Cổ đông Hoa Sen đồng ý xây siêu dự án thép Cà Ná
Dự án có công suất 16 triệu tấn một năm với vốn đầu tư dự kiến khoảng hơn 10 tỷ USD
Tại đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra ngày 6/9, cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG - HOSE) đã thông qua chủ trương đầu tư dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận.
Dự án có công suất 16 triệu tấn một năm, với vốn đầu tư dự kiến khoảng hơn 10 tỷ USD, tương đương hơn 230.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Hoa Sen sẽ triển khai dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận theo 5 giai đoạn từ 2017 đến năm 2031. Khi hoàn thành, dự án có thể tạo việc làm cho khoảng 45.000 lao động.
Giai đoạn đầu tiên thực hiện trong năm 2017-2018 với diện tích sử dụng là 240 ha đất, công suất 1,5 triệu tấn và dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.
Tại đại hội, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoa Sen cho biết, các doanh nghiệp trong ngành thép hiện nay như Hoà Phát đang có lợi nhuận rất tốt từ thép, vì vậy Hoa Sen muốn đầu tư để chia nhỏ miếng bánh lớn này.
Về nguồn vốn đầu tư, ông Lê Phước Vũ tiết lộ Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã cam kết cho vay 500 triệu USD, nên Hoa Sen chưa có ý định phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Tuy nhiên, về dài hạn vốn của Hoa Sen sẽ tăng lên khoảng 10.000 tỷ đồng vào năm 2026.
Về công nghệ luyện thép, ông Vũ cho biết sẽ chia sẻ với cổ đông sau. Tuy nhiên, ông Vũ cũng thừa nhận làm công nghiệp chắc chắn sẽ có ô nhiễm, nhưng với công nghệ hiện đại thì có thể xử lý được vấn đề này.
“Tôi cam kết không sử dụng công nghệ như Formosa nên sẽ không xảy ra sự cố môi trường. Công nghệ luyện cốc của Hoa Sen là luyện cốc khô. Trong giai đoạn đầu với công suất 1,5 triệu tấn, chúng tôi cũng sẽ nhập khẩu chứ chưa đầu tư luyện cốc”, ông Vũ khẳng định trước cổ đông.
Nói về việc sử dụng nước biển để luyện thép, ông Vũ khẳng định nhiều nhà máy thép trên thế giới đã sử dụng nước lọc từ nước biển để sản xuất. Tại Việt Nam đã có dự án của tập đoàn Doosan Hàn Quốc ở Dung Quất chuyên sản xuất các thiết bị lọc nước biển xuất khẩu sang Trung Đông. Hơn nữa, tỉnh Ninh Thuận cũng cam kết cung cấp nước sạch cho dự án.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2020 cả nước sẽ có nhu cầu dùng 27 triệu tấn thép và đến năm 2030 nâng lên 35 triệu tấn.
Trong khi đó, nếu tính cả Formosa giai đoạn 1 đi vào hoạt động với công suất khoảng 7,5 triệu tấn thì lượng thép sản xuất trong nước vẫn thiếu so với với nhu cầu.
Do vậy, theo ông Vũ, dự án của Hoa Sen khi hoàn thành có thể đáp ứng đủ nhu cầu thép dùng trong nước.
Tập đoàn Hoa Sen hiện chiếm 40% thị phần tôn và hơn 20% thị phần ống thép trong nước, xuất khẩu sản phẩm tới 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dự án có công suất 16 triệu tấn một năm, với vốn đầu tư dự kiến khoảng hơn 10 tỷ USD, tương đương hơn 230.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Hoa Sen sẽ triển khai dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận theo 5 giai đoạn từ 2017 đến năm 2031. Khi hoàn thành, dự án có thể tạo việc làm cho khoảng 45.000 lao động.
Giai đoạn đầu tiên thực hiện trong năm 2017-2018 với diện tích sử dụng là 240 ha đất, công suất 1,5 triệu tấn và dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.
Tại đại hội, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoa Sen cho biết, các doanh nghiệp trong ngành thép hiện nay như Hoà Phát đang có lợi nhuận rất tốt từ thép, vì vậy Hoa Sen muốn đầu tư để chia nhỏ miếng bánh lớn này.
Về nguồn vốn đầu tư, ông Lê Phước Vũ tiết lộ Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã cam kết cho vay 500 triệu USD, nên Hoa Sen chưa có ý định phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Tuy nhiên, về dài hạn vốn của Hoa Sen sẽ tăng lên khoảng 10.000 tỷ đồng vào năm 2026.
Về công nghệ luyện thép, ông Vũ cho biết sẽ chia sẻ với cổ đông sau. Tuy nhiên, ông Vũ cũng thừa nhận làm công nghiệp chắc chắn sẽ có ô nhiễm, nhưng với công nghệ hiện đại thì có thể xử lý được vấn đề này.
“Tôi cam kết không sử dụng công nghệ như Formosa nên sẽ không xảy ra sự cố môi trường. Công nghệ luyện cốc của Hoa Sen là luyện cốc khô. Trong giai đoạn đầu với công suất 1,5 triệu tấn, chúng tôi cũng sẽ nhập khẩu chứ chưa đầu tư luyện cốc”, ông Vũ khẳng định trước cổ đông.
Nói về việc sử dụng nước biển để luyện thép, ông Vũ khẳng định nhiều nhà máy thép trên thế giới đã sử dụng nước lọc từ nước biển để sản xuất. Tại Việt Nam đã có dự án của tập đoàn Doosan Hàn Quốc ở Dung Quất chuyên sản xuất các thiết bị lọc nước biển xuất khẩu sang Trung Đông. Hơn nữa, tỉnh Ninh Thuận cũng cam kết cung cấp nước sạch cho dự án.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2020 cả nước sẽ có nhu cầu dùng 27 triệu tấn thép và đến năm 2030 nâng lên 35 triệu tấn.
Trong khi đó, nếu tính cả Formosa giai đoạn 1 đi vào hoạt động với công suất khoảng 7,5 triệu tấn thì lượng thép sản xuất trong nước vẫn thiếu so với với nhu cầu.
Do vậy, theo ông Vũ, dự án của Hoa Sen khi hoàn thành có thể đáp ứng đủ nhu cầu thép dùng trong nước.
Tập đoàn Hoa Sen hiện chiếm 40% thị phần tôn và hơn 20% thị phần ống thép trong nước, xuất khẩu sản phẩm tới 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.