nợ tín dụng đến cuối tháng 9/2015 của Vietcombank cũng đã đạt trên 12%, trong đó tín dụng thể nhân tăng trưởng mạnh với 27,2%. Nếu tính các khoản đầu tư có thể xem như tín dụng gián tiếp, thì tốc độc tăng trưởng tín dụng là khoảng 19% và cả năm dự kiến đạt trên 25%.
Mặc dù tín dụng tăng trưởng khá cao, nhưng tỷ lệ sử dụng vốn của Vietcombank lại khá thấp, đến cuối tháng 9/2015 chỉ hơn 70%. Đổi lại, điều này giúp ngân hàng thuận lợi và chủ động hơn trong vấn đề thanh khoản.
Với những kết quả trên, theo lãnh đạo Vietcombank, dự kiến cả năm 2015 ngân hàng sẽ hoàn thành các chỉ tiêu mà đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
Riêng mối liên hệ giữa nợ xấu, trích lập dự phòng với lợi nhuận, sau khi đã tập trung xử lý như trên, dự kiến từ năm 2016 Vietcombank sẽ nhẹ bước để có thể bứt phá rõ hơn về lợi nhuận.