Chân dung người lật tẩy Volkswagen nói dối
Thoạt nhìn, Daniel Carder không có vẻ gì của một người vừa “hạ bệ” một trong những công ty hùng mạnh nhất thế giới
Daniel Carder - một kỹ sư 45 tuổi, với bề ngoài từ tốn, mái tóc muối tiêu và mặc quần jean xanh - không có vẻ gì của một người vừa “hạ bệ” một trong những công ty hùng mạnh nhất thế giới.
Nhưng theo hãng tin CNBC, Carder và nhóm nghiên cứu nhỏ của ông thuộc Đại học Tây Virginia, Mỹ chính là những người đã làm được điều đó.
Chỉ bằng một nghiên cứu trị giá 50.000 USD, Carder và đồng nghiệp đã đưa ra những bằng chứng đầu tiên về việc hãng xe Đức Volkswagen lừa dối khách hàng Mỹ về mức khí thải. Họ đã “châm ngòi” cho một vụ bê bối đe dọa vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp ôtô, uy tín và cả tình hình tài chính của hãng xe khổng lồ này.
“Cuộc thử nghiệm mà chúng tôi tiến hành đã mở ra một câu chuyện lớn”, Carder nói về nhóm nghiên cứu của ông và dự án nghiên cứu phát hiện ra mức phát thải trên thực tế của xe chạy diesel do Volkswagen sản xuất cao hơn nhiều so với kết quả của các cuộc thử nghiệm chính thức do cơ quan chức năng Mỹ tiến hành.
Đây là dự án nghiên cứu được cấp vốn bởi tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Quốc tế về Giao thông sạch (ICCT), tiến hành vào cuối năm 2012 và hoàn tất vào tháng 5/2013. Sau đó, kết quả nghiên cứu này đã được chứng thực bởi kết quả nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) và Ủy ban Tài nguyên không khí California (CARB).
Nhóm nghiên cứu của Carder - bao gồm Carder, một giáo sư, hai nghiên cứu sinh, và một giảng viên - đã thực hiện các bài thử nghiệm trên đường quanh Los Angeles, tới vùng Bờ Tây, tới Seattle. Kết quả thu được khiến nhóm nghiên cứu ban đầu nghi ngờ mình đã làm điều gì đó sai.
“Chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch quá lớn. Một xe cho thấy mức phát thải cao gấp 15-35 lần cho phép, trong khi mức phát thải của xe kia chênh 10-20 lần”, Carder - người hiện là Giám đốc lâm thời Trung tâm Nhiên liệu thay thế thuộc Đại học Tây Virginia - kể lại.
Kết quả này được nhóm nghiên cứu của Carder công bố trên một diễn đàn mở cách đây gần một năm rưỡi. Carder nói ông cảm thấy ngạc nhiên vì sau một thời gian dài tưởng như im ắng, mọi chuyện bỗng chốc trở nên “rùm beng” như hiện nay.
Những chiếc xe mà nhóm của Carder dùng để tiến hành nghiên cứu bao gồm một chiếc Volkswagen Passat, một chiếc Volkswagen Jetta, và một chiếc BMW X5. Không giống như hai chiếc Volkswagen, chiếc BMW cho mức phát thải bằng hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép - Carder cho biết.
Đại học Tây Virginia nới Carder đang công tác đã từng có nhiều nghiên cứu mang tính đột phá trong lĩnh vực khí thải. Cách đây 15 năm, trường này giúp tạo ra công nghệ đầu tiên về đo lượng khí thải của xe khi vận hành trên đường.
Về phần mình, Carder thuộc một nhóm gồm 15 thành viên của trường vào năm 1998 từng cùng cơ quan chức năng Mỹ “lật tẩy” một loạt hãng sản xuất động cơ diesel hạng nặng như Caterpillar và Cummins Engine Co. có hành vi gian lận mức khí thải.
Các hãng này đã phải nộp phạt 83,4 triệu USD sau khi bị phát hiện bán động cơ có gắn thiết bị “nói dối” cho phép động cơ đáp ứng tiêu chuẩn của EPA trong quá trình kiểm nghiệm, nhưng có mức phát thải cao gấp nhiều lần khi hoạt động ngoài thực tế.
Khi vụ bê bối của Volkswagen vỡ lở vào hôm thứ Sáu tuần trước, một số nhà sản xuất động cơ diesel nói trên đã liên lạc với Carder. “Họ gọi điện và nói với tôi: ‘Các anh làm tốt lắm’. Một số người nói: ‘Tại sao họ không học được gì từ sai lầm trước đây của chúng tôi?’”.
Khi nói về vai trò của mình trong việc phát giác hành vi gian lận của Volkswagen, Carder nói ông và các đồng sự không hề có cảm giác vui sướng khi cầm trên tay kết quả nghiên cứu và biết đó là kết quả thật chứ không phải là nhầm lẫn.
“Không hề có điều gì khuyến khích chúng tôi thành công hay thất bại trong việc này cả. Chúng tôi chỉ không muốn môi trường bị ô nhiễm”, Carder phát biểu.
Nhưng theo hãng tin CNBC, Carder và nhóm nghiên cứu nhỏ của ông thuộc Đại học Tây Virginia, Mỹ chính là những người đã làm được điều đó.
Chỉ bằng một nghiên cứu trị giá 50.000 USD, Carder và đồng nghiệp đã đưa ra những bằng chứng đầu tiên về việc hãng xe Đức Volkswagen lừa dối khách hàng Mỹ về mức khí thải. Họ đã “châm ngòi” cho một vụ bê bối đe dọa vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp ôtô, uy tín và cả tình hình tài chính của hãng xe khổng lồ này.
“Cuộc thử nghiệm mà chúng tôi tiến hành đã mở ra một câu chuyện lớn”, Carder nói về nhóm nghiên cứu của ông và dự án nghiên cứu phát hiện ra mức phát thải trên thực tế của xe chạy diesel do Volkswagen sản xuất cao hơn nhiều so với kết quả của các cuộc thử nghiệm chính thức do cơ quan chức năng Mỹ tiến hành.
Đây là dự án nghiên cứu được cấp vốn bởi tổ chức phi lợi nhuận Hội đồng Quốc tế về Giao thông sạch (ICCT), tiến hành vào cuối năm 2012 và hoàn tất vào tháng 5/2013. Sau đó, kết quả nghiên cứu này đã được chứng thực bởi kết quả nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) và Ủy ban Tài nguyên không khí California (CARB).
Nhóm nghiên cứu của Carder - bao gồm Carder, một giáo sư, hai nghiên cứu sinh, và một giảng viên - đã thực hiện các bài thử nghiệm trên đường quanh Los Angeles, tới vùng Bờ Tây, tới Seattle. Kết quả thu được khiến nhóm nghiên cứu ban đầu nghi ngờ mình đã làm điều gì đó sai.
“Chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch quá lớn. Một xe cho thấy mức phát thải cao gấp 15-35 lần cho phép, trong khi mức phát thải của xe kia chênh 10-20 lần”, Carder - người hiện là Giám đốc lâm thời Trung tâm Nhiên liệu thay thế thuộc Đại học Tây Virginia - kể lại.
Kết quả này được nhóm nghiên cứu của Carder công bố trên một diễn đàn mở cách đây gần một năm rưỡi. Carder nói ông cảm thấy ngạc nhiên vì sau một thời gian dài tưởng như im ắng, mọi chuyện bỗng chốc trở nên “rùm beng” như hiện nay.
Những chiếc xe mà nhóm của Carder dùng để tiến hành nghiên cứu bao gồm một chiếc Volkswagen Passat, một chiếc Volkswagen Jetta, và một chiếc BMW X5. Không giống như hai chiếc Volkswagen, chiếc BMW cho mức phát thải bằng hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép - Carder cho biết.
Đại học Tây Virginia nới Carder đang công tác đã từng có nhiều nghiên cứu mang tính đột phá trong lĩnh vực khí thải. Cách đây 15 năm, trường này giúp tạo ra công nghệ đầu tiên về đo lượng khí thải của xe khi vận hành trên đường.
Về phần mình, Carder thuộc một nhóm gồm 15 thành viên của trường vào năm 1998 từng cùng cơ quan chức năng Mỹ “lật tẩy” một loạt hãng sản xuất động cơ diesel hạng nặng như Caterpillar và Cummins Engine Co. có hành vi gian lận mức khí thải.
Các hãng này đã phải nộp phạt 83,4 triệu USD sau khi bị phát hiện bán động cơ có gắn thiết bị “nói dối” cho phép động cơ đáp ứng tiêu chuẩn của EPA trong quá trình kiểm nghiệm, nhưng có mức phát thải cao gấp nhiều lần khi hoạt động ngoài thực tế.
Khi vụ bê bối của Volkswagen vỡ lở vào hôm thứ Sáu tuần trước, một số nhà sản xuất động cơ diesel nói trên đã liên lạc với Carder. “Họ gọi điện và nói với tôi: ‘Các anh làm tốt lắm’. Một số người nói: ‘Tại sao họ không học được gì từ sai lầm trước đây của chúng tôi?’”.
Khi nói về vai trò của mình trong việc phát giác hành vi gian lận của Volkswagen, Carder nói ông và các đồng sự không hề có cảm giác vui sướng khi cầm trên tay kết quả nghiên cứu và biết đó là kết quả thật chứ không phải là nhầm lẫn.
“Không hề có điều gì khuyến khích chúng tôi thành công hay thất bại trong việc này cả. Chúng tôi chỉ không muốn môi trường bị ô nhiễm”, Carder phát biểu.