09:37 15/03/2008

Chứng khoán thế giới: Niềm tin lung lay

Duy Cường

Ngày 14/3, thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm, nguy cơ khủng hoảng tín dụng Mỹ đang lan ra ngoài biên giới

Các nhà đầu tư vẫn tiếp tục bị ám ảnh bởi khả năng khủng hoảng tài chính có thể xảy ra.
Các nhà đầu tư vẫn tiếp tục bị ám ảnh bởi khả năng khủng hoảng tài chính có thể xảy ra.
Ngày 14/3, thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm, nguy cơ khủng hoảng tín dụng Mỹ đang lan ra ngoài biên giới.

Chứng khoán châu Á: Mây đen kéo về

Nhiều chỉ số của thị trường chứng khoán châu Á có ngày thứ hai giảm điểm, điểm nổi bật là thị trường chứng khoán Singapore “lẳng lặng” tăng.

Các nhà đầu tư vẫn tiếp tục bị ám ảnh bởi khả năng khủng hoảng tài chính có thể xảy ra. Trong khi đó, đồng Yên lên giá ( 99,84 JPY/1 USD), gần chạm mức cao nhất trong 12 năm qua (99.77 JPY/1 USD). Điều này làm tăng những lo ngại đối với các nhà xuất khẩu của Nhật.

Những thông tin đó đã đẩy chỉ số Nikkei N225 giảm 191,84 điểm, tương đương 1,54%, đóng cửa ở mức 12.241.60, mức thấp nhất trong hai năm rưỡi qua.

Như vậy trong tuần này, chỉ số Nikkei đã giảm 4,2% và mất 20% so với năm 2007.

Cùng xu hướng giảm điểm với thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 64,5 điểm, tương đương 0,29%, đóng cửa ở mức 22,237.11.

Tính chung trong tuần qua, chỉ số Hang Seng đã mất 1,2% dù có ba phiên tăng đầu tuần.

Trong khi đó, chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tiếp tục giảm -0.95%, Taiwan Weighted của Đài Loan kết thúc phiên cuối tuần với mức giảm 0,6%, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,22%. Đáng chú nhất, chỉ số Straits Times của Singapore một mình tăng điểm với mức tăng 1,19%.

Chứng khoán Châu Âu: Tiếp tục tin xấu

Chỉ số giá tiêu dùng của châu Âu tăng (3,3%) cao hơn những dự báo trước đó của các chuyên gia kinh tế, điều này đã thúc đẩy Ngân hàng Châu Âu (ECB) phải nỗ lực để đưa tỷ lệ lãi suất thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Chỉ số FTSE giảm điểm ngày thứ hai với mức giảm -60.70 điểm, tương ứng với -1,07%, đóng cửa ở mức 5.631,70.

Trong khi đó, hai chỉ số DAX của Đức và CAC 40 của Pháp cũng đều giảm, trong đó DAX giảm -48.66 điểm, tương đương -0,75%. Chỉ số CAC 40 giảm 38,04 điểm(-0,82%).

Chứng khoán Mỹ: Khả năng cắt giảm lãi suất

Chủ tịch FED tuyên bố đã, đang và sẽ làm mọi việc để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng xem ra tổ chức này khó có thể “chiến đấu” cùng lúc với hai mục tiêu là chống suy thoái kinh tế và khủng hoảng tín dụng.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 194,65 điểm, tương đương 1,6%, đóng cửa ở mức 11.951,09. Chỉ số S&P 500 giảm 17,34 điểm, tương ứng 2,08%, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ở mức 1.288,14.

Giống như hai chỉ số trên, chỉ số Nasdaq giảm 51,12 điểm, tương đương 2,26%, đóng cửa ở mức 2.212,49

Nhiều chuyên gia dự báo, rất có thể vào phiên họp ngày 18/3 tới, FED sẽ buộc phải cắt giảm lãi suất cơ bản từ 0,75 - 1% điểm để kích thích nền kinh tế, nhưng điều này sẽ làm đồng USD mất giá thêm và sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều nền kinh tế, đặc biệt là những nước xuất khẩu nhiều hàng hoá vào Mỹ.

Thị trường Chỉ số Phiên trước Đóng cửa Tăng / giảm (điểm) Tăng / giảm (%)
Mỹ Dow Jones 12.145,74 11.951,09  -194.65 -1,60
Nasdaq 2.263,61  2.212,49 51.12 -2,26
S&P 500 1.315,48 1.288,14 -27.34 -2,08
Anh FTSE 100 5.692,40 5.631,70  -60.70 -1,07
Đức DAX 6.500,56  6.451,90  -48.66  -0,75
Pháp CAC 40 4.630,19 4.592,15 

 -38.04

-0,82
Đài Loan Taiwan Weighted 8.210,99 8.161,39 -49,60 -0,60
Nhật Nikkei 225 12.433,44 12.241,60  -191,84 -1,54
Hồng Kông Hang Seng 22.301,64 22.237,11  -64,53 -0,29
Hàn Quốc KOSPI Composite 1.615,62 1.600,26 -15,36 -0,95
Singapore Straits Times 2.805,55 2.839,01 +33,46 +1,19
Trung Quốc Shanghai Composite 3.971,26 3.962,67 -8,58 -0,22