Bộ trưởng Giáo dục: “Chúng tôi nhận trách nhiệm chứ không trốn tránh”
Trả lời chất vấn sáng 16/11, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ liên tục nhắc lại cụm từ “chúng tôi nhận trách nhiệm”
Liên tục giơ biển tranh luận, hầu hết các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại Quốc hội sáng 16/11 đều không hài lòng với câu trả lời.
Mặc dù, người đứng đầu ngành giáo dục liên tục nhắc lại cụm từ “chúng tôi nhận trách nhiệm”.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) hỏi, bộ sách công nghệ giáo dục lớp 1 đã được hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định chưa, tại sao bộ sách này gây rất nhiều tranh cãi vẫn được đưa vào dạy ở 48 tỉnh thành. Nếu chưa thẩm định thì tại sao chưa có chương trình mới mà đã đưa sách giáo khoa mới vào giảng dạy?
Thể hiện sự đồng tình với ý kiến đại biểu, Bộ trưởng cho biết đã có chỉ đạo thẩm định và tới đây sẽ có đánh giá khách quan, nếu chưa đúng thì phải chỉnh sửa.
“Chúng tôi sẽ có báo cáo bằng văn bản về vấn đề này”, Bộ trưởng nói.
Chưa đồng tình, đại biểu Thuý nhấn mạnh là bộ sách công nghệ giáo dục dành cho học sinh lớp 1 có sai sót “không thể chấp nhận được”. “Nếu chưa qua hội đồng thẩm định mà vẫn dùng bộ sách này, tức là biết sai mà không sửa là không được”, đại biểu Thuý nói.
Hồi âm đại biểu, Bộ trưởng nhận trách nhiệm và cho biết thời gian tới sẽ tiến hành thẩm định, nếu sau khi thẩm định thấy không đủ điều kiện thì phải dừng.
Chất vấn rất nhiều tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục, nhiều đại biểu cho rằng tình trạng hàng trăm ngàn sinh viên ra trường không có việc làm có lỗi của đào tạo.
Đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) đặt vấn đề, hiện cả nước có 191 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm. “Trong khi đó, các địa phương vẫn còn nhiều trường trung cấp, cao đẳng tiếp tục đào tạo gây mất cân đối giữa cung và cầu. Bộ trưởng có giải pháp gì để tránh lãng phí kinh phí và nguồn lực? Có nên duy trì cách thức đào tạo như hiện nay hay không?”.
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) thì chất vấn thẳng về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc này.
Cho biết là rất trăn trở về tình trạng này, nhưng Bộ trưởng cũng cho rằng, “không phải sinh viên nào ra trường cũng có việc làm ngay, ngay cả Đai học Harvard cũng vậy, vì cần thời gian để tiếp cận thực tiễn, phải đào tạo bổ sung thì mới thích ứng được với điều kiện thực tiễn”.
“Kiến thức, kỹ năng trong nhà trường hết sức quan trọng, để sinh viên ra trường không phải mất thời gian để đào tạo lại. Nếu phải đào tạo lại thì rất lãng phí, rất nguy hiểm bởi họ đã được đào tạo những thứ không có ích”, Bộ trưởng hồi âm đại biểu.
“Chúng tôi đã nhận thức được vấn đề này. Tới đây, chúng tôi sẽ điều chỉnh mạnh về mạng lưới các trường đại học, áp dụng các chuẩn để bảo đảm chất lượng trường để làm sao những trường mới mở hay có điều kiện yếu kém thì được hỗ trợ theo hướng thành phân hiệu hoặc trở thành một trường thành viên của một đại học lớn”, Bộ trưởng nói tiếp.
Ông cho biết, đã làm việc với VCCI, với doanh nghiệp để có sự đào tạo lại các sinh viên ra trường, tới đây sẽ siết chặt hơn nữa, cả đầu vào và đầu ra.
“Vừa rồi, tôi đã chỉ đạo tất cả các trường đại học phải báo cáo số lượng sinh viên thất nghiệp. Và tới đây, trong mùa tuyển sinh tới, nếu trường nào không báo cáo, báo cáo không đúng, hoặc số lượng sinh viên thất nghiệp cao chúng tôi sẽ mạnh dạn có những cách hạn chế việc này”, Bộ trưởng nói.
Một vị đại biểu bèn tranh luận: “191 nghìn sinh viên ra trường không có việc làm thì Bộ có lỗi gì không? Tôi nghĩ là có lỗi và nên thừa nhận lỗi này trước Quốc hội. Lỗi lớn nhất là đào tạo không gắn với nhu cầu. Quy hoạch các trường đai học chưa hợp lý, rất cần nhấn mạnh hai cái đó”.
Bộ trưởng đáp: “Chúng tôi nhận trách nhiệm chứ không trốn không tránh gì”.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) giơ biển, ông nói về việc sinh viên ra trường thất nghiệp Bộ trưởng nhận trách nhiệm mà không rõ giải pháp.
“Lần nào đi tiếp xúc cử tri tôi cũng rất xót xa đau lòng vì cử tri phản ánh các em đi học cử tuyển về không có việc làm”, đại biểu Cương nói.
Cũng giơ biển tranh luận, một vị đại biểu khác nói, “chất lượng giáo dục hiện nay, qua nhiều cải cách nhưng vấn yếu kém, phải tìm căn nguyên chứ nếu chỉ giải quyết sự vụ thì không giải quyết được”.
Mặc dù, người đứng đầu ngành giáo dục liên tục nhắc lại cụm từ “chúng tôi nhận trách nhiệm”.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) hỏi, bộ sách công nghệ giáo dục lớp 1 đã được hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định chưa, tại sao bộ sách này gây rất nhiều tranh cãi vẫn được đưa vào dạy ở 48 tỉnh thành. Nếu chưa thẩm định thì tại sao chưa có chương trình mới mà đã đưa sách giáo khoa mới vào giảng dạy?
Thể hiện sự đồng tình với ý kiến đại biểu, Bộ trưởng cho biết đã có chỉ đạo thẩm định và tới đây sẽ có đánh giá khách quan, nếu chưa đúng thì phải chỉnh sửa.
“Chúng tôi sẽ có báo cáo bằng văn bản về vấn đề này”, Bộ trưởng nói.
Chưa đồng tình, đại biểu Thuý nhấn mạnh là bộ sách công nghệ giáo dục dành cho học sinh lớp 1 có sai sót “không thể chấp nhận được”. “Nếu chưa qua hội đồng thẩm định mà vẫn dùng bộ sách này, tức là biết sai mà không sửa là không được”, đại biểu Thuý nói.
Hồi âm đại biểu, Bộ trưởng nhận trách nhiệm và cho biết thời gian tới sẽ tiến hành thẩm định, nếu sau khi thẩm định thấy không đủ điều kiện thì phải dừng.
Chất vấn rất nhiều tồn tại, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục, nhiều đại biểu cho rằng tình trạng hàng trăm ngàn sinh viên ra trường không có việc làm có lỗi của đào tạo.
Đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) đặt vấn đề, hiện cả nước có 191 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm. “Trong khi đó, các địa phương vẫn còn nhiều trường trung cấp, cao đẳng tiếp tục đào tạo gây mất cân đối giữa cung và cầu. Bộ trưởng có giải pháp gì để tránh lãng phí kinh phí và nguồn lực? Có nên duy trì cách thức đào tạo như hiện nay hay không?”.
Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) thì chất vấn thẳng về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc này.
Cho biết là rất trăn trở về tình trạng này, nhưng Bộ trưởng cũng cho rằng, “không phải sinh viên nào ra trường cũng có việc làm ngay, ngay cả Đai học Harvard cũng vậy, vì cần thời gian để tiếp cận thực tiễn, phải đào tạo bổ sung thì mới thích ứng được với điều kiện thực tiễn”.
“Kiến thức, kỹ năng trong nhà trường hết sức quan trọng, để sinh viên ra trường không phải mất thời gian để đào tạo lại. Nếu phải đào tạo lại thì rất lãng phí, rất nguy hiểm bởi họ đã được đào tạo những thứ không có ích”, Bộ trưởng hồi âm đại biểu.
“Chúng tôi đã nhận thức được vấn đề này. Tới đây, chúng tôi sẽ điều chỉnh mạnh về mạng lưới các trường đại học, áp dụng các chuẩn để bảo đảm chất lượng trường để làm sao những trường mới mở hay có điều kiện yếu kém thì được hỗ trợ theo hướng thành phân hiệu hoặc trở thành một trường thành viên của một đại học lớn”, Bộ trưởng nói tiếp.
Ông cho biết, đã làm việc với VCCI, với doanh nghiệp để có sự đào tạo lại các sinh viên ra trường, tới đây sẽ siết chặt hơn nữa, cả đầu vào và đầu ra.
“Vừa rồi, tôi đã chỉ đạo tất cả các trường đại học phải báo cáo số lượng sinh viên thất nghiệp. Và tới đây, trong mùa tuyển sinh tới, nếu trường nào không báo cáo, báo cáo không đúng, hoặc số lượng sinh viên thất nghiệp cao chúng tôi sẽ mạnh dạn có những cách hạn chế việc này”, Bộ trưởng nói.
Một vị đại biểu bèn tranh luận: “191 nghìn sinh viên ra trường không có việc làm thì Bộ có lỗi gì không? Tôi nghĩ là có lỗi và nên thừa nhận lỗi này trước Quốc hội. Lỗi lớn nhất là đào tạo không gắn với nhu cầu. Quy hoạch các trường đai học chưa hợp lý, rất cần nhấn mạnh hai cái đó”.
Bộ trưởng đáp: “Chúng tôi nhận trách nhiệm chứ không trốn không tránh gì”.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) giơ biển, ông nói về việc sinh viên ra trường thất nghiệp Bộ trưởng nhận trách nhiệm mà không rõ giải pháp.
“Lần nào đi tiếp xúc cử tri tôi cũng rất xót xa đau lòng vì cử tri phản ánh các em đi học cử tuyển về không có việc làm”, đại biểu Cương nói.
Cũng giơ biển tranh luận, một vị đại biểu khác nói, “chất lượng giáo dục hiện nay, qua nhiều cải cách nhưng vấn yếu kém, phải tìm căn nguyên chứ nếu chỉ giải quyết sự vụ thì không giải quyết được”.