08:39 10/03/2008

Chứng khoán Mỹ đánh mất thành quả của hơn một năm

Duy Cường

Ngày 8/3, thị trường chứng khoán Mỹ xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua, trong khi lãi suất cơ bản có thể sẽ tiếp tục giảm

Chứng khoán Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý tới hiệu quả của những gói giải pháp của Nhà Trắng và những tác động có thể xảy ra sau khi quyết định của FED được đưa ra vào ngày 18/3 tới.
Chứng khoán Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý tới hiệu quả của những gói giải pháp của Nhà Trắng và những tác động có thể xảy ra sau khi quyết định của FED được đưa ra vào ngày 18/3 tới.
Ngày 8/3, thị trường chứng khoán Mỹ xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua, trong khi lãi suất cơ bản có thể sẽ tiếp tục giảm.

Ngày giao dịch cuối tuần qua, Phố Wall đã chứng kiến sự suy giảm của thị trường chứng khoán. Chỉ số Dow Jones giảm 146,7 điểm (1,2%), đóng cửa ở mức 11,893.69 điểm, mức thấp nhất kể từ 11/10/2006.

Trong khi đó, chỉ số Standard & Poor's 500 cũng giảm 10.97 điểm (0,8%) - đóng cửa ở mức 1.293,37 điểm, mức thấp nhất kể từ 23/8/2006. Chỉ số Nasdaq giảm 8,01 điểm (0,4%) - đóng cửa ở mức 2.212,49 điểm, mức thấp nhất kể từ 11/9/2006. Khối lượng giao dịch của thị trường chứng khoán New York đạt 1,7 tỷ cổ phiếu, ở Nasdaq là 2,38 tỷ cổ phiếu.

Như vậy, trong tuần qua chỉ số Dow Jones giảm 3,04 %, S&P giảm 2,8% và Nasdaq giảm 2,6%.

Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực nhà đất và tín dụng, giá dầu tăng… đang khiến kinh tế đi xuống. Những lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ đã cuốn phăng thành quả của thị trường chứng khoán trong hơn một năm qua.

Năm 2007, các nhà đầu tư đã liên tục hò reo khi chỉ số Down Jones lần lượt vượt đỉnh 13.000 điểm, 14.000 điểm. Trong khi chỉ số S&P 500 vượt qua mốc 1.527 điểm và 1.550 điểm. Tuy vậy, đến hôm nay thành quả đó đã “xuống sông xuống biển”.

Trước những khó khăn của nền kinh tế, Nhà Trắng đang có những giải pháp kích thích nền kinh tế Mỹ với gói hỗ trợ 168 tỷ USD và sẽ được thực hiện trong tháng 5 tới. Và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục cắt giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế đầu tàu của thế giới. Kể từ giữa tháng 9/2007 đến nay, FED đã cắt giảm 2,25% điểm và đang duy trì mức lãi suất cơ bản ở mức 3%.

Chuyên gia kinh tế của J.P. Morgan, Bruce Kasman dự đoán, mức lãi suất sẽ tiếp tục giảm thêm 0.75% điểm trong cuộc họp của FED vào ngày 18/3 tới.

Một động thái khác, sắp tới FED sẽ đưa ra đấu giá khoản vay cho các ngân hàng trị giá 100 tỷ USD vào ngày 10 và 24 tháng 3. Đồng USD liên tục mất giá so với Euro và xu hướng này có thể còn tiếp diễn sau những dự báo FED tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Trước đó, ngày 7/3, bản báo cáo về tình trạng thất nghiệp tăng 0,1% từ 4,8% - 4,9 % và được dự báo sẽ tăng lên 5%. Trong tháng 2, giới chủ Mỹ đã đẩy 63.000 người mất việc. Đây là mức giảm lớn nhất trong vòng 5 năm qua.

Thông tin nữa, lòng tin của người tiêu dùng đối với nền kinh tế đã xuống mức do lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế. Giá năng lượng tăng cao, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York đã tăng lên 105,15 USD/thùng.

Chứng khoán Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý tới hiệu quả của những gói giải pháp của Nhà Trắng và những tác động có thể xảy ra sau khi quyết định của FED được đưa ra vào ngày 18/3 tới.