9 quy định mới về an toàn ngân hàng tại Việt Nam
Quy định mới tập trung xử lý việc “khai man” vốn, chống sở hữu chéo..., có hiệu lực từ 1/2/2015
Sau nhiều năm xây dựng và nhiều lần trì hoãn, ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư mới này thay thế một loạt các văn bản từng gây chú ý trên thị trường trước đây như Quyết định 03 về giới hạn cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, Thông tư 13 về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng…
Theo cơ quan ban hành, những quy định mới vừa ban hành là một bước tiến lớn để nâng cao các tiêu chuẩn an toàn, tăng cường hơn nữa sự minh bạch trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; qua đó góp phần hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống.
So với các quy định hiện hành, Thông tư 36 có 9 điểm mới cơ bản.
Thứ nhất, bổ sung khái niệm người có liên quan của cá nhân, tổ chức làm căn cứ duy trì, tính toán các giới hạn cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thứ hai, bổ sung các yêu cầu về công khai, báo cáo việc cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần đặc biệt đối với người có liên quan của những đối tượng không được cấp tín dụng, đối tượng hạn chế cấp tín dụng; cập nhật, bổ sung danh sách cổ đông, thành viên quản lý, điều hành, kiểm soát để tăng cường năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và phục vụ công tác giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động của các thành viên, kiểm soát dòng tiền, hạn chế việc tập trung vốn, sở hữu chéo, thao túng hoặc chi phối thông qua những người có liên quan.
Thứ ba, bổ sung quy định việc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp và việc xử lý đối với các trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định, làm cơ sở đánh giá năng lực tài chính, vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, xác định đúng các tỷ lệ bảo đảm an toàn , phục vụ quá trình quản lý, giám sát, tái cơ cấu.
Điểm này nhằm khắc phục tình trạng “khai man” tại một số ngân hàng thương mại thời gian qua, khi mà lỗ đã ăn sâu vào vốn điều lệ thực nhưng vẫn công bố và nêu con số trong điều lệ.
Đồng thời, thông tư mới bổ sung quy định về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Các cấu phần vốn, phương pháp và cách tính, duy trì tỷ lệ này được quy định cụ thể, chi tiết, thành phụ lục để dễ thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh tra. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các cấu phần vốn có tính tới đặc thù của chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng nước ngoài.
Đặc biệt, hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoản được điều chỉnh từ 250% theo quy định tại Thông tư 13 xuống còn 150% (là mức thấp nhất theo thông lệ). Theo Ngân hàng Nhà nước, điều chỉnh này nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản, chứng khoán phát triển.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản, hoàn thiện quy định tỷ lệ khả năng chi trả đối với những tài sản có tính thanh khoản cao. Tỷ lệ quy định cụ thể đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng.
Thứ năm, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn được quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, lành mạnh gắn với an toàn thanh khoản.
Bổ sung quy định tỷ lệ về việc đầu tư, mua trái phiếu chính phủ của từng loại hình tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư giấy tờ có tính thanh khoản cao, bảo đảm an toàn thanh khoản, chi trả của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đồng thời thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thứ sáu, bổ sung một số quy định về điều kiện, giới hạn góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát của ngân hàng thương mại, công ty tài chính; việc ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác nhằm phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng.
Thứ bảy, bổ sung các quy định về việc cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu so với vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và góp phần cho thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, lành mạnh.
Thứ tám, bổ sung quy định về tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi để hỗ trợ bảo đảm an toàn thanh khoản, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng.
Tương tự như tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, tỷ lệ này được quy định phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng, tạo điều cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm an toàn trong hoạt động.
Thứ chín, các quy định chuyển tiếp trên nguyên tắc không hồi tố, không tác động đến những hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện trước ngày thông tư, đồng thời quy định thời gian tối đa để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh và thực hiện đầy đủ các quy định tại thông tư.
Những quy định mới trên sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2015.
“Thông tư số 36/2014/TT-NHNN tạo nên những chuẩn mực về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng mới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới để từng bước đưa hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Ngân hàng Nhà nước đánh giá.
Thông tư mới này thay thế một loạt các văn bản từng gây chú ý trên thị trường trước đây như Quyết định 03 về giới hạn cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, Thông tư 13 về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng…
Theo cơ quan ban hành, những quy định mới vừa ban hành là một bước tiến lớn để nâng cao các tiêu chuẩn an toàn, tăng cường hơn nữa sự minh bạch trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; qua đó góp phần hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống.
So với các quy định hiện hành, Thông tư 36 có 9 điểm mới cơ bản.
Thứ nhất, bổ sung khái niệm người có liên quan của cá nhân, tổ chức làm căn cứ duy trì, tính toán các giới hạn cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thứ hai, bổ sung các yêu cầu về công khai, báo cáo việc cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần đặc biệt đối với người có liên quan của những đối tượng không được cấp tín dụng, đối tượng hạn chế cấp tín dụng; cập nhật, bổ sung danh sách cổ đông, thành viên quản lý, điều hành, kiểm soát để tăng cường năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và phục vụ công tác giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động của các thành viên, kiểm soát dòng tiền, hạn chế việc tập trung vốn, sở hữu chéo, thao túng hoặc chi phối thông qua những người có liên quan.
Thứ ba, bổ sung quy định việc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp và việc xử lý đối với các trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định, làm cơ sở đánh giá năng lực tài chính, vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, xác định đúng các tỷ lệ bảo đảm an toàn , phục vụ quá trình quản lý, giám sát, tái cơ cấu.
Điểm này nhằm khắc phục tình trạng “khai man” tại một số ngân hàng thương mại thời gian qua, khi mà lỗ đã ăn sâu vào vốn điều lệ thực nhưng vẫn công bố và nêu con số trong điều lệ.
Đồng thời, thông tư mới bổ sung quy định về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Các cấu phần vốn, phương pháp và cách tính, duy trì tỷ lệ này được quy định cụ thể, chi tiết, thành phụ lục để dễ thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh tra. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các cấu phần vốn có tính tới đặc thù của chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng nước ngoài.
Đặc biệt, hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoản được điều chỉnh từ 250% theo quy định tại Thông tư 13 xuống còn 150% (là mức thấp nhất theo thông lệ). Theo Ngân hàng Nhà nước, điều chỉnh này nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản, chứng khoán phát triển.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản, hoàn thiện quy định tỷ lệ khả năng chi trả đối với những tài sản có tính thanh khoản cao. Tỷ lệ quy định cụ thể đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng.
Thứ năm, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn được quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, lành mạnh gắn với an toàn thanh khoản.
Bổ sung quy định tỷ lệ về việc đầu tư, mua trái phiếu chính phủ của từng loại hình tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư giấy tờ có tính thanh khoản cao, bảo đảm an toàn thanh khoản, chi trả của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đồng thời thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thứ sáu, bổ sung một số quy định về điều kiện, giới hạn góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát của ngân hàng thương mại, công ty tài chính; việc ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác nhằm phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng.
Thứ bảy, bổ sung các quy định về việc cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu so với vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và góp phần cho thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, lành mạnh.
Thứ tám, bổ sung quy định về tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi để hỗ trợ bảo đảm an toàn thanh khoản, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng.
Tương tự như tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, tỷ lệ này được quy định phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng, tạo điều cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm an toàn trong hoạt động.
Thứ chín, các quy định chuyển tiếp trên nguyên tắc không hồi tố, không tác động đến những hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện trước ngày thông tư, đồng thời quy định thời gian tối đa để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh và thực hiện đầy đủ các quy định tại thông tư.
Những quy định mới trên sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2015.
“Thông tư số 36/2014/TT-NHNN tạo nên những chuẩn mực về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng mới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới để từng bước đưa hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Ngân hàng Nhà nước đánh giá.