“Bẫy thanh khoản ngoại tệ” nằm ở đâu?
“Cả hệ thống ngân hàng đối mặt với bẫy thanh khoản ngoại tệ”, cảnh báo này được nhắc lại lần nữa
Ngày 10/5, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên kinh tế 2016. Tại đây, một lần nữa con số 7,3 tỷ USD từ Việt Nam gửi ra nước ngoài được nhấn mạnh ở cảnh báo rủi ro.
“Ngay cả khi lãi suất USD được hạ rất thấp, thậm chí về 0% thì người dân vẫn mua đôla hoặc doanh nghiệp vay tiền đồng, chứ không vay USD. Ngân hàng thương mại không thể cho vay đôla dù lãi suất đã hạ rất thấp... Cả hệ thống ngân hàng đối mặt với bẫy thanh khoản ngoại tệ”, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VERP nói tại buổi lễ trên, khi trình bày báo cáo.
Cùng với cảnh báo trên, quan ngại đặt ra là dòng chảy tiền gửi ra nước ngoài có thể mất tầm kiểm soát.
Trong các dòng chảy thông tin về con số 7,3 tỷ USD được cho là của các ngân hàng Việt Nam gửi ra nước ngoài, lãnh đạo chuyên trách Ngân hàng Nhà nước đã từng khẳng định: hoạt động gửi tiền này là để đảm bảo tính thanh khoản cao, có thể sử dụng bất cứ khi nào nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp và người dân, chứ không phải là quan ngại “bẫy thanh khoản ngoại tệ đối với nền kinh tế”.
Ngay tại lễ công bố báo cáo của VERP, TS. Cấn Văn Lực, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã có phản biện, với quan điểm xem dòng chảy với 7,3 tỷ USD trên và gọi hệ thống ngân hàng rơi vào “bẫy thanh khoản ngoại tệ” là chưa chính xác.
Ông Lực nhìn nhận việc các ngân hàng Việt gửi 7,3 tỷ USD trong một quý là bình thường do nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, nền kinh tế vào cuối năm.
Trao đổi với VnEconomy bên lề sự kiện trên, một chuyên gia cho rằng việc xác định “bẫy thanh khoản ngoại tệ” gắn với dòng tiền gửi ra nước ngoài nói trên là đã “chệch” so với thực tế của hệ thống hiện nay.
Bẫy thanh khoản, theo chuyên gia này, nằm và cần xác định chính xác hơn ở chỗ khác. Đó là vấn đề nảy sinh đã mấy năm qua, kể từ khi có chính sách áp trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ và đến khi lãi suất huy động USD được áp hẳn xuống 0%/năm từ cuối tháng 9/2015.
Đi theo cơ chế trần lãi suất, độ lỏng của dòng tiền gửi ngoại tệ vào ngân hàng gia tăng. Tức là, không còn những mức lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn bền vững ở các kỳ hạn dài. Những năm gần đây, và cho đến nay với trần 0%/năm, dòng tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng gần như chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, độ lỏng càng lớn.
Một phần nhất định của dòng tiền gửi có kỳ hạn dài trước đây chưa đáo hạn và có tính bền vững hơn, nhưng tỷ trọng có thể không lớn.
Ngược lại, trong quá khứ và ngay cả đến thời điểm này, một cấu phần tín dụng ngoại tệ là trung và dài hạn đã và đang cho vay đi.
Theo đó, bẫy thanh khoản ngoại tệ ở đây, theo chuyên gia trên, là nằm ở rủi ro cân đối kỳ hạn. Và tình huống xấu nhất là người dân tập trung rút tiền gửi ngoại tệ, với trạng thái rất lỏng không kỳ hạn hiện nay, có thể khiến các ngân hàng khó khăn.
Còn thời gian qua và hiện tại, nguồn ngoại tệ của hệ thống “dư thừa”, quy mô gửi ra nước ngoài như đề cập ở trên cũng là một dẫn chứng cho trạng thái đó.
Ở góc độ quản lý, với bẫy thanh khoản và rủi ro cân đối kỳ hạn này, một mặt Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế tín dụng ngoại tệ, mặt khác có giới hạn về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Với ngân hàng thương mại, khai thác hiệu quả nguồn vốn có độ lỏng cao đó như thế nào là thử thách. Và hơn ai hết, họ là người hiểu rõ thế nào là bẫy thanh khoản.
“Ngay cả khi lãi suất USD được hạ rất thấp, thậm chí về 0% thì người dân vẫn mua đôla hoặc doanh nghiệp vay tiền đồng, chứ không vay USD. Ngân hàng thương mại không thể cho vay đôla dù lãi suất đã hạ rất thấp... Cả hệ thống ngân hàng đối mặt với bẫy thanh khoản ngoại tệ”, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VERP nói tại buổi lễ trên, khi trình bày báo cáo.
Cùng với cảnh báo trên, quan ngại đặt ra là dòng chảy tiền gửi ra nước ngoài có thể mất tầm kiểm soát.
Trong các dòng chảy thông tin về con số 7,3 tỷ USD được cho là của các ngân hàng Việt Nam gửi ra nước ngoài, lãnh đạo chuyên trách Ngân hàng Nhà nước đã từng khẳng định: hoạt động gửi tiền này là để đảm bảo tính thanh khoản cao, có thể sử dụng bất cứ khi nào nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp và người dân, chứ không phải là quan ngại “bẫy thanh khoản ngoại tệ đối với nền kinh tế”.
Ngay tại lễ công bố báo cáo của VERP, TS. Cấn Văn Lực, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã có phản biện, với quan điểm xem dòng chảy với 7,3 tỷ USD trên và gọi hệ thống ngân hàng rơi vào “bẫy thanh khoản ngoại tệ” là chưa chính xác.
Ông Lực nhìn nhận việc các ngân hàng Việt gửi 7,3 tỷ USD trong một quý là bình thường do nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, nền kinh tế vào cuối năm.
Trao đổi với VnEconomy bên lề sự kiện trên, một chuyên gia cho rằng việc xác định “bẫy thanh khoản ngoại tệ” gắn với dòng tiền gửi ra nước ngoài nói trên là đã “chệch” so với thực tế của hệ thống hiện nay.
Bẫy thanh khoản, theo chuyên gia này, nằm và cần xác định chính xác hơn ở chỗ khác. Đó là vấn đề nảy sinh đã mấy năm qua, kể từ khi có chính sách áp trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ và đến khi lãi suất huy động USD được áp hẳn xuống 0%/năm từ cuối tháng 9/2015.
Đi theo cơ chế trần lãi suất, độ lỏng của dòng tiền gửi ngoại tệ vào ngân hàng gia tăng. Tức là, không còn những mức lãi suất hấp dẫn để thu hút vốn bền vững ở các kỳ hạn dài. Những năm gần đây, và cho đến nay với trần 0%/năm, dòng tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng gần như chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, độ lỏng càng lớn.
Một phần nhất định của dòng tiền gửi có kỳ hạn dài trước đây chưa đáo hạn và có tính bền vững hơn, nhưng tỷ trọng có thể không lớn.
Ngược lại, trong quá khứ và ngay cả đến thời điểm này, một cấu phần tín dụng ngoại tệ là trung và dài hạn đã và đang cho vay đi.
Theo đó, bẫy thanh khoản ngoại tệ ở đây, theo chuyên gia trên, là nằm ở rủi ro cân đối kỳ hạn. Và tình huống xấu nhất là người dân tập trung rút tiền gửi ngoại tệ, với trạng thái rất lỏng không kỳ hạn hiện nay, có thể khiến các ngân hàng khó khăn.
Còn thời gian qua và hiện tại, nguồn ngoại tệ của hệ thống “dư thừa”, quy mô gửi ra nước ngoài như đề cập ở trên cũng là một dẫn chứng cho trạng thái đó.
Ở góc độ quản lý, với bẫy thanh khoản và rủi ro cân đối kỳ hạn này, một mặt Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế tín dụng ngoại tệ, mặt khác có giới hạn về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Với ngân hàng thương mại, khai thác hiệu quả nguồn vốn có độ lỏng cao đó như thế nào là thử thách. Và hơn ai hết, họ là người hiểu rõ thế nào là bẫy thanh khoản.