Chính thức vào WTO: Thời điểm đẩy mạnh cải cách
Việt Nam sẽ chọn lựa kịch bản phát triển nào trong thời gian tới sau khi đã chính thức vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)?
Ngày hôm nay, 11/1/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
>>Bản tóm tắt cơ bản về cam kết WTO của Việt Nam
Việc trở thành thành viên WTO với các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam là hợp lý và phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. Nghĩa vụ tuân thủ những quy tắc của tổ chức này chắc chắn sẽ thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách nhanh và mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Đây là nhận định của phần lớn các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Theo đánh giá của Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội, những thỏa thuận đạt được trong các văn kiện gia nhập WTO là nằm trong các phương án đặt ra và có một số điểm thuận lợi hơn so với các nước đi trước. Việt Nam cũng tận dụng được những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển, lùi được thời hạn thực hiện một số cam kết.
Cam kết gia nhập WTO hợp lý
Dẫn những cam kết được nhìn nhận là phù hợp của Việt Nam, cơ quan này đề cập đến các cam kết về nội dung các doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động theo tiêu chí thương mại, xóa bỏ các trợ cấp của Nhà nước trái với quy định của WTO.
Như vậy, việc thực hiện các cam kết với WTO sẽ là một động lực tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.
Về trợ cấp phi nông nghiệp, đoàn đàm phán cũng đã đạt được thỏa thuận về lộ trình 5 năm cho việc cắt giảm dần các ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu được cấp trước ngày ta gia nhập WTO. Việc ta không phải cam kết gì về trợ cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước là một thuận lợi so với một số nước có nền kinh tế chuyển đổi khác.
Tuy nhiên theo nhận định từ Chính phủ, mặc dù đàm phán được thời gian chuyển đổi khá dài nhưng trong tương lại gần, để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, cũng phải tính tới việc điều chỉnh dần chính sách trợ cấp để tiến tới loại bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu đối với hàng phi nông sản. Vấn đề quan trọng đặt ra lúc này là Chính phủ cần sớm có kế hoạch điều chỉnh chính sách trợ cấp với phương thức phù hợp đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh đó, những cam kết của Việt Nam không khỏi đặt ra một số băn khoăn cho doanh nghiệp. Đơn cử như họ cho rằng cam kết về mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như xe tải nguyên chiếc là vẫn còn khá cao mà lộ trình cắt giảm thuế tương đối dài; trong khi đó mức thuế nhập khẩu phụ tùng xe tải lại thấp.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo hộ sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu có chất lượng tốt, giá thành hạ và đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội đã có đề nghị Chính phủ nghiên cứu để trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mức và lộ trình bảo hộ, tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn và có lợi cho người tiêu dùng.
Một số ý kiến cũng cho rằng, chúng ta có ít lợi thế cạnh tranh nhưng đã cam kết đủ 11 ngành dịch vụ với trên 110 phân ngành, trong đó có các dịch vụ nhạy cảm như tài chính, viễn thông, giáo dục, văn hóa và giải trí; mức độ cam kết của ta cao hơn so với cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ.
Một số ý kiến khác nhận thấy, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc mở cửa thị trường dịch vụ. Việc bảo hộ một số ngành dịch vụ là cần thiết nhưng không nên lạm dụng, dễ gây trì trệ cho sự phát triển kinh tế trong nước.
Cam kết thúc đẩy cải cách
Theo các chuyên gia, cam kết gia nhập WTO của Việt Nam là một trong ba nhân tố chính thúc đẩy Việt Nam cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới, bên cạnh yếu tố Ban lãnh đạo mới sau Đại hội Đảng X và Việt Nam đang ở vào thời điểm thu hút sự chú ý và niềm tin của cộng đồng quốc tế.
Ông Carl Thayer, giáo sư chính trị ở Học viện Quốc phòng Australia, một nhà Việt Nam học nhận xét rằng quá trình đổi mới đã bị chậm lại trong 5 năm qua, mặc dù tiến bộ Việt Nam thu được trong hai thập kỷ qua là rất rõ ràng bởi xuất phát điểm thấp.
“Nhưng bây giờ thì khác. Việt Nam đã đi đúng hướng và đang có động lực rất lớn để thực hiện đổi mới sâu sắc và toàn diện hơn”, giáo sư Carl Thayer nhận định.
Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban nghiên cứu Chính sách hội nhập kinh tế Quốc tế (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho biết giới quan sát quốc tế đã từng đưa ra 4 kịch bản cho sự phát triển sắp tới của Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam quay lại những chính sách cũ trước đổi mới, đặc biệt với giới kinh doanh và đầu tư.
Thứ hai, cải cách của Việt Nam sẽ tiến hành ngập ngừng, thận trọng, kiểu “dò đá qua sông”.
Thứ ba, Việt Nam sẽ ngày càng nhất quán hơn với nền kinh tế thị trường và hội nhập mở cửa, nhưng các chính sách vẫn không được xây dựng một cách đồng bộ. Đây là bối cảnh của 5 năm qua với những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập quốc tế, trong khi cải cách hành chính và cải cách doanh nghiệp Nhà nước còn quá chậm.
Và cuối cùng là Việt Nam sẽ có làn sóng cải cách mới, nhất quán hoàn toàn với nền kinh tế thị trường và cam kết hội nhập bằng sự thay đổi chính sách mang tính tổng thể và mạnh mẽ.
“Với những gì đang diễn ra, tôi tin chắc là Việt Nam sẽ phát triển theo kịch bản 3 và 4 trong những năm tới”, ông Thành nhận định.
Cùng quan điểm trên, ông Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng kịch bản phát triển của Việt Nam vài năm tới sau khi gia nhập WTO sẽ tích cực và phù hợp hơn với những tiêu chuẩn quốc tế.
“Trên thực tế, Chính phủ đã cam kết đẩy mạnh tốc độ cải cách, và đã đề ra định hướng phát triển kinh tế xã hội đưa Việt Nam tới những mục tiêu rõ ràng trong 10 năm nữa. Việt Nam ngày nay không đặt ra vấn đề có cải cách hay không nữa, mà là cải cách với tốc độ như thế nào dưới áp lực của những cam kết quốc tế”, ông Pincus nhận xét.
Phần lớn giới chuyên gia nhận định những thách thức lớn đối với Việt Nam trong thời gian tới là duy trì tăng trưởng kinh tế 8%/năm để tạo ra 1,6 triệu việc làm một năm, và, mức tăng trưởng đó phải bền vững và công bằng. Ngoài ra, vấn đề tham nhũng, thực thi luật pháp, bảo vệ môi trường..., cũng sẽ là những nội dung rất cần được lưu tâm.
Nhưng điều quan trọng là, theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong việc xây dựng thể chế. Theo Chuyên gia kinh tế trưởng của UNDP, Chính phủ Việt Nam sẽ phải nâng cao trách nhiệm giải trình, đảm bảo tính minh bạch trong việc ra chính sách và phải thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính.
“Tới đây, Chính phủ sẽ là nhà cung cấp các dịch vụ, và sẽ giữ vai trò trọng tài, chứ không phải người chơi, chấm dứt tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi còn tồn tại ở đâu đó”, vị chuyên gia này khuyến cáo.
>>Bản tóm tắt cơ bản về cam kết WTO của Việt Nam
Việc trở thành thành viên WTO với các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam là hợp lý và phù hợp với trình độ phát triển của đất nước. Nghĩa vụ tuân thủ những quy tắc của tổ chức này chắc chắn sẽ thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách nhanh và mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Đây là nhận định của phần lớn các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Theo đánh giá của Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội, những thỏa thuận đạt được trong các văn kiện gia nhập WTO là nằm trong các phương án đặt ra và có một số điểm thuận lợi hơn so với các nước đi trước. Việt Nam cũng tận dụng được những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển, lùi được thời hạn thực hiện một số cam kết.
Cam kết gia nhập WTO hợp lý
Dẫn những cam kết được nhìn nhận là phù hợp của Việt Nam, cơ quan này đề cập đến các cam kết về nội dung các doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động theo tiêu chí thương mại, xóa bỏ các trợ cấp của Nhà nước trái với quy định của WTO.
Như vậy, việc thực hiện các cam kết với WTO sẽ là một động lực tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước.
Về trợ cấp phi nông nghiệp, đoàn đàm phán cũng đã đạt được thỏa thuận về lộ trình 5 năm cho việc cắt giảm dần các ưu đãi đầu tư dành cho sản xuất hàng xuất khẩu được cấp trước ngày ta gia nhập WTO. Việc ta không phải cam kết gì về trợ cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước là một thuận lợi so với một số nước có nền kinh tế chuyển đổi khác.
Tuy nhiên theo nhận định từ Chính phủ, mặc dù đàm phán được thời gian chuyển đổi khá dài nhưng trong tương lại gần, để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, cũng phải tính tới việc điều chỉnh dần chính sách trợ cấp để tiến tới loại bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu đối với hàng phi nông sản. Vấn đề quan trọng đặt ra lúc này là Chính phủ cần sớm có kế hoạch điều chỉnh chính sách trợ cấp với phương thức phù hợp đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh đó, những cam kết của Việt Nam không khỏi đặt ra một số băn khoăn cho doanh nghiệp. Đơn cử như họ cho rằng cam kết về mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như xe tải nguyên chiếc là vẫn còn khá cao mà lộ trình cắt giảm thuế tương đối dài; trong khi đó mức thuế nhập khẩu phụ tùng xe tải lại thấp.
Vấn đề đặt ra ở đây là cần xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo hộ sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu có chất lượng tốt, giá thành hạ và đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội đã có đề nghị Chính phủ nghiên cứu để trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mức và lộ trình bảo hộ, tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn và có lợi cho người tiêu dùng.
Một số ý kiến cũng cho rằng, chúng ta có ít lợi thế cạnh tranh nhưng đã cam kết đủ 11 ngành dịch vụ với trên 110 phân ngành, trong đó có các dịch vụ nhạy cảm như tài chính, viễn thông, giáo dục, văn hóa và giải trí; mức độ cam kết của ta cao hơn so với cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ.
Một số ý kiến khác nhận thấy, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc mở cửa thị trường dịch vụ. Việc bảo hộ một số ngành dịch vụ là cần thiết nhưng không nên lạm dụng, dễ gây trì trệ cho sự phát triển kinh tế trong nước.
Cam kết thúc đẩy cải cách
Theo các chuyên gia, cam kết gia nhập WTO của Việt Nam là một trong ba nhân tố chính thúc đẩy Việt Nam cải cách mạnh mẽ trong thời gian tới, bên cạnh yếu tố Ban lãnh đạo mới sau Đại hội Đảng X và Việt Nam đang ở vào thời điểm thu hút sự chú ý và niềm tin của cộng đồng quốc tế.
Ông Carl Thayer, giáo sư chính trị ở Học viện Quốc phòng Australia, một nhà Việt Nam học nhận xét rằng quá trình đổi mới đã bị chậm lại trong 5 năm qua, mặc dù tiến bộ Việt Nam thu được trong hai thập kỷ qua là rất rõ ràng bởi xuất phát điểm thấp.
“Nhưng bây giờ thì khác. Việt Nam đã đi đúng hướng và đang có động lực rất lớn để thực hiện đổi mới sâu sắc và toàn diện hơn”, giáo sư Carl Thayer nhận định.
Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban nghiên cứu Chính sách hội nhập kinh tế Quốc tế (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho biết giới quan sát quốc tế đã từng đưa ra 4 kịch bản cho sự phát triển sắp tới của Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam quay lại những chính sách cũ trước đổi mới, đặc biệt với giới kinh doanh và đầu tư.
Thứ hai, cải cách của Việt Nam sẽ tiến hành ngập ngừng, thận trọng, kiểu “dò đá qua sông”.
Thứ ba, Việt Nam sẽ ngày càng nhất quán hơn với nền kinh tế thị trường và hội nhập mở cửa, nhưng các chính sách vẫn không được xây dựng một cách đồng bộ. Đây là bối cảnh của 5 năm qua với những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập quốc tế, trong khi cải cách hành chính và cải cách doanh nghiệp Nhà nước còn quá chậm.
Và cuối cùng là Việt Nam sẽ có làn sóng cải cách mới, nhất quán hoàn toàn với nền kinh tế thị trường và cam kết hội nhập bằng sự thay đổi chính sách mang tính tổng thể và mạnh mẽ.
“Với những gì đang diễn ra, tôi tin chắc là Việt Nam sẽ phát triển theo kịch bản 3 và 4 trong những năm tới”, ông Thành nhận định.
Cùng quan điểm trên, ông Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng kịch bản phát triển của Việt Nam vài năm tới sau khi gia nhập WTO sẽ tích cực và phù hợp hơn với những tiêu chuẩn quốc tế.
“Trên thực tế, Chính phủ đã cam kết đẩy mạnh tốc độ cải cách, và đã đề ra định hướng phát triển kinh tế xã hội đưa Việt Nam tới những mục tiêu rõ ràng trong 10 năm nữa. Việt Nam ngày nay không đặt ra vấn đề có cải cách hay không nữa, mà là cải cách với tốc độ như thế nào dưới áp lực của những cam kết quốc tế”, ông Pincus nhận xét.
Phần lớn giới chuyên gia nhận định những thách thức lớn đối với Việt Nam trong thời gian tới là duy trì tăng trưởng kinh tế 8%/năm để tạo ra 1,6 triệu việc làm một năm, và, mức tăng trưởng đó phải bền vững và công bằng. Ngoài ra, vấn đề tham nhũng, thực thi luật pháp, bảo vệ môi trường..., cũng sẽ là những nội dung rất cần được lưu tâm.
Nhưng điều quan trọng là, theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong việc xây dựng thể chế. Theo Chuyên gia kinh tế trưởng của UNDP, Chính phủ Việt Nam sẽ phải nâng cao trách nhiệm giải trình, đảm bảo tính minh bạch trong việc ra chính sách và phải thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính.
“Tới đây, Chính phủ sẽ là nhà cung cấp các dịch vụ, và sẽ giữ vai trò trọng tài, chứ không phải người chơi, chấm dứt tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi còn tồn tại ở đâu đó”, vị chuyên gia này khuyến cáo.