Báo cáo nợ công mới chỉ “bắn chỉ thiên”
Có bao nhiêu dự án có hiệu quả, bao nhiêu thua lỗ, bao nhiêu dự án cần điều tra?
Thảo luận về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công sáng 1/11, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nhận xét, cả báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra đều mới “bắn chỉ thiên”.
Vì theo ông, các báo báo đều nhận xét, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhiều dự án chuẩn bị sơ sài, phê duyệt hình thức, gây thất thoát lãng phí.
Nhưng, lại thiếu đi phần đáng kể về thực tế hiệu quả đầu tư, như có bao nhiêu dự án có hiệu quả, bao nhiêu thua lỗ, bao nhiêu dự án cần điều tra... Có như thế mới xác đinh được trách nhiệm cá nhân, đại biểu này nhấn mạnh.
Dẫn thông tin từ các báo cáo được gửi riêng cho các vị đại biểu Quốc hội, ông Phương nói chỉ riêng 5 dự án như Gang thép Thái Nguyên, Xơ sợi Đình vũ... đã làm “tiêu tan” trên 30 ngàn tỷ. Cụ thể hơn là dự án của Gang thép Thái Nguyên vốn đầu tư ban đầu dự kiến hơn 3 ngàn tỷ đã tăng lên 8 ngàn tỷ nhưng vẫn không hiệu quả.
Báo cáo chỉ nói chung, không chỉ ra địa chỉ trách nhiệm cụ thể thì không thể tạo ra đột phá trong khắc phục, nhất là trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, đại biểu Phương nhận xét.
Trước Quốc hội, vị đại biểu Quảng Bình đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân nợ công và áp lực nợ hiện nay. “Có câu thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi, nhân dân rất lo lắng về nợ nần, phải làm rõ nguyên nhân, mới có giải pháp khắc phục”, đại biểu góp ý.
Cùng nỗi lo về nợ công, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) nêu con số đến cuối năm nay dư nợ công đã 64,98% GDP, sát trần 65% GDP, nợ Chính phủ đã vượt ngưỡng cho phép 50% GDP.
“Nếu tăng trưởng GDP không đạt thì tỷ lệ còn cao hơn, nguy cơ mất an toàn cho nền tài chính công đang thực sự xảy ra, nợ công có khả năng vượt trần trong năm nay”, ông Tiến nhấn mạnh.
Nhấn mạnh muốn điều trị bệnh tận gốc thì phải tìm đúng nguyên nhân, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) đề cập nguy cơ nếu GDP không đạt thì nợ công có thể trên 70% GDP, vượt trần được phép.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực nợ công, theo ông Tuấn là việc sử dụng nguồn vốn ODA ở tình trạng “cha chung không ai khóc”, nhiều nơi cho rằng đây là vốn không cần hoàn trả nên sử dụng không hiệu quả.
Về giải pháp, các vị đại biểu tiếp tục đưa ra những đề nghị không có gì mới. Vẫn là cơ chế phân bổ vốn phải minh bạch rõ ràng, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu, tích cực chống tham nhũng, lãng phí...
Vì theo ông, các báo báo đều nhận xét, nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhiều dự án chuẩn bị sơ sài, phê duyệt hình thức, gây thất thoát lãng phí.
Nhưng, lại thiếu đi phần đáng kể về thực tế hiệu quả đầu tư, như có bao nhiêu dự án có hiệu quả, bao nhiêu thua lỗ, bao nhiêu dự án cần điều tra... Có như thế mới xác đinh được trách nhiệm cá nhân, đại biểu này nhấn mạnh.
Dẫn thông tin từ các báo cáo được gửi riêng cho các vị đại biểu Quốc hội, ông Phương nói chỉ riêng 5 dự án như Gang thép Thái Nguyên, Xơ sợi Đình vũ... đã làm “tiêu tan” trên 30 ngàn tỷ. Cụ thể hơn là dự án của Gang thép Thái Nguyên vốn đầu tư ban đầu dự kiến hơn 3 ngàn tỷ đã tăng lên 8 ngàn tỷ nhưng vẫn không hiệu quả.
Báo cáo chỉ nói chung, không chỉ ra địa chỉ trách nhiệm cụ thể thì không thể tạo ra đột phá trong khắc phục, nhất là trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, đại biểu Phương nhận xét.
Trước Quốc hội, vị đại biểu Quảng Bình đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân nợ công và áp lực nợ hiện nay. “Có câu thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi, nhân dân rất lo lắng về nợ nần, phải làm rõ nguyên nhân, mới có giải pháp khắc phục”, đại biểu góp ý.
Cùng nỗi lo về nợ công, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) nêu con số đến cuối năm nay dư nợ công đã 64,98% GDP, sát trần 65% GDP, nợ Chính phủ đã vượt ngưỡng cho phép 50% GDP.
“Nếu tăng trưởng GDP không đạt thì tỷ lệ còn cao hơn, nguy cơ mất an toàn cho nền tài chính công đang thực sự xảy ra, nợ công có khả năng vượt trần trong năm nay”, ông Tiến nhấn mạnh.
Nhấn mạnh muốn điều trị bệnh tận gốc thì phải tìm đúng nguyên nhân, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) đề cập nguy cơ nếu GDP không đạt thì nợ công có thể trên 70% GDP, vượt trần được phép.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến áp lực nợ công, theo ông Tuấn là việc sử dụng nguồn vốn ODA ở tình trạng “cha chung không ai khóc”, nhiều nơi cho rằng đây là vốn không cần hoàn trả nên sử dụng không hiệu quả.
Về giải pháp, các vị đại biểu tiếp tục đưa ra những đề nghị không có gì mới. Vẫn là cơ chế phân bổ vốn phải minh bạch rõ ràng, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu, tích cực chống tham nhũng, lãng phí...