An toàn tốt, cách gỡ rào cho thủy sản
Năm 2007 được coi là năm của quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh đối với các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản
Năm 2007 được coi là năm của quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh đối với các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản.
Trong năm qua, ngành thuỷ sản đã tham gia xây dựng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, cùng với áp dụng các biện pháp cấp bách kiểm soát hoá chất, kháng sinh cấm trong hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản, qui định chỉ tiêu kiểm tra và mức giới hạn tối đa cho phép đối với thuỷ sản xuất khẩu vào Liên bang Nga, cũng như các hoạt động kiểm tra hoá chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, chế biến, tỉ lệ băng trong sản phẩm.
Năm qua, việc kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại đã được thực hiện với tất cả thuỷ sản chủ lực, nuôi tập trung (tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cá basa, cá tra, cá rô phi, cua). Chỉ tiêu và tần suất lấy mẫu kiểm tra đối với từng đối tượng cụ thể được thực hiện theo đúng qui định của thị trường EU. Kết quả có 12 mẫu thuỷ sản nuôi, 2 mẫu thuỷ sản đại lý và 15 mẫu nước bị phát hiện vượt mức giới hạn cho phép đối với chỉ tiêu dư lượng hoá chất kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng, và tất cả đã bị xử lý đúng qui định.
Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ cũng được thực hiện tại 100% số vùng. Các trường hợp phát hiện mật độ tảo độc vượt quá giới hạn đều được áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo qui định. Các trường hợp phát hiện chất độc DSP dương tính đều bị đình chỉ thu hoạch, lấy mẫu kiểm tra tăng cường tảo độc và chất độc, cho đến khi kết quả kiểm tra chất độc, tảo độc đạt mức cho phép.
Tháng 9/2007, Đoàn thanh tra EU ghi nhận Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các qui định của EU. Các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng chấp nhận nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam.
Ngành thuỷ sản hướng dẫn Trung tâm vùng và Chi cục Quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản Kiên Giang điều tra, xác định nguyên nhân lây nhiễm vùng thu hoạch sò lông tại vùng Bà Lụa, nhằm giảm hàm lượng cadimi xuống dưới giới hạn 1.000 ppb cho phép. Việc triển khai hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại tàu cá, cảng cá, chợ cá, đại lý thu mua nguyên liệu, cơ sở chế biến qui mô thủ công được các cơ quan kiểm tra địa phương duy trì thực hiện, song chưa được nhiều.
Năm 2007, số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản qui mô công nghiệp được công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh là 510, chỉ tăng hơn năm 2006 có 15 doanh nghiệp. Nhưng đáng nói là số cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường có qui định danh sách doanh nghiệp xuất khẩu lại tăng đến 16%, đặc biệt đối với thị trường Canada, EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Dù sao vẫn còn 140 cơ sở qui mô công nghiệp (chiếm 27%) chưa đạt Tiêu chuẩn ngành.
Trong năm 2007, qua kiểm tra đã phát hiện xấp xỉ 1% lô nhiễm vi sinh vật gây bệnh và dư lượng hoá chất kháng sinh vượt ngưỡng cho phép, và đã hỗ trợ doanh nghiệp biện pháp xử lý thích hợp, tránh rủi ro, thiệt hại kinh tế. Việc giải quyết rào cản của các nước đã được thực hiện nghiêm túc.
Ngành đã làm việc với 3 đoàn thanh tra của Cục Chất lượng và thú y Liên bang Nga (VPSS), cũng như sang Nga đàm phán, ký kết biên bản và giải toả 1.400 tấn hàng bị Nga không cho nhập cảng. Đến nay, Nga đã công nhận 24 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Nga, thống nhất mẫu chứng thư do NAFIQAVED cấp, thành lập nhóm công tác liên hợp Việt-Nga.
Nhằm giữ vững thị trường Nhật Bản rất khắt khe về qui định, ngành thuỷ sản đã tổ chức 120 khoá đào tạo 3.500 lượt ngư dân, chủ đầm nuôi, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản để phổ biến qui định mới của Nhật. Nhờ đó, tỉ lệ các lô hàng bị cảnh báo kháng sinh cấm so với tổng số lô hàng xuất khẩu đã từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006, xuống còn 1,6% trong 6 tháng đầu năm 2007. Đến tháng 7/2007, tỉ lệ này chỉ còn 0,75%, và tháng 8/2007 là 0,5%.
Cũng trong năm 2007, Tổng vụ y tế và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng EU đã 2 lần sang thanh tra. Kết quả cả 2 lần phía EU đều hài lòng, nên 10 tháng đầu năm 2007, chúng ta đã xuất khẩu sang EU 230.900 tấn thuỷ sản, đạt giá trị 749,876 triệu USD, tăng 25,4% so với năm 2006.
Do làm tốt công tác kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản, nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã xuất khẩu cua sống vào Đài Loan bình thường, đáp ứng qui định của Cục y tế Đài Loan; 10 tháng đầu năm 2007 đã xuất khẩu vào Hàn Quốc 74.452 tấn, giá trị 213,405 triệu USD, tăng 26,7% so với năm 2006. Đối với thị trường Hoa Kỳ, Cục đang đàm phán với Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), theo đó các doanh nghiệp được NAFIQAVED kiểm soát sẽ được FDA áp dụng chế độ kiểm tra giảm cho các lô hàng nhập khẩu một cách công khai trên Internet.
Phối hợp với các địa phương, viện, trường, chuyên gia quốc tế, Cục đã tìm ra nguyên nhân “bệnh sữa” trên tôm hùm tại 5 tỉnh miền Trung, đề ra phương pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả. Hoạt động kiểm dịch tại trại giống trước khi xuất bán được triển khai đều khắp và đạt tỉ lệ 75%- 85%, đặc biệt tại Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, kiểm tra 16 tỉ tôm sú post, phát hiện 23 triệu post không đạt yêu cầu...
TS. Nguyễn Tử Cương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thuỷ sản, nhận xét: “Công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản đã duy trì ổn định, giải quyết kịp thời các rào cản của những thị trường xuất khẩu quan trọng như Nhật Bản, EU, Nga... Nhưng năng lực của các cơ quan địa phương còn hạn chế, chính quyền địa phương đầu tư chưa đúng mức, ngay cả ở các tỉnh trọng điểm”.
Cũng theo Cục trưởng, ngay từ bây giờ ngành cần được tăng cường nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, đồng thời cần có cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về chất lượng nông - lâm - thuỷ sản. Mặt khác, đề nghị Nhà nước sớm khắc phục tình trạng chồng chéo về phân công quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, để làm căn cứ xây dựng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm áp dụng thống nhất trong cả nước.
Trong năm qua, ngành thuỷ sản đã tham gia xây dựng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, cùng với áp dụng các biện pháp cấp bách kiểm soát hoá chất, kháng sinh cấm trong hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản, qui định chỉ tiêu kiểm tra và mức giới hạn tối đa cho phép đối với thuỷ sản xuất khẩu vào Liên bang Nga, cũng như các hoạt động kiểm tra hoá chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, chế biến, tỉ lệ băng trong sản phẩm.
Năm qua, việc kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại đã được thực hiện với tất cả thuỷ sản chủ lực, nuôi tập trung (tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cá basa, cá tra, cá rô phi, cua). Chỉ tiêu và tần suất lấy mẫu kiểm tra đối với từng đối tượng cụ thể được thực hiện theo đúng qui định của thị trường EU. Kết quả có 12 mẫu thuỷ sản nuôi, 2 mẫu thuỷ sản đại lý và 15 mẫu nước bị phát hiện vượt mức giới hạn cho phép đối với chỉ tiêu dư lượng hoá chất kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng, và tất cả đã bị xử lý đúng qui định.
Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ cũng được thực hiện tại 100% số vùng. Các trường hợp phát hiện mật độ tảo độc vượt quá giới hạn đều được áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo qui định. Các trường hợp phát hiện chất độc DSP dương tính đều bị đình chỉ thu hoạch, lấy mẫu kiểm tra tăng cường tảo độc và chất độc, cho đến khi kết quả kiểm tra chất độc, tảo độc đạt mức cho phép.
Tháng 9/2007, Đoàn thanh tra EU ghi nhận Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các qui định của EU. Các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng chấp nhận nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam.
Ngành thuỷ sản hướng dẫn Trung tâm vùng và Chi cục Quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản Kiên Giang điều tra, xác định nguyên nhân lây nhiễm vùng thu hoạch sò lông tại vùng Bà Lụa, nhằm giảm hàm lượng cadimi xuống dưới giới hạn 1.000 ppb cho phép. Việc triển khai hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại tàu cá, cảng cá, chợ cá, đại lý thu mua nguyên liệu, cơ sở chế biến qui mô thủ công được các cơ quan kiểm tra địa phương duy trì thực hiện, song chưa được nhiều.
Năm 2007, số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản qui mô công nghiệp được công nhận điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh là 510, chỉ tăng hơn năm 2006 có 15 doanh nghiệp. Nhưng đáng nói là số cơ sở đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường có qui định danh sách doanh nghiệp xuất khẩu lại tăng đến 16%, đặc biệt đối với thị trường Canada, EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Dù sao vẫn còn 140 cơ sở qui mô công nghiệp (chiếm 27%) chưa đạt Tiêu chuẩn ngành.
Trong năm 2007, qua kiểm tra đã phát hiện xấp xỉ 1% lô nhiễm vi sinh vật gây bệnh và dư lượng hoá chất kháng sinh vượt ngưỡng cho phép, và đã hỗ trợ doanh nghiệp biện pháp xử lý thích hợp, tránh rủi ro, thiệt hại kinh tế. Việc giải quyết rào cản của các nước đã được thực hiện nghiêm túc.
Ngành đã làm việc với 3 đoàn thanh tra của Cục Chất lượng và thú y Liên bang Nga (VPSS), cũng như sang Nga đàm phán, ký kết biên bản và giải toả 1.400 tấn hàng bị Nga không cho nhập cảng. Đến nay, Nga đã công nhận 24 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Nga, thống nhất mẫu chứng thư do NAFIQAVED cấp, thành lập nhóm công tác liên hợp Việt-Nga.
Nhằm giữ vững thị trường Nhật Bản rất khắt khe về qui định, ngành thuỷ sản đã tổ chức 120 khoá đào tạo 3.500 lượt ngư dân, chủ đầm nuôi, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản để phổ biến qui định mới của Nhật. Nhờ đó, tỉ lệ các lô hàng bị cảnh báo kháng sinh cấm so với tổng số lô hàng xuất khẩu đã từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006, xuống còn 1,6% trong 6 tháng đầu năm 2007. Đến tháng 7/2007, tỉ lệ này chỉ còn 0,75%, và tháng 8/2007 là 0,5%.
Cũng trong năm 2007, Tổng vụ y tế và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng EU đã 2 lần sang thanh tra. Kết quả cả 2 lần phía EU đều hài lòng, nên 10 tháng đầu năm 2007, chúng ta đã xuất khẩu sang EU 230.900 tấn thuỷ sản, đạt giá trị 749,876 triệu USD, tăng 25,4% so với năm 2006.
Do làm tốt công tác kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản, nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã xuất khẩu cua sống vào Đài Loan bình thường, đáp ứng qui định của Cục y tế Đài Loan; 10 tháng đầu năm 2007 đã xuất khẩu vào Hàn Quốc 74.452 tấn, giá trị 213,405 triệu USD, tăng 26,7% so với năm 2006. Đối với thị trường Hoa Kỳ, Cục đang đàm phán với Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), theo đó các doanh nghiệp được NAFIQAVED kiểm soát sẽ được FDA áp dụng chế độ kiểm tra giảm cho các lô hàng nhập khẩu một cách công khai trên Internet.
Phối hợp với các địa phương, viện, trường, chuyên gia quốc tế, Cục đã tìm ra nguyên nhân “bệnh sữa” trên tôm hùm tại 5 tỉnh miền Trung, đề ra phương pháp phòng và trị bệnh có hiệu quả. Hoạt động kiểm dịch tại trại giống trước khi xuất bán được triển khai đều khắp và đạt tỉ lệ 75%- 85%, đặc biệt tại Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà, kiểm tra 16 tỉ tôm sú post, phát hiện 23 triệu post không đạt yêu cầu...
TS. Nguyễn Tử Cương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thuỷ sản, nhận xét: “Công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản đã duy trì ổn định, giải quyết kịp thời các rào cản của những thị trường xuất khẩu quan trọng như Nhật Bản, EU, Nga... Nhưng năng lực của các cơ quan địa phương còn hạn chế, chính quyền địa phương đầu tư chưa đúng mức, ngay cả ở các tỉnh trọng điểm”.
Cũng theo Cục trưởng, ngay từ bây giờ ngành cần được tăng cường nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, đồng thời cần có cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về chất lượng nông - lâm - thuỷ sản. Mặt khác, đề nghị Nhà nước sớm khắc phục tình trạng chồng chéo về phân công quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, để làm căn cứ xây dựng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm áp dụng thống nhất trong cả nước.