2016 phải dứt điểm tranh chấp đất đai
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tổng kết kỳ họp thứ 10 của Quốc hội
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, chiều 27/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đang đứng trước những thách thức mới.
Theo Chủ tịch, tại kỳ họp này, Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết.
Đó là chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế của nền kinh tế còn thấp. Sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản tiếp tục gặp khó khăn; cơ cấu ngân sách chưa hợp lý, bội chi cao, nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn.
Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng chưa cao, tái cơ cấu trong một số ngành, lĩnh vực chậm. Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu. Kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa nghiêm, tình hình tội phạm, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước những thách thức mới.
2016 phải dứt điểm tranh chấp đất đai
Cũng trong phiên họp bế mạc, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.
Với nghị quyết này, Quốc hội yêu cầu Chính phủ đề ra giải pháp, xây dựng lộ trình đến hết năm 2016 có phương án, kế hoạch giải quyết dứt điểm cơ bản tình hình tranh chấp đất đai. Xử lý các vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán đất trái pháp luật, không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Tập trung chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất, rừng do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý. Thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cũng trong năm 2016, yêu cầu từ nghị quyết là xây dựng và hoàn thiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Tiếp tục rà soát, thu hồi diện tích đất sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích giao lại địa phương để giao cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất ở địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Xây dựng, hoàn chỉnh chính sách bảo đảm thực hiện tốt việc giao đất, thu đúng, thu đủ tiền thuê đất, sử dụng đất.
Quốc hội cũng đồng ý cân đối, bố trí ngân sách Nhà nước đủ cho các địa phương để thực hiện toàn bộ việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới trong hai năm 2015 - 2016.
Góp nhiều tâm huyết
Nhìn lại hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp này, Chủ tịch nói, Quốc hội đã thông qua các đạo luật có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà như Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)…
Về tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát, Chủ tịch đánh giá phiên chất vấn diễn ra trong không khí đối thoại dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cử tri và nhân dân cả nước.
Nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội được cử tri và dư luận đặc biệt quan tâm đã được đưa ra phân tích, xem xét dưới nhiều góc độ.
Quốc hội đã ra nghị quyết, yêu cầu Thủ tướng, các vị bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục thực hiện có kết quả những cam kết về trách nhiệm đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước, làm cơ sở để Quốc hội khóa 14 tiếp tục giám sát việc thực hiện, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Chủ tịch cho biết, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ 12 của Đảng với những định hướng lớn về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm 2016-2020.
“Với tinh thần trách nhiệm cao, trí tuệ và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình, các vị đại biểu Quốc hội đã góp nhiều ý kiến tâm huyết với Đảng, nhất là những vấn đề về chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới có tầm chiến lược, có tính đột phá để góp phần hoàn thiện các dự thảo văn kiện quan trọng này”, Chủ tịch nói.
Theo Chủ tịch, tại kỳ họp này, Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết.
Đó là chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, khả năng hội nhập quốc tế của nền kinh tế còn thấp. Sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản tiếp tục gặp khó khăn; cơ cấu ngân sách chưa hợp lý, bội chi cao, nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn.
Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng chưa cao, tái cơ cấu trong một số ngành, lĩnh vực chậm. Cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu. Kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa nghiêm, tình hình tội phạm, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước những thách thức mới.
2016 phải dứt điểm tranh chấp đất đai
Cũng trong phiên họp bế mạc, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.
Với nghị quyết này, Quốc hội yêu cầu Chính phủ đề ra giải pháp, xây dựng lộ trình đến hết năm 2016 có phương án, kế hoạch giải quyết dứt điểm cơ bản tình hình tranh chấp đất đai. Xử lý các vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán đất trái pháp luật, không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Tập trung chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất, rừng do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý. Thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cũng trong năm 2016, yêu cầu từ nghị quyết là xây dựng và hoàn thiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
Tiếp tục rà soát, thu hồi diện tích đất sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích giao lại địa phương để giao cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất ở địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Xây dựng, hoàn chỉnh chính sách bảo đảm thực hiện tốt việc giao đất, thu đúng, thu đủ tiền thuê đất, sử dụng đất.
Quốc hội cũng đồng ý cân đối, bố trí ngân sách Nhà nước đủ cho các địa phương để thực hiện toàn bộ việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới trong hai năm 2015 - 2016.
Góp nhiều tâm huyết
Nhìn lại hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp này, Chủ tịch nói, Quốc hội đã thông qua các đạo luật có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà như Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)…
Về tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát, Chủ tịch đánh giá phiên chất vấn diễn ra trong không khí đối thoại dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và xây dựng nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cử tri và nhân dân cả nước.
Nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội được cử tri và dư luận đặc biệt quan tâm đã được đưa ra phân tích, xem xét dưới nhiều góc độ.
Quốc hội đã ra nghị quyết, yêu cầu Thủ tướng, các vị bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục thực hiện có kết quả những cam kết về trách nhiệm đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước, làm cơ sở để Quốc hội khóa 14 tiếp tục giám sát việc thực hiện, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Chủ tịch cho biết, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ 12 của Đảng với những định hướng lớn về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm 2016-2020.
“Với tinh thần trách nhiệm cao, trí tuệ và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình, các vị đại biểu Quốc hội đã góp nhiều ý kiến tâm huyết với Đảng, nhất là những vấn đề về chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới có tầm chiến lược, có tính đột phá để góp phần hoàn thiện các dự thảo văn kiện quan trọng này”, Chủ tịch nói.