Bộ Giao thông Vận tải trả lời cử tri về phí giao thông
Cử tri đề nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo rõ vấn đề này để Quốc hội thảo luận, giám sát
Đến nay vấn đề phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm đang ở trong giai đoạn nghiên cứu, Bộ Giao thông Vận tải vừa phúc đáp ý kiến của cử tri Tp.HCM về lĩnh vực giao thông.
Theo kết quả tiếp xúc cử tri Tp.HCM trước kỳ họp thứ ba của Quốc hội, đa số cử tri không đồng tình với chủ trương thu phí lưu hành đối với phương tiện giao thông cá nhân đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, cũng như việc thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện giao thông là chưa hợp lý.
Cử tri cho rằng, trong tình hình kinh tế đất nước hiện nay, việc đề ra quá nhiều loại phí giao thông là gây thêm khó khăn cho cuộc sống người dân, trong khi chất lượng hạ tầng cơ sở giao thông chưa được đảm bảo.
“Cử tri đề nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo rõ vấn đề này để Quốc hội thảo luận giám sát”, báo cáo nêu rõ.
Cũng theo ý kiến cử tri Tp.HCM, cần khách quan, thận trọng, nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết sách nào liên quan đến vấn đề này. Bởi nếu chỉ đặt nặng việc thu phí, trong khi chưa có biện pháp thật khả thi để giảm ùn tắc giao thông, nâng cấp đường sá thì rất khó thuyết phục và tạo được sự đồng thuận của nhân dân.
Cử tri cũng bày tỏ quan ngại trước việc Bộ Giao thông Vận tải dự kiến chi một số tiền lớn để xây trụ sở, trong thời điểm kinh tế đất nước đang gặp khó khăn, thắt chặt chi tiêu ngân sách thì đề án trên đưa ra là không đúng lúc, không phù hợp, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch cho biết.
Tại văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường ký ngày 29/5, Bộ Giao thông Vận tải đã lý giải phí lưu hành đối với phương tiện giao thông đường bộ.
Về cơ sở pháp lý, Bộ cho rằng Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã có Nghị quyết số 13 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, khẳng định quan điểm “Phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước hết là trong thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước và người dân…
Căn cứ tiếp theo là khoản 2, điều 2 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố.
Một căn cứ nữa được nhắc đến là tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, Chính phủ đã có báo cáo trình Quốc hội về tình hình và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn giao thông trong cả nước và ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn. Trong đó, Chính phủ có đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã có Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn giao thông.
Căn cứ thứ 4 là tại Hội nghị tổng kết công tác trật tự an toàn giao thông năm 2011 và triển khai công tác trật tự an toàn giao thông năm 2012, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo sớm nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Ngoài ra, tại cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 23/4/2012, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện Đề án thu 2 loại phí trên đảm bảo tính khả thi, báo cáo Chính phủ thảo luận, xem xét trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Như vậy, đến nay vấn đề phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm đang ở trong giai đoạn nghiên cứu. Thủ tướng cũng đang chỉ đạo Bộ Giao thông tiếp tục cùng các bộ và địa phương có liên quan nghiên cứu hoàn thiện đề án”.
Văn bản của Bộ cũng cho biết, UBND thành phố Hà nội thống nhất với quan điểm của Bộ về việc đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết bổ sung danh mục phí, lệ phí theo Pháp lệnh số 38/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với phí lưu hành ô tô cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Còn tại văn bản số 39 ngày 12/3/2012, UBND T.p HCM cũng đã kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép thành phố nghiên cứu triển khai phương án thu phí đối với các loại phương tiện giao thông cá nhân để hạn chế tốc độ phát triển quá nhanh hiện nay. Doanh thu thu phí được sử dụng lập quỹ phát triển hạ tầng giao thông thành phố.
Về quan ngại Bộ dự kiến chi một số tiền lớn để xây trụ sở, văn bản đã dẫn quyết định số 1259 ngày 26/7/2011 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, định hướng di dời trụ sở bộ ngành ra khỏi khu vực nội đô lịch sử về các khu vực Tây Hồ Tây và Mễ trì theo hướng hình thành khu vực hành chính tập trung.
Thứ trưởng Trường cũng nêu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 2469 ngày 29/12/2011, đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại địa chỉ 80 Trần Hưng đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới.
“Mọi thủ tục triển khai trụ sở mới của Bộ Giao thông Vận tải hiện nay đang thực hiện đúng quy định pháp luật”, văn bản của Bộ này khẳng định.
Theo kết quả tiếp xúc cử tri Tp.HCM trước kỳ họp thứ ba của Quốc hội, đa số cử tri không đồng tình với chủ trương thu phí lưu hành đối với phương tiện giao thông cá nhân đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, cũng như việc thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện giao thông là chưa hợp lý.
Cử tri cho rằng, trong tình hình kinh tế đất nước hiện nay, việc đề ra quá nhiều loại phí giao thông là gây thêm khó khăn cho cuộc sống người dân, trong khi chất lượng hạ tầng cơ sở giao thông chưa được đảm bảo.
“Cử tri đề nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo rõ vấn đề này để Quốc hội thảo luận giám sát”, báo cáo nêu rõ.
Cũng theo ý kiến cử tri Tp.HCM, cần khách quan, thận trọng, nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra bất cứ quyết sách nào liên quan đến vấn đề này. Bởi nếu chỉ đặt nặng việc thu phí, trong khi chưa có biện pháp thật khả thi để giảm ùn tắc giao thông, nâng cấp đường sá thì rất khó thuyết phục và tạo được sự đồng thuận của nhân dân.
Cử tri cũng bày tỏ quan ngại trước việc Bộ Giao thông Vận tải dự kiến chi một số tiền lớn để xây trụ sở, trong thời điểm kinh tế đất nước đang gặp khó khăn, thắt chặt chi tiêu ngân sách thì đề án trên đưa ra là không đúng lúc, không phù hợp, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch cho biết.
Tại văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường ký ngày 29/5, Bộ Giao thông Vận tải đã lý giải phí lưu hành đối với phương tiện giao thông đường bộ.
Về cơ sở pháp lý, Bộ cho rằng Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã có Nghị quyết số 13 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, khẳng định quan điểm “Phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước hết là trong thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước và người dân…
Căn cứ tiếp theo là khoản 2, điều 2 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố.
Một căn cứ nữa được nhắc đến là tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, Chính phủ đã có báo cáo trình Quốc hội về tình hình và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn giao thông trong cả nước và ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn. Trong đó, Chính phủ có đề xuất thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã có Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn giao thông.
Căn cứ thứ 4 là tại Hội nghị tổng kết công tác trật tự an toàn giao thông năm 2011 và triển khai công tác trật tự an toàn giao thông năm 2012, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo sớm nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Ngoài ra, tại cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 23/4/2012, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện Đề án thu 2 loại phí trên đảm bảo tính khả thi, báo cáo Chính phủ thảo luận, xem xét trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Như vậy, đến nay vấn đề phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm đang ở trong giai đoạn nghiên cứu. Thủ tướng cũng đang chỉ đạo Bộ Giao thông tiếp tục cùng các bộ và địa phương có liên quan nghiên cứu hoàn thiện đề án”.
Văn bản của Bộ cũng cho biết, UBND thành phố Hà nội thống nhất với quan điểm của Bộ về việc đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết bổ sung danh mục phí, lệ phí theo Pháp lệnh số 38/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với phí lưu hành ô tô cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Còn tại văn bản số 39 ngày 12/3/2012, UBND T.p HCM cũng đã kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép thành phố nghiên cứu triển khai phương án thu phí đối với các loại phương tiện giao thông cá nhân để hạn chế tốc độ phát triển quá nhanh hiện nay. Doanh thu thu phí được sử dụng lập quỹ phát triển hạ tầng giao thông thành phố.
Về quan ngại Bộ dự kiến chi một số tiền lớn để xây trụ sở, văn bản đã dẫn quyết định số 1259 ngày 26/7/2011 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, định hướng di dời trụ sở bộ ngành ra khỏi khu vực nội đô lịch sử về các khu vực Tây Hồ Tây và Mễ trì theo hướng hình thành khu vực hành chính tập trung.
Thứ trưởng Trường cũng nêu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 2469 ngày 29/12/2011, đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại địa chỉ 80 Trần Hưng đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới.
“Mọi thủ tục triển khai trụ sở mới của Bộ Giao thông Vận tải hiện nay đang thực hiện đúng quy định pháp luật”, văn bản của Bộ này khẳng định.