Bắc Vân Phong với “giấc mơ” đặc khu
Sức hút của Bắc Vân Phong đến từ nguồn quỹ đất chưa sử dụng khá lớn, cho phép nhà đầu tư dễ dàng khai thác
“Khi trở thành “đặc khu”, Bắc Vân Phong sẽ trở thành hạt nhân tăng trưởng kinh tế, có tác động lan toả tới kinh tế - xã hội của cả khu vực miền Trung”, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà từng chia sẻ với báo giới về khát vọng muốn đưa Bắc Vân Phong trở nên “đặc biệt”.
Trong số 3 địa danh vừa được lựa chọn phát triển trở thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Phú Quốc và Vân Phong) thì Vân Phong là nơi được lựa chọn ưu tiên phát triển sớm nhất. Khu này được thành lập từ năm 2006 với mục tiêu sẽ trở thành cực tăng trưởng của cả khu vực miền Trung. Vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế đã ví von Bắc Vân Phong với hình ảnh Khu kinh tế miền Trung già cỗi với giấc mơ “đặc khu”.
Phát triển quanh trục cảng biển
Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), không giống như Vân Đồn có thể tận dụng được thị trường hàng hoá của 3,5 tỷ dân tính cả Việt Nam và Trung Quốc với hơn 2 giờ bay hay vị thế là trung tâm của ASEAN với hơn 600 triệu dân của Phú Quốc, động lực tăng trưởng của Vân Phong đến từ cảng nước sâu, kinh tế biển và đường hàng hải quốc tế.
Vì vậy, không khó hiểu khi trong hồ sơ dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Ban soạn thảo luật đã đề xuất cảng biển; dịch vụ hậu cần cảng biển, trung tâm thương mại - tài chính gắn với cảng biển là nhóm ngành nghề mà Bắc Vân Phong cần tập trung phát triển trong thời gian tới.
“Cùng với ưu thế tự nhiên như nằm trong vùng vịnh nước sâu Vân Phong (20-25m), kín gió, gần ngã ba của các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng trên biển Đông thì việc Chính phủ Thái Lan và một số quốc gia đang đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng kênh Kral để tạo một tuyến hàng hải quốc tế mới đi qua khu vực Vân Phong sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cảng trung chuyển quốc tế tại khu vực này”, ông Đông giải thích.
Nhưng điều quan trọng, theo ông Đông, sức hút của Bắc Vân Phong còn đến từ nguồn quỹ đất chưa sử dụng khá lớn. Điều này cho phép nhà đầu tư dễ dàng khai thác phục vụ mục đích phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển khu thương mại - tài chính - cảng biển tự do mà không gặp phải những vướng mắc, khó khăn liên quan tới giải phóng mặt bằng, đền bù...
“Hiện nay Bắc Vân Phong còn khá hoang sơ, có thể cho phép các nhà đầu tư chiến lược cỡ tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng”, ông Đông cho hay.
Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp cảng biển, ngành thương mại và tài chính liên quan tới cảng biển, đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, GS.TS.Nguyễn Đức Khương, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Quản lý và Quản trị kinh doanh Pháp cho rằng, để Bắc Vân Phong trở thành thành phố có nền kinh tế phát triển cao so với khu vực, thì tập trung vào một vài lĩnh vực trọng điểm với nguyên tắc chủ đạo tri thức là động lực chính. Việc Ấn Độ thông qua “Chính sách Đông Nam Á” phối hợp với Đại học Nha Trang đầu tư 5 triệu USD xây dựng công viên công nghệ sẽ tạo ra một môi trường phát triển công nghệ thông tin ứng dụng tại Khánh Hòa trong thời gian tới.
Cần có chính sách vượt trội
Việc phát triển đặc khu Bắc Vân Phong theo hướng chọn cảng làm hạt nhân tăng trưởng, được kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn trên thế giới; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; tạo ra nhiều việc làm cho xã hội; phát triển thương mại, xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao; tạo điều kiện phát triển một số lĩnh vực kinh tế hiện đại; tạo tác động lan tỏa cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng xung quanh trong lãnh thổ Việt Nam và cả khu vực.
Song theo ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để đạt được kỳ vọng lấy việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế làm hạt nhân, thì ngay từ đầu, cần phải định hướng xây dựng mô hình chính quyền cảng và có sự tham gia của các tập đoàn kinh doanh cảng biển lớn trên thế giới và các Hiệp hội vận tải biển quốc tế.
“Điều này có nghĩa là phải có những cơ chế, chính sách thu hút được sự tham gia của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hàng đầu tham gia”, ông Thắng nói.
Để đạt mục tiêu này, theo ông Thắng, việc xây dựng Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không chỉ đặt nhiệm vụ xây tổ cho phượng hoàng đến ở, mà còn phải “chỉ chỗ cho phượng hoàng đến xây tổ”.
“Cách đặt vấn đề này tự nó đã loại trừ cách thiết kế các điều khoản theo kiểu “nâng cấp” các ưu đãi hiện có của các khu kinh tế lên, mà thay vào đó là thay đổi cách tiếp cận thiết kế các điều khoản của luật, nhằm đạt tới trình độ chung của thông lệ quốc tế, không phải là ưu đãi hơn trước so với chính ta”, ông Thắng bày tỏ.
Theo đó, cần thay đổi tư duy việc lập ra các đặc khu này là để cạnh tranh với các đặc khu trên thế giới (trước hết là ở khu vực châu Á) trong việc thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới. Tư duy mới là tham gia vào chuỗi các đặc khu kinh tế của cả châu lục, tạo thành một cộng đồng các đặc khu của cả vùng, giống nhau ở mô hình thể chế thông thoáng, nhưng đa dạng, phong phú trong hoạt động kinh doanh.
Với cách đặt vấn đề như trên, theo ông Thắng, đương nhiên sẽ xảy ra những điểm “vượt bỏ” một số quy định pháp lý trong hệ thống luật pháp hiện hành. “Không vượt qua được những khung khổ pháp lý bất hợp lý hiện hành, làm gì có đột phá, làm gì có phát triển”, ông Thắng khẳng định.
Trong số 3 địa danh vừa được lựa chọn phát triển trở thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Phú Quốc và Vân Phong) thì Vân Phong là nơi được lựa chọn ưu tiên phát triển sớm nhất. Khu này được thành lập từ năm 2006 với mục tiêu sẽ trở thành cực tăng trưởng của cả khu vực miền Trung. Vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế đã ví von Bắc Vân Phong với hình ảnh Khu kinh tế miền Trung già cỗi với giấc mơ “đặc khu”.
Phát triển quanh trục cảng biển
Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), không giống như Vân Đồn có thể tận dụng được thị trường hàng hoá của 3,5 tỷ dân tính cả Việt Nam và Trung Quốc với hơn 2 giờ bay hay vị thế là trung tâm của ASEAN với hơn 600 triệu dân của Phú Quốc, động lực tăng trưởng của Vân Phong đến từ cảng nước sâu, kinh tế biển và đường hàng hải quốc tế.
Vì vậy, không khó hiểu khi trong hồ sơ dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Ban soạn thảo luật đã đề xuất cảng biển; dịch vụ hậu cần cảng biển, trung tâm thương mại - tài chính gắn với cảng biển là nhóm ngành nghề mà Bắc Vân Phong cần tập trung phát triển trong thời gian tới.
“Cùng với ưu thế tự nhiên như nằm trong vùng vịnh nước sâu Vân Phong (20-25m), kín gió, gần ngã ba của các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng trên biển Đông thì việc Chính phủ Thái Lan và một số quốc gia đang đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng kênh Kral để tạo một tuyến hàng hải quốc tế mới đi qua khu vực Vân Phong sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cảng trung chuyển quốc tế tại khu vực này”, ông Đông giải thích.
Nhưng điều quan trọng, theo ông Đông, sức hút của Bắc Vân Phong còn đến từ nguồn quỹ đất chưa sử dụng khá lớn. Điều này cho phép nhà đầu tư dễ dàng khai thác phục vụ mục đích phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển khu thương mại - tài chính - cảng biển tự do mà không gặp phải những vướng mắc, khó khăn liên quan tới giải phóng mặt bằng, đền bù...
“Hiện nay Bắc Vân Phong còn khá hoang sơ, có thể cho phép các nhà đầu tư chiến lược cỡ tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng”, ông Đông cho hay.
Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp cảng biển, ngành thương mại và tài chính liên quan tới cảng biển, đòi hỏi một nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, GS.TS.Nguyễn Đức Khương, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Quản lý và Quản trị kinh doanh Pháp cho rằng, để Bắc Vân Phong trở thành thành phố có nền kinh tế phát triển cao so với khu vực, thì tập trung vào một vài lĩnh vực trọng điểm với nguyên tắc chủ đạo tri thức là động lực chính. Việc Ấn Độ thông qua “Chính sách Đông Nam Á” phối hợp với Đại học Nha Trang đầu tư 5 triệu USD xây dựng công viên công nghệ sẽ tạo ra một môi trường phát triển công nghệ thông tin ứng dụng tại Khánh Hòa trong thời gian tới.
Cần có chính sách vượt trội
Việc phát triển đặc khu Bắc Vân Phong theo hướng chọn cảng làm hạt nhân tăng trưởng, được kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn trên thế giới; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; tạo ra nhiều việc làm cho xã hội; phát triển thương mại, xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao; tạo điều kiện phát triển một số lĩnh vực kinh tế hiện đại; tạo tác động lan tỏa cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng xung quanh trong lãnh thổ Việt Nam và cả khu vực.
Song theo ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để đạt được kỳ vọng lấy việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế làm hạt nhân, thì ngay từ đầu, cần phải định hướng xây dựng mô hình chính quyền cảng và có sự tham gia của các tập đoàn kinh doanh cảng biển lớn trên thế giới và các Hiệp hội vận tải biển quốc tế.
“Điều này có nghĩa là phải có những cơ chế, chính sách thu hút được sự tham gia của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hàng đầu tham gia”, ông Thắng nói.
Để đạt mục tiêu này, theo ông Thắng, việc xây dựng Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không chỉ đặt nhiệm vụ xây tổ cho phượng hoàng đến ở, mà còn phải “chỉ chỗ cho phượng hoàng đến xây tổ”.
“Cách đặt vấn đề này tự nó đã loại trừ cách thiết kế các điều khoản theo kiểu “nâng cấp” các ưu đãi hiện có của các khu kinh tế lên, mà thay vào đó là thay đổi cách tiếp cận thiết kế các điều khoản của luật, nhằm đạt tới trình độ chung của thông lệ quốc tế, không phải là ưu đãi hơn trước so với chính ta”, ông Thắng bày tỏ.
Theo đó, cần thay đổi tư duy việc lập ra các đặc khu này là để cạnh tranh với các đặc khu trên thế giới (trước hết là ở khu vực châu Á) trong việc thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới. Tư duy mới là tham gia vào chuỗi các đặc khu kinh tế của cả châu lục, tạo thành một cộng đồng các đặc khu của cả vùng, giống nhau ở mô hình thể chế thông thoáng, nhưng đa dạng, phong phú trong hoạt động kinh doanh.
Với cách đặt vấn đề như trên, theo ông Thắng, đương nhiên sẽ xảy ra những điểm “vượt bỏ” một số quy định pháp lý trong hệ thống luật pháp hiện hành. “Không vượt qua được những khung khổ pháp lý bất hợp lý hiện hành, làm gì có đột phá, làm gì có phát triển”, ông Thắng khẳng định.