Xuất khẩu chè giảm có nguyên nhân từ “chè bẩn”
Ngành chè đã chính thức phát động chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất có trách nhiệm”
2012 được xem là năm khởi đầu cho chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất có trách nhiệm”, vừa được ngành chè phát động.
Năm 2011, người tiêu dùng trong nước và một bộ phận khách hàng đã bị “ám ảnh” bởi sản phẩm “chè bẩn” của Việt Nam. Tuy rằng việc làm này chỉ diễn ra ở một bộ phận rất nhỏ các hộ dân tự sản xuất và toàn bộ sản phẩm này đều được xuất sang Trung Quốc. Nhưng trong quãng thời gian đó, các doanh nghiệp có uy tín khá khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm cũng như thương hiệu của mình.
Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến năm qua, xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ đạt 131 nghìn tấn, với kim ngạch là 198 triệu USD. Mặc dù, giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2011 đạt khoảng 1.520 USD/tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2010, nhưng xuất khẩu chè lại giảm 4,3% về lượng và 0,8% về giá trị. Xuất khẩu chè sang các thị trường đều giảm so với năm trước, ngoại trừ Indonesia (tăng gấp đôi), Đức và Saudi Arabia tăng nhẹ.
Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 4/1, ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) cho biết, trong năm tới, ngành chè sẽ không lấy số lượng xuất khẩu là mục tiêu mà sẽ quan tâm nhiều hơn đến giá trị thực sự mà người dân trồng chè và doanh nghiệp có thể thu được thông qua hoạt động xuất khẩu.
Ông Tuân còn cho rằng trong hành trình hướng đến một nền sản xuất chè có trách nhiệm, ý thức của người nông dân, người sản xuất cần phải được thay đổi đầu tiên. Do vậy, năm 2012 ngành chè sẽ đẩy mạnh thực hiện chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất có trách nhiệm”.
Đồng hành cùng ngành chè trong chương trình này là tổ chức Solidaridad và Công ty Unilever Việt Nam – hai đơn vị đi tiên phong trong việc hỗ trợ các chương trình phát triển nông nghiệp bền vững cho các sản phẩm an toàn. Khi người nông dân tuân thủ đúng theo các quy trình được hướng dẫn, sản phẩm sẽ được cấp các chứng chỉ như UTZ và Rainforest Alliance.
“Đây là các chứng chỉ quốc tế được chứng nhận toàn cầu về an toàn thực phẩm, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng cũng có thể truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm… Chúng sẽ là “visa” tốt cho sản phẩm trà Việt Nam bước vào thị trường chè quốc tế, cao cấp”, ông Tuân nhìn nhận.
Về phía người sản xuất, bà Nguyễn Thị Nhài, Phó chủ nhiệm hợp tác xã Tân Hương (Thái Nguyên) đơn vị đang tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn UTZ cho biết: việc áp dụng theo quy trình sản xuất có trách nhiệm đã giúp cho người dân tiết kiệm đáng kể lượng phân bón do sử dụng hợp lý và quản lý tốt hơn, nhưng năng suất và chất lượng sản phẩm lại cao hơn. Không chỉ có vậy, sản phẩm chè nguyên liệu được sản xuất theo quy trình sạch luôn được thu mua cao hơn từ 5- 10% so với sản phẩm cùng loại.
Năm 2011, người tiêu dùng trong nước và một bộ phận khách hàng đã bị “ám ảnh” bởi sản phẩm “chè bẩn” của Việt Nam. Tuy rằng việc làm này chỉ diễn ra ở một bộ phận rất nhỏ các hộ dân tự sản xuất và toàn bộ sản phẩm này đều được xuất sang Trung Quốc. Nhưng trong quãng thời gian đó, các doanh nghiệp có uy tín khá khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm cũng như thương hiệu của mình.
Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến năm qua, xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ đạt 131 nghìn tấn, với kim ngạch là 198 triệu USD. Mặc dù, giá chè xuất khẩu bình quân trong năm 2011 đạt khoảng 1.520 USD/tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ 2010, nhưng xuất khẩu chè lại giảm 4,3% về lượng và 0,8% về giá trị. Xuất khẩu chè sang các thị trường đều giảm so với năm trước, ngoại trừ Indonesia (tăng gấp đôi), Đức và Saudi Arabia tăng nhẹ.
Tại buổi gặp gỡ báo chí ngày 4/1, ông Đoàn Anh Tuân, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) cho biết, trong năm tới, ngành chè sẽ không lấy số lượng xuất khẩu là mục tiêu mà sẽ quan tâm nhiều hơn đến giá trị thực sự mà người dân trồng chè và doanh nghiệp có thể thu được thông qua hoạt động xuất khẩu.
Ông Tuân còn cho rằng trong hành trình hướng đến một nền sản xuất chè có trách nhiệm, ý thức của người nông dân, người sản xuất cần phải được thay đổi đầu tiên. Do vậy, năm 2012 ngành chè sẽ đẩy mạnh thực hiện chương trình “Vì sản phẩm trà an toàn, sản xuất có trách nhiệm”.
Đồng hành cùng ngành chè trong chương trình này là tổ chức Solidaridad và Công ty Unilever Việt Nam – hai đơn vị đi tiên phong trong việc hỗ trợ các chương trình phát triển nông nghiệp bền vững cho các sản phẩm an toàn. Khi người nông dân tuân thủ đúng theo các quy trình được hướng dẫn, sản phẩm sẽ được cấp các chứng chỉ như UTZ và Rainforest Alliance.
“Đây là các chứng chỉ quốc tế được chứng nhận toàn cầu về an toàn thực phẩm, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng cũng có thể truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm… Chúng sẽ là “visa” tốt cho sản phẩm trà Việt Nam bước vào thị trường chè quốc tế, cao cấp”, ông Tuân nhìn nhận.
Về phía người sản xuất, bà Nguyễn Thị Nhài, Phó chủ nhiệm hợp tác xã Tân Hương (Thái Nguyên) đơn vị đang tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn UTZ cho biết: việc áp dụng theo quy trình sản xuất có trách nhiệm đã giúp cho người dân tiết kiệm đáng kể lượng phân bón do sử dụng hợp lý và quản lý tốt hơn, nhưng năng suất và chất lượng sản phẩm lại cao hơn. Không chỉ có vậy, sản phẩm chè nguyên liệu được sản xuất theo quy trình sạch luôn được thu mua cao hơn từ 5- 10% so với sản phẩm cùng loại.