Xử lý nợ xấu đã vào giai đoạn nước rút
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước triển khai ngay một số nội dung lớn
Ngày 7/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 62 về phiên họp thường kỳ tháng 8/2015, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước triển khai ngay một số nội dung lớn.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, rà soát, phân loại và lập phương án tổng thể thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng.
Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả việc triển khai chỉ đạo trên ngay trong tháng 9 này.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 13, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tính từ thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết 21 năm 2011, tổng giá trị đầu tư vào 5 lĩnh vực trên mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần phải thoái vốn là 23.325 tỷ đồng.
Tính riêng năm 2014, đã thoái vốn 4.184 tỷ đồng, thu về 4.292 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền đầu tư thêm vào 5 lĩnh vực đó là 1.401 tỷ đồng, chủ yếu do nhận và hạch toán cổ tức.
Trong tổng số dư 22.362 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2014, đến quý 1/2015 đã thoái được 2.807 tỷ đồng, thu 3.206 tỷ đồng. Số còn lại phải thoái trong năm 2015 là 19.517 tỷ đồng.
Cũng tại nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành các công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lý để ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất; tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy mở rộng tín dụng, nhất là các lĩnh vực ưu tiên.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nợ xấu, thực hiện các biện pháp để đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 3% theo mục tiêu đề ra.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6/2015 của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 3,72%, giảm nhẹ so với mức 3,81% cuối tháng 3/2015, nhưng tăng so với mức 3,49% tháng 1/2015.
Về tỷ lệ trên, Ngân hàng Nhà nước giải thích, từ tháng 3/2015 đến nay, số liệu nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đã phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, không còn khác biệt nhiều so với số liệu giám sát của cơ quan thanh tra.
Trước đó, từ đầu quý 2/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo và bắt đầu giao chỉ tiêu cụ thể đối với từng tổ chức tín dụng về việc bán lại nợ xấu cho VAMC, về mục tiêu giảm được nợ xấu.
Theo lộ trình đã chỉ thị toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu đến 30/9/2015 sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% - sớm hơn so với mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ giao là vào cuối năm nay.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, rà soát, phân loại và lập phương án tổng thể thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng.
Bộ Tài chính phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả việc triển khai chỉ đạo trên ngay trong tháng 9 này.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 13, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tính từ thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết 21 năm 2011, tổng giá trị đầu tư vào 5 lĩnh vực trên mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần phải thoái vốn là 23.325 tỷ đồng.
Tính riêng năm 2014, đã thoái vốn 4.184 tỷ đồng, thu về 4.292 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền đầu tư thêm vào 5 lĩnh vực đó là 1.401 tỷ đồng, chủ yếu do nhận và hạch toán cổ tức.
Trong tổng số dư 22.362 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2014, đến quý 1/2015 đã thoái được 2.807 tỷ đồng, thu 3.206 tỷ đồng. Số còn lại phải thoái trong năm 2015 là 19.517 tỷ đồng.
Cũng tại nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành các công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lý để ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất; tích cực triển khai các giải pháp thúc đẩy mở rộng tín dụng, nhất là các lĩnh vực ưu tiên.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nợ xấu, thực hiện các biện pháp để đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức 3% theo mục tiêu đề ra.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/6/2015 của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức 3,72%, giảm nhẹ so với mức 3,81% cuối tháng 3/2015, nhưng tăng so với mức 3,49% tháng 1/2015.
Về tỷ lệ trên, Ngân hàng Nhà nước giải thích, từ tháng 3/2015 đến nay, số liệu nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đã phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, không còn khác biệt nhiều so với số liệu giám sát của cơ quan thanh tra.
Trước đó, từ đầu quý 2/2015, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo và bắt đầu giao chỉ tiêu cụ thể đối với từng tổ chức tín dụng về việc bán lại nợ xấu cho VAMC, về mục tiêu giảm được nợ xấu.
Theo lộ trình đã chỉ thị toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu đến 30/9/2015 sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% - sớm hơn so với mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ giao là vào cuối năm nay.