Cảng Hà Lan tới Việt Nam tìm đối tác
Hỏi chuyện ông Wim Van Sluis RA, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Cảng Rotterdam, nhân chuyến khảo sát tới Việt Nam
Hỏi chuyện ông Wim Van Sluis RA, Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Cảng Rotterdam, nhân chuyến khảo sát tới Việt Nam.
Vì sao Hội đồng Cảng Rotterdam chọn Việt Nam là điểm đến cho chuyến khảo sát này?
Chúng tôi đã để ý đến Việt Nam từ năm ngoái. Năm vừa qua, chúng tôi tổ chức hội thảo ở Hà Lan và có mời các Hiệp hội Việt Nam đại diện cho những nhà xuất khẩu muốn xuất hàng sang Rotterdam và EU. Chuyến đi sang Việt Nam lần này (từ ngày 10-14/3/2008) là bước tiếp theo trong việc tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác với Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước châu Á gần đây có nhiều mối quan hệ hợp tác với cảng chúng tôi. Những năm gần đây, Việt Nam phát triển nhanh về kinh tế, nhất là đã xuất khẩu nhiều hàng hóa sang châu Âu. Cộng đồng châu Âu có 27 nước. Cảng Rotterdam như là cổng chính cho hàng hóa Việt Nam vào châu Âu. Thực tế, hơn một nửa hàng hóa của Việt Nam xuất sang châu Âu đã thông qua cảng Rotterdam.
Vậy Hội đồng đã tìm thấy cơ hội hợp tác nào với Việt Nam cho chuyến đi này?
Chúng tôi thấy có nhiều cơ hội để hợp tác với Việt Nam và có ý định hợp tác bằng hình thức liên doanh. Chúng tôi đã có buổi nói chuyện với VinaMarine và Vinalines tại Hà Nội, đại diện cảng Đà Nẵng và Sài Gòn. Từ đó xem xét khả năng nào có thể hợp tác được. Cảng Rotterdam có 2 bộ phận riêng biệt: bộ phận cảng (nghiên cứu chiến lược phát triển cảng, hạ tầng cơ sở) và dịch vụ logistic.
Dịch vụ logistic sẽ được đoàn chúng tôi chú trọng trong chuyến đi sang Việt Nam lần này. Chúng tôi tìm kiếm cơ hội hợp tác về vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam - Rotterdam và từ cảng Rotterdam sang châu Âu. Chúng tôi sẽ xem xét tiềm năng Việt Nam, tìm hiểu lượng hàng hóa vận chuyển giữa Việt Nam và Rotterdam.
Tôi nghĩ trong 5 năm tới, vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Rotterdam sẽ tăng lên đáng kể. Vì Việt Nam đang phát triển. Hơn nữa, 20% các doanh nghiệp Hà Lan đang đầu tư ở Trung Quốc có xu hướng chuyển sang Việt Nam, khi đó sẽ nảy sinh nhiều nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa Rotterdam -Việt Nam.
Qua những địa phương mà đoàn khảo sát, theo ông, nơi nào hấp dẫn nhất để hợp tác?
Thật sự còn sớm để trả lời hợp tác với cảng nào, chúng tôi sẽ có đánh giá sau chuyến đi. Nhưng chúng tôi nghĩ cảng phía Nam có thể là khu vực hợp lý vì là đầu mối kinh tế của cả nước, nhiều công ty lớn kể cả phần lớn công ty Hà Lan tập trung ở khu vực này.
Theo ông, đâu là điểm mạnh nhất và yếu nhất của hoạt động logistic tại Việt Nam? Hội đồng Cảng Rotterdam định hợp tác để phát triển điểm mạnh hay nhằm khai thác điểm yếu ở hoạt động logistic tại Việt Nam?
Điểm mạnh đó là vị trí của Việt Nam. Nhất là khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác thương mại với các nước. Còn điểm yếu nhất là hệ thống hạ tầng cơ sở.
Không riêng gì Hà Lan mà tất cả các nước châu Âu đều nhận thấy Việt Nam đang trong quá trình chuyển giao từ nước đang phát triển sang nước phát triển.
Do đó, trong quá trình này sẽ có điểm yếu vừa có điểm mạnh. Chúng tôi đặt mục đích hợp tác theo hướng đẩy mạnh thế mạnh Việt Nam và giúp khắc phục điểm yếu. Ngoài quan hệ hỗ trợ phát triển, chúng tôi quan tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa 2 bên.
Vì sao Hội đồng Cảng Rotterdam chọn Việt Nam là điểm đến cho chuyến khảo sát này?
Chúng tôi đã để ý đến Việt Nam từ năm ngoái. Năm vừa qua, chúng tôi tổ chức hội thảo ở Hà Lan và có mời các Hiệp hội Việt Nam đại diện cho những nhà xuất khẩu muốn xuất hàng sang Rotterdam và EU. Chuyến đi sang Việt Nam lần này (từ ngày 10-14/3/2008) là bước tiếp theo trong việc tìm kiếm thêm cơ hội hợp tác với Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước châu Á gần đây có nhiều mối quan hệ hợp tác với cảng chúng tôi. Những năm gần đây, Việt Nam phát triển nhanh về kinh tế, nhất là đã xuất khẩu nhiều hàng hóa sang châu Âu. Cộng đồng châu Âu có 27 nước. Cảng Rotterdam như là cổng chính cho hàng hóa Việt Nam vào châu Âu. Thực tế, hơn một nửa hàng hóa của Việt Nam xuất sang châu Âu đã thông qua cảng Rotterdam.
Vậy Hội đồng đã tìm thấy cơ hội hợp tác nào với Việt Nam cho chuyến đi này?
Chúng tôi thấy có nhiều cơ hội để hợp tác với Việt Nam và có ý định hợp tác bằng hình thức liên doanh. Chúng tôi đã có buổi nói chuyện với VinaMarine và Vinalines tại Hà Nội, đại diện cảng Đà Nẵng và Sài Gòn. Từ đó xem xét khả năng nào có thể hợp tác được. Cảng Rotterdam có 2 bộ phận riêng biệt: bộ phận cảng (nghiên cứu chiến lược phát triển cảng, hạ tầng cơ sở) và dịch vụ logistic.
Dịch vụ logistic sẽ được đoàn chúng tôi chú trọng trong chuyến đi sang Việt Nam lần này. Chúng tôi tìm kiếm cơ hội hợp tác về vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam - Rotterdam và từ cảng Rotterdam sang châu Âu. Chúng tôi sẽ xem xét tiềm năng Việt Nam, tìm hiểu lượng hàng hóa vận chuyển giữa Việt Nam và Rotterdam.
Tôi nghĩ trong 5 năm tới, vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Rotterdam sẽ tăng lên đáng kể. Vì Việt Nam đang phát triển. Hơn nữa, 20% các doanh nghiệp Hà Lan đang đầu tư ở Trung Quốc có xu hướng chuyển sang Việt Nam, khi đó sẽ nảy sinh nhiều nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa Rotterdam -Việt Nam.
Qua những địa phương mà đoàn khảo sát, theo ông, nơi nào hấp dẫn nhất để hợp tác?
Thật sự còn sớm để trả lời hợp tác với cảng nào, chúng tôi sẽ có đánh giá sau chuyến đi. Nhưng chúng tôi nghĩ cảng phía Nam có thể là khu vực hợp lý vì là đầu mối kinh tế của cả nước, nhiều công ty lớn kể cả phần lớn công ty Hà Lan tập trung ở khu vực này.
Theo ông, đâu là điểm mạnh nhất và yếu nhất của hoạt động logistic tại Việt Nam? Hội đồng Cảng Rotterdam định hợp tác để phát triển điểm mạnh hay nhằm khai thác điểm yếu ở hoạt động logistic tại Việt Nam?
Điểm mạnh đó là vị trí của Việt Nam. Nhất là khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác thương mại với các nước. Còn điểm yếu nhất là hệ thống hạ tầng cơ sở.
Không riêng gì Hà Lan mà tất cả các nước châu Âu đều nhận thấy Việt Nam đang trong quá trình chuyển giao từ nước đang phát triển sang nước phát triển.
Do đó, trong quá trình này sẽ có điểm yếu vừa có điểm mạnh. Chúng tôi đặt mục đích hợp tác theo hướng đẩy mạnh thế mạnh Việt Nam và giúp khắc phục điểm yếu. Ngoài quan hệ hỗ trợ phát triển, chúng tôi quan tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa 2 bên.