Vụ OCI thêm tình tiết mới
Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM vừa ra quyết định xử phạt đối với Công ty Cổ phần Internet Một kết nối (OCI)
Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM vừa ra quyết định xử phạt đối với Công ty Cổ phần Internet Một kết nối (OCI), theo đó, mức phạt được áp dụng là 20 triệu đồng và tịch thu tang vật vi phạm.
Quyết định được ban hành dựa trên kết luận thanh tra đột xuất về cung cấp dịch vụ điện thoại Internet đối với Công ty OCI trước đó. Các lỗi vi phạm được xác định là: OCI đã cung cấp dịch vụ phone-to-phone chiều về Việt Nam khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép; đã ban hành giá cước dịch vụ phone-to-phone chiều về Việt Nam; in ấn, phát hành và kinh doanh tại Việt Nam hai loại thẻ trả tiền trước để cung cấp dịch vụ phone-to-phone chiều về Việt Nam cho người sử dụng điện thoại nhằm thực hiện cuộc gọi từ Mỹ, Canada, Úc về Việt Nam…
Tuy nhiên, OCI đã gửi đơn khiếu nại không đồng tình với kết luận của thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM.
Lý do mà OCI đưa ra là dịch vụ phone-to-phone do công ty này cung cấp thực sự không được cung ứng trong lãnh thổ Việt Nam, vì khách hàng VietVoice và ring-Voiz (hai loại hình thẻ do OCI phát hành) gọi từ Mỹ, Úc và Canada là thực hiện cuộc gọi đi các hướng gọi ngoài Việt Nam, và chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp tại các nước này.
Vì thế, văn bản khiếu nại của OCI khẳng định, mặc dù dịch vụ này vẫn có tên gọi là phone-to-phone nhưng không hề vi phạm pháp luật Việt Nam ở bất cứ góc độ nào.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM cho biết, cho dù OCI thực hiện cuộc gọi từ Mỹ, Úc, Canada hay nước nào đó, nhưng việc kinh doanh, bán thẻ dịch vụ lại thực hiện ở Việt Nam, nên vẫn phải chịu mọi quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo phân tích của ông Hà, OCI đã mua lưu lượng thẻ, nhập về rồi xuất đi mà chưa theo một quy định nào và tổ chức bán thẻ dịch vụ tại Việt Nam, nên mặc dù không thực hiện dịch vụ phone-to-phone tại Việt Nam thì OCI vẫn vi phạm.
Cũng theo ông, OCI không có quyền mua lưu lượng thẻ mà chỉ có 7 doanh nghiệp có IP có quốc tế được nhập lưu lượng.
Dù không đồng tình với kết luận thanh tra, cũng như quyết định xử phạt, phía OCI đã chấp hành yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ phone-to-phone. Theo thông báo được doanh nghiệp này phát đi từ hôm 23/3, OCI sẽ tạm ngừng cung cấp dịch vụ này từ 23 giờ ngày 27/3/2009, theo giờ Việt Nam.
Nhưng có lẽ, vụ việc chưa thể dừng tại đây, vì OCI đã có thông báo hỗ trợ khách hàng của mình thực hiện chuyển đổi dịch vụ sang sử dụng dịch vụ tương tự là OCI Pinless của OCI Singapore từ 9 giờ ngày 23/03/2009 đến 16 giờ ngày 29/05/2009, theo giờ Việt Nam.
Theo một nguồn tin, đã có hơn 1 triệu thẻ VietVoice và ring-Voiz được phát hành và bán tại thị trường Việt Nam, với mệnh giá thấp nhất 10.000 đồng và cao nhất khoảng 200.000 đồng.
Quyết định được ban hành dựa trên kết luận thanh tra đột xuất về cung cấp dịch vụ điện thoại Internet đối với Công ty OCI trước đó. Các lỗi vi phạm được xác định là: OCI đã cung cấp dịch vụ phone-to-phone chiều về Việt Nam khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép; đã ban hành giá cước dịch vụ phone-to-phone chiều về Việt Nam; in ấn, phát hành và kinh doanh tại Việt Nam hai loại thẻ trả tiền trước để cung cấp dịch vụ phone-to-phone chiều về Việt Nam cho người sử dụng điện thoại nhằm thực hiện cuộc gọi từ Mỹ, Canada, Úc về Việt Nam…
Tuy nhiên, OCI đã gửi đơn khiếu nại không đồng tình với kết luận của thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM.
Lý do mà OCI đưa ra là dịch vụ phone-to-phone do công ty này cung cấp thực sự không được cung ứng trong lãnh thổ Việt Nam, vì khách hàng VietVoice và ring-Voiz (hai loại hình thẻ do OCI phát hành) gọi từ Mỹ, Úc và Canada là thực hiện cuộc gọi đi các hướng gọi ngoài Việt Nam, và chỉ chịu sự điều chỉnh của luật pháp tại các nước này.
Vì thế, văn bản khiếu nại của OCI khẳng định, mặc dù dịch vụ này vẫn có tên gọi là phone-to-phone nhưng không hề vi phạm pháp luật Việt Nam ở bất cứ góc độ nào.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM cho biết, cho dù OCI thực hiện cuộc gọi từ Mỹ, Úc, Canada hay nước nào đó, nhưng việc kinh doanh, bán thẻ dịch vụ lại thực hiện ở Việt Nam, nên vẫn phải chịu mọi quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo phân tích của ông Hà, OCI đã mua lưu lượng thẻ, nhập về rồi xuất đi mà chưa theo một quy định nào và tổ chức bán thẻ dịch vụ tại Việt Nam, nên mặc dù không thực hiện dịch vụ phone-to-phone tại Việt Nam thì OCI vẫn vi phạm.
Cũng theo ông, OCI không có quyền mua lưu lượng thẻ mà chỉ có 7 doanh nghiệp có IP có quốc tế được nhập lưu lượng.
Dù không đồng tình với kết luận thanh tra, cũng như quyết định xử phạt, phía OCI đã chấp hành yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ phone-to-phone. Theo thông báo được doanh nghiệp này phát đi từ hôm 23/3, OCI sẽ tạm ngừng cung cấp dịch vụ này từ 23 giờ ngày 27/3/2009, theo giờ Việt Nam.
Nhưng có lẽ, vụ việc chưa thể dừng tại đây, vì OCI đã có thông báo hỗ trợ khách hàng của mình thực hiện chuyển đổi dịch vụ sang sử dụng dịch vụ tương tự là OCI Pinless của OCI Singapore từ 9 giờ ngày 23/03/2009 đến 16 giờ ngày 29/05/2009, theo giờ Việt Nam.
Theo một nguồn tin, đã có hơn 1 triệu thẻ VietVoice và ring-Voiz được phát hành và bán tại thị trường Việt Nam, với mệnh giá thấp nhất 10.000 đồng và cao nhất khoảng 200.000 đồng.