Cam kết ODA năm nay chỉ thua năm ngoái
28 nhà tài trợ đã cam kết khoản ODA cho Việt Nam trong năm 2009 trị giá tương đương 5,015 tỷ USD
28 nhà tài trợ đã cam kết khoản ODA cho Việt Nam trong năm 2009 trị giá tương đương 5,015 tỷ USD.
Thông tin này được đưa ra trong phiên bế mạc hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) chiều nay, 5/12.
Con số 5,015 tỷ USD tuy thấp hơn 8% so với mức cam kết kỷ lục của năm ngoái (5,426 tỉ USD), nhưng vẫn cao hơn các năm trước đó. Trong bối cảnh kinh thế giới đang gặp nhiều khó khăn, mức cam kết năm nay có thể xem là khá ấn tượng.
Nhật Bản năm nay không có trong danh sách các nước cam kết ODA cho Việt Nam do còn "chờ" làm sáng tỏ vụ quan chức Công ty PCI đưa hối lộ để nhận được hợp đồng tư vấn cho dự án đại lộ Đông Tây tại Tp.HCM, cũng như tới khi ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA của hai nước thiết lập được cơ chế mới để tạo tính minh bạch hơn cho hệ thống, theo lời Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Mitsuo Sakaba.
Nhận xét về việc này, tại buổi họp báo bế mạc hội nghị chiều nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết Việt Nam "lấy làm tiếc". Ông cũng cho rằng nếu không có sự cố này, cam kết ODA dành cho Việt Nam có thể vượt 6 tỷ USD.
Bộ trưởng Phúc cũng nhấn mạnh, Nhật Bản vẫn là đối tác lớn của Việt Nam, đồng thời hy vọng ủy ban hỗn hợp của hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để giải quyết những vấn đề đang cản trở ODA của Nhật cho Việt Nam. "Hy vọng ủy ban sẽ làm việc sớm có kết quả để tôi và ngài Đại sứ Nhật Bản có thể sớm ký công hàm về ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vào đầu năm 2009", ông nói.
Nếu tính cả các đối tác tổ chức thì năm nay Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà tài trợ có cam kết ODA lớn nhất cho Việt Nam, với 1,66 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai, với gần 1,57 tỷ USD.
Trong các nước trực tiếp viện trợ ODA cho Việt Nam, đứng đầu là Cộng hòa Pháp với 280,96 triệu USD, Hàn Quốc 268,7 triệu USD, Đức 186 triệu USD, Hoa Kỳ 128,12 triệu USD... Hàn Quốc và Thái Lan là hai quốc gia châu Á duy nhất cam kết tài trợ cho Việt Nam.
Phát biểu hôm qua tại hội nghị CG, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam trân trọng từng đồng vốn ODA và bảo đảm thực hiện các cam kết với trách nhiệm cao với các nhà tài trợ. Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực và tập trung chỉ đạo để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA”.
Về trường hợp quan chức Việt Nam bị nghi liên quan tới vụ PCI, Thủ tướng nói Việt Nam đã ngừng công tác của quan chức liên quan và “sẽ làm nghiêm việc này, nhưng phải đảm bảo đúng pháp luật”.
Như vậy, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam trong 15 năm qua (1993 - 2008), tính đến thời điểm hiện tại đã đạt hơn 47,4 tỷ USD. Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế tái khởi động chương trình ODA cho Việt Nam tháng 11/1993 đến nay, đã có tới 22 tỷ USD được giải ngân trong tổng số 42,5 tỷ USD vốn ODA cam kết, tính đến trước khi diễn ra hội nghị CG lần này.
Thông tin này được đưa ra trong phiên bế mạc hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) chiều nay, 5/12.
Con số 5,015 tỷ USD tuy thấp hơn 8% so với mức cam kết kỷ lục của năm ngoái (5,426 tỉ USD), nhưng vẫn cao hơn các năm trước đó. Trong bối cảnh kinh thế giới đang gặp nhiều khó khăn, mức cam kết năm nay có thể xem là khá ấn tượng.
Nhật Bản năm nay không có trong danh sách các nước cam kết ODA cho Việt Nam do còn "chờ" làm sáng tỏ vụ quan chức Công ty PCI đưa hối lộ để nhận được hợp đồng tư vấn cho dự án đại lộ Đông Tây tại Tp.HCM, cũng như tới khi ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA của hai nước thiết lập được cơ chế mới để tạo tính minh bạch hơn cho hệ thống, theo lời Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Mitsuo Sakaba.
Nhận xét về việc này, tại buổi họp báo bế mạc hội nghị chiều nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết Việt Nam "lấy làm tiếc". Ông cũng cho rằng nếu không có sự cố này, cam kết ODA dành cho Việt Nam có thể vượt 6 tỷ USD.
Bộ trưởng Phúc cũng nhấn mạnh, Nhật Bản vẫn là đối tác lớn của Việt Nam, đồng thời hy vọng ủy ban hỗn hợp của hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để giải quyết những vấn đề đang cản trở ODA của Nhật cho Việt Nam. "Hy vọng ủy ban sẽ làm việc sớm có kết quả để tôi và ngài Đại sứ Nhật Bản có thể sớm ký công hàm về ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vào đầu năm 2009", ông nói.
Nếu tính cả các đối tác tổ chức thì năm nay Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà tài trợ có cam kết ODA lớn nhất cho Việt Nam, với 1,66 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai, với gần 1,57 tỷ USD.
Trong các nước trực tiếp viện trợ ODA cho Việt Nam, đứng đầu là Cộng hòa Pháp với 280,96 triệu USD, Hàn Quốc 268,7 triệu USD, Đức 186 triệu USD, Hoa Kỳ 128,12 triệu USD... Hàn Quốc và Thái Lan là hai quốc gia châu Á duy nhất cam kết tài trợ cho Việt Nam.
Phát biểu hôm qua tại hội nghị CG, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Việt Nam trân trọng từng đồng vốn ODA và bảo đảm thực hiện các cam kết với trách nhiệm cao với các nhà tài trợ. Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực và tập trung chỉ đạo để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA”.
Về trường hợp quan chức Việt Nam bị nghi liên quan tới vụ PCI, Thủ tướng nói Việt Nam đã ngừng công tác của quan chức liên quan và “sẽ làm nghiêm việc này, nhưng phải đảm bảo đúng pháp luật”.
Như vậy, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam trong 15 năm qua (1993 - 2008), tính đến thời điểm hiện tại đã đạt hơn 47,4 tỷ USD. Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế tái khởi động chương trình ODA cho Việt Nam tháng 11/1993 đến nay, đã có tới 22 tỷ USD được giải ngân trong tổng số 42,5 tỷ USD vốn ODA cam kết, tính đến trước khi diễn ra hội nghị CG lần này.