WTO và thử thách đối với dệt may, giày da Việt Nam
Dệt may, da giày là hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và cũng chịu tác động lớn từ những cam kết vào WTO
Cam kết WTO tác động như thế nào đối với ngành dệt may và giày da? Đó chính là chủ đề của cuộc hội thảo do Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên phối hợp với Viện Kinh tế Tp.HCM tổ chức ngày 15/3 tại Tp.HCM.
Dệt may và da giày là hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và cũng chịu tác động lớn từ những cam kết vào WTO.Tác động của những cam kết không chỉ từ những thay đổi về thuế nhập khẩu mà còn từ những ảnh hưởng chung của nền kinh tế.
Thuế nhập khẩu phải thực hiện việc cắt giảm ngay khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 5%, nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12%; quần áo, đồ may sẵn phải giảm từ 50% xuống 20%.
Các doanh nghiệp dệt may cho rằng áp lực quá lớn đối với họ vì sự cạnh tranh từ bên ngoài ngay khi Việt Nam thực hiện cam thay vì có lộ trình. Tham gia WTO, Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng nhưng hầu hết đều có lộ trình. Tuy nhiên, ngành dệt may không được hưởng ân hạn này. Có nghĩa họ không có thời gian để chuẩn bị mà phải cạnh tranh ngay.
Việc cắt giảm thuế ngay đối với ngành dệt may được cho là để đánh đổi việc bãi bỏ quota, tức là mở ra cơ hội thị trường lớn đặc biệt là Mỹ cho ngành dệt may, điều mà những ngành được ân hạn lộ trình khác không có.
Ngược lại, việc cắt giảm thuế của ngành giày da không làm các doanh nghiệp căng thẳng nhưng áp lực thì không kém.
Theo cam kết, hàng giày dép thuế suất chỉ còn 40% so với 50% theo thuế ưu đãi MFN. Ngành da giày đang phải đối đầu với tình trạng thiếu lao động không chỉ vì chính sách tiền lương hay điều kiện làm việc mà là thách thức từ WTO.
Theo các doanh nghiệp, việc làm nhiều hơn đang tạo cơ hội cho người lao động tránh xa ngành dệt may. Phó chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan Tp.HCM kiêm Phó chủ tịch Hội Da giày, khái quát 4 thách thức khi thực hiện các cam kết WTO thể hiện ở 4 cấp độ: toàn cầu, quốc gia, ngành và doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia EU, tác động lên hai ngành còn nằm ở các vụ kiện chống bán phá giá. Cơ chế giám sát mà Bộ Thương mại đang thực hiện được đánh giá là tốt nhưng tạo ra những lo lắng không chỉ cho doanh nghiệp mà cả chính cơ quan này.
Bởi lẽ cơ chế giám sát quá chặt chẽ sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp cũng là đánh mất cơ hội tăng trưởng kinh tế. Nếu quá lỏng lẻo sẽ tạo cơ hội tăng trưởng nóng cho ngành dệt may và kết quả là phản ứng mạnh của phía Mỹ.
Thị trường EU cũng không loại trừ các vụ kiện chống bán phá. Tuy nhiên, qui chế kinh tế thị trường, một trong những yếu tố quyết định của vụ kiện chống bán phá giá mà EU sẽ trao cho Việt Nam sắp tới, hứa hẹn sẽ gỡ bỏ hoặc giảm cơ chế giám sát hàng nhập khẩu bằng thuế chống bán phá giá từ Việt Nam.
Dệt may và da giày là hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và cũng chịu tác động lớn từ những cam kết vào WTO.Tác động của những cam kết không chỉ từ những thay đổi về thuế nhập khẩu mà còn từ những ảnh hưởng chung của nền kinh tế.
Thuế nhập khẩu phải thực hiện việc cắt giảm ngay khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 5%, nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12%; quần áo, đồ may sẵn phải giảm từ 50% xuống 20%.
Các doanh nghiệp dệt may cho rằng áp lực quá lớn đối với họ vì sự cạnh tranh từ bên ngoài ngay khi Việt Nam thực hiện cam thay vì có lộ trình. Tham gia WTO, Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng nhưng hầu hết đều có lộ trình. Tuy nhiên, ngành dệt may không được hưởng ân hạn này. Có nghĩa họ không có thời gian để chuẩn bị mà phải cạnh tranh ngay.
Việc cắt giảm thuế ngay đối với ngành dệt may được cho là để đánh đổi việc bãi bỏ quota, tức là mở ra cơ hội thị trường lớn đặc biệt là Mỹ cho ngành dệt may, điều mà những ngành được ân hạn lộ trình khác không có.
Ngược lại, việc cắt giảm thuế của ngành giày da không làm các doanh nghiệp căng thẳng nhưng áp lực thì không kém.
Theo cam kết, hàng giày dép thuế suất chỉ còn 40% so với 50% theo thuế ưu đãi MFN. Ngành da giày đang phải đối đầu với tình trạng thiếu lao động không chỉ vì chính sách tiền lương hay điều kiện làm việc mà là thách thức từ WTO.
Theo các doanh nghiệp, việc làm nhiều hơn đang tạo cơ hội cho người lao động tránh xa ngành dệt may. Phó chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan Tp.HCM kiêm Phó chủ tịch Hội Da giày, khái quát 4 thách thức khi thực hiện các cam kết WTO thể hiện ở 4 cấp độ: toàn cầu, quốc gia, ngành và doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia EU, tác động lên hai ngành còn nằm ở các vụ kiện chống bán phá giá. Cơ chế giám sát mà Bộ Thương mại đang thực hiện được đánh giá là tốt nhưng tạo ra những lo lắng không chỉ cho doanh nghiệp mà cả chính cơ quan này.
Bởi lẽ cơ chế giám sát quá chặt chẽ sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp cũng là đánh mất cơ hội tăng trưởng kinh tế. Nếu quá lỏng lẻo sẽ tạo cơ hội tăng trưởng nóng cho ngành dệt may và kết quả là phản ứng mạnh của phía Mỹ.
Thị trường EU cũng không loại trừ các vụ kiện chống bán phá. Tuy nhiên, qui chế kinh tế thị trường, một trong những yếu tố quyết định của vụ kiện chống bán phá giá mà EU sẽ trao cho Việt Nam sắp tới, hứa hẹn sẽ gỡ bỏ hoặc giảm cơ chế giám sát hàng nhập khẩu bằng thuế chống bán phá giá từ Việt Nam.