Bơm mạnh vốn cho hai đầu mối xử lý nợ xấu
Sau VAMC, đến lượt DATC được tăng mạnh vốn điều lệ để thêm lực tham gia mua bán nợ
Theo Thông tư số 135 Bộ Tài chính vừa ban hành, vốn điều lệ của đầu mối xử lý nợ xấu DATC được tăng tới hơn hai lần so với hiện nay.
Đây là thông tư ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2015.
Theo đó, vốn điều lệ của DATC được tăng mạnh từ mức 2.481 tỷ đồng hiện nay lên tới 6.000 tỷ đồng.
Việc điều chỉnh vốn điều lệ của DATC được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
DATC là doanh nghiệp hạng đặc biệt, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2004 với vốn điều lệ ban đầu 2.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp. Tên gọi ban đầu là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, có nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tham gia hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng…
Sau 10 năm hoạt động, đến 29/4/2014, công ty này được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam, gắn với trọng tâm tham gia xử lý nợ. Tuy nhiên, cũng sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của công ty này chỉ được tăng từ 2.000 tỷ đồng lên 2.481 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại một đầu mối khác xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng là Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), đầu mối do Ngân hàng Nhà nước quản lý, vốn điều lệ cũng vừa được tăng mạnh sau gần hai năm hoạt động.
VAMC bắt đầu đi vào thị trường từ 1/10/2013 với quy mô vốn điều lệ ban đầu chỉ là 500 tỷ đồng, công cụ chủ yếu để mua lại nợ xấu là “trái phiếu đặc biệt”.
Theo Nghị định 34/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành đầu năm nay, nguồn vốn và cơ chế tạo nguồn tiền cho VAMC đã có những điều chỉnh.
Cụ thể, vốn điều lệ của VAMC cũng được tăng mạnh từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, và hiện công ty này đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước điều chuyển 1.500 tỷ đồng tăng thêm để thêm lực triển khai mua nợ xấu theo giá trị thị trường.
Cùng đó, Nghị định 34 đã tạo điều kiện cho VAMC mua nợ xấu theo giá trị thị trường bằng cơ chế được phát hành trái phiếu để mua nợ, thay vì chỉ bằng “trái phiếu đặc biệt” như thời gian qua.
Nghị định 34 cũng đã bổ sung thêm nguồn thu cho VAMC được thu một số tiền theo tỷ lệ nhất định tính trên số dư còn lại cuối kỳ của khoản nợ mà công ty này đã mua bằng trái phiếu đặc biệt. Số tiền được thu hàng năm theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Sau gần hai năm, VAMC đã mua lại trên dưới 160.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Và riêng những tháng cuối năm này, sau khi được bổ sung vốn điều lệ và cơ chế, VAMC dự kiến bắt đầu thí điểm mua bán nợ theo giá thị trường với mục tiêu có thể mua ít nhất 500 - 700 tỷ đồng.
Đây là thông tư ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2015.
Theo đó, vốn điều lệ của DATC được tăng mạnh từ mức 2.481 tỷ đồng hiện nay lên tới 6.000 tỷ đồng.
Việc điều chỉnh vốn điều lệ của DATC được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
DATC là doanh nghiệp hạng đặc biệt, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2004 với vốn điều lệ ban đầu 2.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp. Tên gọi ban đầu là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, có nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tham gia hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng…
Sau 10 năm hoạt động, đến 29/4/2014, công ty này được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam, gắn với trọng tâm tham gia xử lý nợ. Tuy nhiên, cũng sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của công ty này chỉ được tăng từ 2.000 tỷ đồng lên 2.481 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại một đầu mối khác xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng là Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), đầu mối do Ngân hàng Nhà nước quản lý, vốn điều lệ cũng vừa được tăng mạnh sau gần hai năm hoạt động.
VAMC bắt đầu đi vào thị trường từ 1/10/2013 với quy mô vốn điều lệ ban đầu chỉ là 500 tỷ đồng, công cụ chủ yếu để mua lại nợ xấu là “trái phiếu đặc biệt”.
Theo Nghị định 34/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành đầu năm nay, nguồn vốn và cơ chế tạo nguồn tiền cho VAMC đã có những điều chỉnh.
Cụ thể, vốn điều lệ của VAMC cũng được tăng mạnh từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, và hiện công ty này đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước điều chuyển 1.500 tỷ đồng tăng thêm để thêm lực triển khai mua nợ xấu theo giá trị thị trường.
Cùng đó, Nghị định 34 đã tạo điều kiện cho VAMC mua nợ xấu theo giá trị thị trường bằng cơ chế được phát hành trái phiếu để mua nợ, thay vì chỉ bằng “trái phiếu đặc biệt” như thời gian qua.
Nghị định 34 cũng đã bổ sung thêm nguồn thu cho VAMC được thu một số tiền theo tỷ lệ nhất định tính trên số dư còn lại cuối kỳ của khoản nợ mà công ty này đã mua bằng trái phiếu đặc biệt. Số tiền được thu hàng năm theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
Sau gần hai năm, VAMC đã mua lại trên dưới 160.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Và riêng những tháng cuối năm này, sau khi được bổ sung vốn điều lệ và cơ chế, VAMC dự kiến bắt đầu thí điểm mua bán nợ theo giá thị trường với mục tiêu có thể mua ít nhất 500 - 700 tỷ đồng.