OCI khiếu nại về yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ phone-to-phone
Theo OCI, các yêu cầu và biện pháp xử lý của Sở Thông tin và Truyền thông đưa ra là không thỏa đáng
Ngày 24/3, Công ty Cổ phần Internet Một Kết Nối (OCI) đã chính thức gửi đơn lên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM, khiếu nại về việc công ty này bị buộc ngừng cung cấp dịch vụ Internet phone-to-phone chiều về Việt Nam.
Công văn khiếu nại của OCI cũng được gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông.
Từ cuối tháng 12/2008, OCI giới thiệu thêm tính năng cho phép khách hàng đang sử dụng các thẻ VietVoice và ring-Voiz thực hiện cuộc gọi đến khắp nơi trên thế giới (bao gồm cả cuộc gọi về Việt Nam) bằng cách sử dụng điện thoại cố định hay di động quay số điện thoại truy nhập dịch vụ nội hạt (local access numbers) của OCI ở Mỹ, Canada và Úc.
Ngày 20/3/2009 Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM công bố kết luận thanh tra số 390/KLTT-STTTT cho rằng tính năng dịch vụ mới kể trên (hoạt động cung cấp dịch vụ điện thoại Internet phone-to-phone chiều về Việt Nam) là loại hình chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép cung cấp, và trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu OCI ngừng cung cấp dịch vụ này.
Không đồng ý với kết luận của Sở, OCI cho rằng dịch vụ phone-to-phone cho khách hàng VietVoice và ring-Voiz chỉ có tính năng gọi từ máy tính cá nhân đi nước ngoài, không bao gồm tính năng gọi vào số điện thoại cố định hay di động ở Việt Nam.
Để chống việc phát hành và tiêu thụ thẻ điện thoại Internet lậu, Điều 5, Công văn số 1091/BBCVT-VT ngày 27/06/2003 của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) cần trang bị hệ thống máy chủ điện thoại Internet đặt tại Việt Nam, trực tiếp cung cấp dịch vụ điện thoại Internet công cộng thông qua hệ thống máy chủ do doanh nghiệp OSP vận hành và khai thác. OCI cho biết đã triệt để tuân thủ quy định này khi thiết lập thiết bị tính cước và định tuyến cuộc gọi tại trụ sở công ty ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, dịch vụ phone-to-phone cung cấp cho khách hàng VietVoice và ring-Voiz gọi đi các hướng (trong đó có gọi về Việt Nam) được thực hiện trên cơ sở cuộc gọi khởi phát (originating) và kết cuối (terminating) giữa các máy điện thoại cố định hoặc di động ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Theo những nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế cũng như thông lệ quốc tế trong lĩnh vực viễn thông thì luật pháp và chính sách về viễn thông của mỗi quốc gia chỉ có thể chi phối và điều chỉnh những kết nối điện thoại khởi phát và kết cuối nằm trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Vì vậy, theo OCI, Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM không có thẩm quyền cấm OCI thực hiện dịch vụ phone-to-phone ngoài lãnh thổ Việt Nam, cũng như cấm việc quy định giá cước hoặc đăng tải thông tin quảng cáo cho dịch vụ này tại Việt Nam.
OCI cũng cho rằng, việc kết nối điện thoại Internet phone-to-phone hợp pháp do One-Connection Internet Pte Ltd thực hiện từ Singapore hoàn toàn không vi phạm bất cứ quy định nào của pháp luật Việt Nam chỉ vì lý do đơn giản là hệ thống máy chủ của One-Connection Internet Pte Ltd kiểm tra thông tin tài khoản khách hàng VietVoice và ring-Voiz lưu trên thiết bị tính cước của OCI tại Việt Nam trước khi kết nối cuộc gọi cho khách hàng gọi từ Mỹ, Canada và Úc về Việt Nam.
Giao dịch kiểm tra thông tin tài khoản này là giao dịch tính cước phí dịch vụ bình thường trong khâu thanh toán phí dịch vụ giữa OCI và One-Connection Internet Pte Ltd. Việc OCI đăng tải thông tin, giá cước cho tính năng dịch vụ phone-to-phone cung cấp cho khách hàng ở Mỹ, Úc và Canada gọi về Việt Nam do One-Connection Internet Pte Ltd thực hiện từ Singapore là hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Với các lý do trên, theo OCI, các yêu cầu và biện pháp xử lý của Sở Thông tin và Truyền thông đưa ra là không thỏa đáng. Kết luận cuối cùng còn tùy thuộc vào kết luận của Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng việc yêu cầu thu hồi ngay thẻ điện thoại Internet VietVoice và Ring-Voiz đã đưa ra thị trường là yêu cầu vượt quá mức độ cần thiết, vì tính năng gọi từ nước ngoài về Việt Nam chỉ là tính năng phụ thêm của hai loại thẻ đã có vị trí vững vàng trên thị trường Việt Nam, hơn nữa tính năng đó hoàn toàn không thể sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Công văn khiếu nại của OCI cũng được gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông.
Từ cuối tháng 12/2008, OCI giới thiệu thêm tính năng cho phép khách hàng đang sử dụng các thẻ VietVoice và ring-Voiz thực hiện cuộc gọi đến khắp nơi trên thế giới (bao gồm cả cuộc gọi về Việt Nam) bằng cách sử dụng điện thoại cố định hay di động quay số điện thoại truy nhập dịch vụ nội hạt (local access numbers) của OCI ở Mỹ, Canada và Úc.
Ngày 20/3/2009 Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM công bố kết luận thanh tra số 390/KLTT-STTTT cho rằng tính năng dịch vụ mới kể trên (hoạt động cung cấp dịch vụ điện thoại Internet phone-to-phone chiều về Việt Nam) là loại hình chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép cung cấp, và trên cơ sở đó, Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu OCI ngừng cung cấp dịch vụ này.
Không đồng ý với kết luận của Sở, OCI cho rằng dịch vụ phone-to-phone cho khách hàng VietVoice và ring-Voiz chỉ có tính năng gọi từ máy tính cá nhân đi nước ngoài, không bao gồm tính năng gọi vào số điện thoại cố định hay di động ở Việt Nam.
Để chống việc phát hành và tiêu thụ thẻ điện thoại Internet lậu, Điều 5, Công văn số 1091/BBCVT-VT ngày 27/06/2003 của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) cần trang bị hệ thống máy chủ điện thoại Internet đặt tại Việt Nam, trực tiếp cung cấp dịch vụ điện thoại Internet công cộng thông qua hệ thống máy chủ do doanh nghiệp OSP vận hành và khai thác. OCI cho biết đã triệt để tuân thủ quy định này khi thiết lập thiết bị tính cước và định tuyến cuộc gọi tại trụ sở công ty ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, dịch vụ phone-to-phone cung cấp cho khách hàng VietVoice và ring-Voiz gọi đi các hướng (trong đó có gọi về Việt Nam) được thực hiện trên cơ sở cuộc gọi khởi phát (originating) và kết cuối (terminating) giữa các máy điện thoại cố định hoặc di động ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Theo những nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế cũng như thông lệ quốc tế trong lĩnh vực viễn thông thì luật pháp và chính sách về viễn thông của mỗi quốc gia chỉ có thể chi phối và điều chỉnh những kết nối điện thoại khởi phát và kết cuối nằm trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Vì vậy, theo OCI, Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM không có thẩm quyền cấm OCI thực hiện dịch vụ phone-to-phone ngoài lãnh thổ Việt Nam, cũng như cấm việc quy định giá cước hoặc đăng tải thông tin quảng cáo cho dịch vụ này tại Việt Nam.
OCI cũng cho rằng, việc kết nối điện thoại Internet phone-to-phone hợp pháp do One-Connection Internet Pte Ltd thực hiện từ Singapore hoàn toàn không vi phạm bất cứ quy định nào của pháp luật Việt Nam chỉ vì lý do đơn giản là hệ thống máy chủ của One-Connection Internet Pte Ltd kiểm tra thông tin tài khoản khách hàng VietVoice và ring-Voiz lưu trên thiết bị tính cước của OCI tại Việt Nam trước khi kết nối cuộc gọi cho khách hàng gọi từ Mỹ, Canada và Úc về Việt Nam.
Giao dịch kiểm tra thông tin tài khoản này là giao dịch tính cước phí dịch vụ bình thường trong khâu thanh toán phí dịch vụ giữa OCI và One-Connection Internet Pte Ltd. Việc OCI đăng tải thông tin, giá cước cho tính năng dịch vụ phone-to-phone cung cấp cho khách hàng ở Mỹ, Úc và Canada gọi về Việt Nam do One-Connection Internet Pte Ltd thực hiện từ Singapore là hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Với các lý do trên, theo OCI, các yêu cầu và biện pháp xử lý của Sở Thông tin và Truyền thông đưa ra là không thỏa đáng. Kết luận cuối cùng còn tùy thuộc vào kết luận của Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng việc yêu cầu thu hồi ngay thẻ điện thoại Internet VietVoice và Ring-Voiz đã đưa ra thị trường là yêu cầu vượt quá mức độ cần thiết, vì tính năng gọi từ nước ngoài về Việt Nam chỉ là tính năng phụ thêm của hai loại thẻ đã có vị trí vững vàng trên thị trường Việt Nam, hơn nữa tính năng đó hoàn toàn không thể sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.