5 nhóm cổ phiếu khiến nhà đầu tư “bội thu” năm 2016
Chứng khoán Việt đã khép lại một năm thành công xét về điểm số, trong đó nhiều nhóm cổ phiếu mang lại “vụ mùa bội thu”
Nhìn lại năm vừa qua, mặc dù thị trường gặp không ít thách thức từ việc khối ngoại bán ròng, sự kiện nước Anh rời EU (Brexit) hay Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gần như thất bại nhưng vẫn xuất hiện nhiều nhóm ngành cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng và đem lại lợi nhuận mơ ước cho nhà đầu tư.
Cổ phiếu điện
Năm qua, nhóm cổ phiếu điện năng có tốc độ tăng trưởng mạnh. Đạt kỷ lục tăng trưởng trên sàn năm 2016 là cổ phiếu SIC của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển sông Đà với mức tăng trưởng 587,5% từ 4.800 đồng lên 33.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu TV2 của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 2 là á quân tăng trưởng trên sàn với mức tăng 307% từ 48.800 đồng lên mức 199.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu DZM của Công ty Cổ phần Chế tạo máy Dzĩ An tăng 197,4% từ mức 3.800 đồng lên mức 11.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu xây dựng
Phong độ ấn tượng nhất thuộc về nhóm cổ phiếu xây dựng, thép khi thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng nóng.
Công ty Cổ phần Xây dựng Faros (ROS) dù chỉ mới lên sàn vào 1/9 nhưng đã mau chóng trở thành cái tên “nóng” nhất trong năm 2016. Tại mức giá ngày 30/12 là 114.700 đồng, ROS đã tăng hơn 900% (10 lần) so với giá tham chiếu ngày đầu lên sàn là 10.500 đồng và trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất của chứng khoán Việt trong năm qua.
Cổ phiếu HBC của Công ty Địa ốc Hòa Bình cũng có một năm khá thành công khi tăng từ 15.200 đồng (tính theo giá điều chỉnh) lên 30.400 đồng, tương ứng mức tăng 90%. Đây là thành quả bứt phá của công ty với lợi nhuận tới 319 tỷ đồng, doanh thu 7.000 tỷ đồng sau 9 tháng, vượt 25% kế hoạch cả năm.
Một doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng là Coteccons (CTD) cũng có mức tăng trưởng mạnh trong năm qua. Kết thúc năm 2016, thị giá CTD lên tới 182.500 đồng, tương ứng mức tăng 65% so với đầu năm. Đây là mức tăng đáng chí ý bởi năm qua CTD đã thực hiện chia thưởng bằng cổ phiếu tỷ lệ 3:1 do đó, giá được điều chỉnh mạnh nhất.
Cho đến nay CTD vẫn là “vua thị giá” trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Trong khi đó, cổ phiếu V21 của Vinaconex 21 cũng tăng trưởng 191% trong năm 2016, từ mức 3.300 đồng lên 9.600 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu thép bứt phá
Việc áp thuế tự vệ là động lực cho các cổ phiếu thép năm nay tăng trưởng mạnh mẽ. Nhà đầu tư có trong tay cổ phiếu thép thì có thể đã có cơ hội gia tài sản, trong đó cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim đạt mức tăng 210% lên 35.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen tăng từ mức 19.700 đồng trong giai đoạn đầu năm lên 50.900 đồng trong năm qua, tương ứng 150%. HSG tăng mạnh do lọt vào danh mục của V.N.M ETF và những triển vọng về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong khi đó, cổ phiếu Tập đoàn Hoà Phát (HPG) cũng có một năm bứt phá khi lợi nhuận tập đoàn dự báo vượt 5.000 tỷ đồng. HPG tăng gấp đôi thị giá trong năm qua lên mức 43.200 đồng/cổ phiếu.
Bên cạnh việc hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường bất động sản thì yếu tố giá thép thế giới tăng trở lại và việc Bộ Công Thương áp thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu đã hỗ trợ tích cực cho các cổ phiếu. Cổ phiếu TLH của Thép Tiến Lên đã tăng trưởng 223% trong năm qua.
“Sóng” cổ phiếu bia
Thị trường chứng khoán cuối năm 2016 được nhiều nhà đầu tư ví như một bữa tiệc, trong đó Habeco, Sabeco đã khiến giới đầu tư “say”. Ngay khi lên sàn, hai cổ phiếu SAB và BHN tăng “phi mã”.
Lên sàn UPCoM từ cuối tháng 10 với giá khởi điểm chỉ là 39.000 đồng, cổ phiếu BHN có thời điểm đã tăng hơn 5 lần lên mức 225.800 đồng. Tuy nhiên, chốt năm BHN dừng ở mức giá 125.500 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá này, vốn hóa Habeco lên tới 29.090 tỷ đồng. BHN cũng vừa thông báo chuyển sàn từ UPCoM sang HOSE.
Còn với SAB, thị giá cổ phiếu lên tới 197.300 đồng, tăng 87.700 đồng so với mức giá 110.000 đồng ngày chào sàn 12/12. Tại mức giá hiện nay, vốn hóa Sabeco lên tới 126.781 tỷ đồng và là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ ba trên sàn chứng khoán. Dưới hiệu ứng “sóng” cổ phiếu bia, nhiều loại cổ phiếu bia khác cũng tăng giá mạnh mẽ trong năm qua.
Cổ phiếu hàng hoá
Trong năm 2016, giá hàng hóa nguyên liệu trên thế giới như dầu khí, cao su, mía đường, thép… đồng loạt phục hồi và điều này kéo theo sự phục hồi của nhóm cổ phiếu dầu khí, cổ phiếu cao su, mía đường.
Điển hình trong nhóm này là cổ phiếu GAS tăng trưởng 87%, PHR (cao su Phước Hoà) tăng trưởng 69%, KTS của Đường Kon Tum tăng 234%...
Cổ phiếu điện
Năm qua, nhóm cổ phiếu điện năng có tốc độ tăng trưởng mạnh. Đạt kỷ lục tăng trưởng trên sàn năm 2016 là cổ phiếu SIC của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển sông Đà với mức tăng trưởng 587,5% từ 4.800 đồng lên 33.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu TV2 của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 2 là á quân tăng trưởng trên sàn với mức tăng 307% từ 48.800 đồng lên mức 199.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu DZM của Công ty Cổ phần Chế tạo máy Dzĩ An tăng 197,4% từ mức 3.800 đồng lên mức 11.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu xây dựng
Phong độ ấn tượng nhất thuộc về nhóm cổ phiếu xây dựng, thép khi thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng nóng.
Công ty Cổ phần Xây dựng Faros (ROS) dù chỉ mới lên sàn vào 1/9 nhưng đã mau chóng trở thành cái tên “nóng” nhất trong năm 2016. Tại mức giá ngày 30/12 là 114.700 đồng, ROS đã tăng hơn 900% (10 lần) so với giá tham chiếu ngày đầu lên sàn là 10.500 đồng và trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất của chứng khoán Việt trong năm qua.
Cổ phiếu HBC của Công ty Địa ốc Hòa Bình cũng có một năm khá thành công khi tăng từ 15.200 đồng (tính theo giá điều chỉnh) lên 30.400 đồng, tương ứng mức tăng 90%. Đây là thành quả bứt phá của công ty với lợi nhuận tới 319 tỷ đồng, doanh thu 7.000 tỷ đồng sau 9 tháng, vượt 25% kế hoạch cả năm.
Một doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng là Coteccons (CTD) cũng có mức tăng trưởng mạnh trong năm qua. Kết thúc năm 2016, thị giá CTD lên tới 182.500 đồng, tương ứng mức tăng 65% so với đầu năm. Đây là mức tăng đáng chí ý bởi năm qua CTD đã thực hiện chia thưởng bằng cổ phiếu tỷ lệ 3:1 do đó, giá được điều chỉnh mạnh nhất.
Cho đến nay CTD vẫn là “vua thị giá” trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Trong khi đó, cổ phiếu V21 của Vinaconex 21 cũng tăng trưởng 191% trong năm 2016, từ mức 3.300 đồng lên 9.600 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu thép bứt phá
Việc áp thuế tự vệ là động lực cho các cổ phiếu thép năm nay tăng trưởng mạnh mẽ. Nhà đầu tư có trong tay cổ phiếu thép thì có thể đã có cơ hội gia tài sản, trong đó cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim đạt mức tăng 210% lên 35.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen tăng từ mức 19.700 đồng trong giai đoạn đầu năm lên 50.900 đồng trong năm qua, tương ứng 150%. HSG tăng mạnh do lọt vào danh mục của V.N.M ETF và những triển vọng về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong khi đó, cổ phiếu Tập đoàn Hoà Phát (HPG) cũng có một năm bứt phá khi lợi nhuận tập đoàn dự báo vượt 5.000 tỷ đồng. HPG tăng gấp đôi thị giá trong năm qua lên mức 43.200 đồng/cổ phiếu.
Bên cạnh việc hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường bất động sản thì yếu tố giá thép thế giới tăng trở lại và việc Bộ Công Thương áp thuế tự vệ đối với thép nhập khẩu đã hỗ trợ tích cực cho các cổ phiếu. Cổ phiếu TLH của Thép Tiến Lên đã tăng trưởng 223% trong năm qua.
“Sóng” cổ phiếu bia
Thị trường chứng khoán cuối năm 2016 được nhiều nhà đầu tư ví như một bữa tiệc, trong đó Habeco, Sabeco đã khiến giới đầu tư “say”. Ngay khi lên sàn, hai cổ phiếu SAB và BHN tăng “phi mã”.
Lên sàn UPCoM từ cuối tháng 10 với giá khởi điểm chỉ là 39.000 đồng, cổ phiếu BHN có thời điểm đã tăng hơn 5 lần lên mức 225.800 đồng. Tuy nhiên, chốt năm BHN dừng ở mức giá 125.500 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá này, vốn hóa Habeco lên tới 29.090 tỷ đồng. BHN cũng vừa thông báo chuyển sàn từ UPCoM sang HOSE.
Còn với SAB, thị giá cổ phiếu lên tới 197.300 đồng, tăng 87.700 đồng so với mức giá 110.000 đồng ngày chào sàn 12/12. Tại mức giá hiện nay, vốn hóa Sabeco lên tới 126.781 tỷ đồng và là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ ba trên sàn chứng khoán. Dưới hiệu ứng “sóng” cổ phiếu bia, nhiều loại cổ phiếu bia khác cũng tăng giá mạnh mẽ trong năm qua.
Cổ phiếu hàng hoá
Trong năm 2016, giá hàng hóa nguyên liệu trên thế giới như dầu khí, cao su, mía đường, thép… đồng loạt phục hồi và điều này kéo theo sự phục hồi của nhóm cổ phiếu dầu khí, cổ phiếu cao su, mía đường.
Điển hình trong nhóm này là cổ phiếu GAS tăng trưởng 87%, PHR (cao su Phước Hoà) tăng trưởng 69%, KTS của Đường Kon Tum tăng 234%...