Có hay không “hỏi mồi” trên nghị trường?
Đại biểu Quốc hội còn băn khoăn, liệu có tình trạng chất vấn “mồi” ở kỳ họp thứ 4 vừa qua
Tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/12 về chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ 5 (tháng 5/2013), Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nêu, ở phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, nhiều người phản ánh, liệu rằng có tình trạng “mớm” vấn đề hỏi để trả lời, giống như là “em phải bấm nút đăng ký sớm và hỏi cho anh để anh trả lời cho hết thời gian”.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng nói rõ, đây là ông “phản ánh”, chứ không kết luận.
Cũng liên quan đến rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 4, ông Sơn cho rằng có vị trả lời chất vấn còn nặng về kể thành tích, né vấn đề, khiến cho không ít đại biểu nhận xét rằng "nghe trả lời xong còn thấy bực thêm".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì nhận xét, các phiên chất vấn có tiến bộ rõ rệt, song cũng đồng tình với một số ý kiến khác là nên quy định khi chất vấn trực tiếp tại hội trường chỉ nêu từ 1 đến 2 câu hỏi bức xúc nhất, còn lại đề nghị chất chất vấn bằng văn bản.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và một số ý kiến khác, thì cần xem lại xem có nhất thiết cứ trong 2,5 ngày tiến hành chất vấn 5 thành viên Chính phủ hay không. Vì theo một số vị đại biểu, họ không có đủ thời gian để hỏi đến cùng vấn đề, thà ít mà trao đổi đến nơi đến chốn thì tốt hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khen, nhiều đại biểu hơn hẳn bộ trưởng khi nói rất gọn, hỏi rất sâu, sắc sảo, trong khi một số vị bộ trưởng trả lời còn dài lằng nhằng.
Ông cũng nói rằng, tất cả các phiên thảo luận tại Quốc hội nên được truyền hình trực tiếp, "chẳng có gì nhạy cảm cả, với dân cứ nói thật hết, sinh hoạt của Quốc hội càng minh bạch công khai càng tốt".
Hai việc mới, một luật khó
Điều hành phiên thảo luận này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, có hai việc mới và một luật khó của kỳ họp Quốc hội thứ 5.
Khó, đó là dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dù đã được thảo luận với thời lượng nhiều hơn các dự án luật khác tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, song theo Chủ tịch thì không chỉ nhiều đại biểu mà ngay cả trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng còn có ý kiến băn khoăn là liệu sang năm 2013 đã có thể ban hành được hay chưa?
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh dự án này còn nhiều ý kiến khác nhau. Đây là dự án luật có nhiều chính sách rất lớn, nếu Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật không vào cuộc chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường thì không biết có thông qua được vào kỳ họp tới hay không. Tinh thần của Quốc hội là phải lấy ý kiến nhân dân về dự án luật này cùng với dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Lưu nói.
Bên cạnh luật khó, hai việc mới được Chủ tịch nhấn mạnh là việc thảo luận “sát sàn sạt” vào việc tiếp thu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và tiến hành lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Ở phiên họp này, vào chiều 12/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến (lần đầu) về dự thảo hướng dẫn thi hành nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Sau khi thông qua quy trình cần tập trung chuẩn bị thật kỹ để có thể triển khai đạt kết quả cao ở kỳ họp tới, Chủ tịch yêu cầu.
Nhấn mạnh lấy phiếu tín nhiệm là công việc được cử tri rất mong chờ, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị phải tập trung chăm lo cho việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên diễn ra tại Quốc hội đạt được yêu cầu đề ra.
Với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trước khi Quốc hội tiếp tục thảo luận ở kỳ họp tới, tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo lần 2, trong một buổi họp không có sự tham dự của báo chí.
Ngoài các nội dung nói trên, kỳ họp tới của Quốc hội, theo tờ trình của Văn phòng Quốc hội, sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến vào 8 dự án luật khác.
Trong thời gian 22,5 ngày, khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào ngày 18/6/2013, dự kiến thời gian dành cho nội dung lấy phiếu tín nhiệm là 0,5 ngày.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng nói rõ, đây là ông “phản ánh”, chứ không kết luận.
Cũng liên quan đến rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 4, ông Sơn cho rằng có vị trả lời chất vấn còn nặng về kể thành tích, né vấn đề, khiến cho không ít đại biểu nhận xét rằng "nghe trả lời xong còn thấy bực thêm".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì nhận xét, các phiên chất vấn có tiến bộ rõ rệt, song cũng đồng tình với một số ý kiến khác là nên quy định khi chất vấn trực tiếp tại hội trường chỉ nêu từ 1 đến 2 câu hỏi bức xúc nhất, còn lại đề nghị chất chất vấn bằng văn bản.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và một số ý kiến khác, thì cần xem lại xem có nhất thiết cứ trong 2,5 ngày tiến hành chất vấn 5 thành viên Chính phủ hay không. Vì theo một số vị đại biểu, họ không có đủ thời gian để hỏi đến cùng vấn đề, thà ít mà trao đổi đến nơi đến chốn thì tốt hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khen, nhiều đại biểu hơn hẳn bộ trưởng khi nói rất gọn, hỏi rất sâu, sắc sảo, trong khi một số vị bộ trưởng trả lời còn dài lằng nhằng.
Ông cũng nói rằng, tất cả các phiên thảo luận tại Quốc hội nên được truyền hình trực tiếp, "chẳng có gì nhạy cảm cả, với dân cứ nói thật hết, sinh hoạt của Quốc hội càng minh bạch công khai càng tốt".
Hai việc mới, một luật khó
Điều hành phiên thảo luận này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, có hai việc mới và một luật khó của kỳ họp Quốc hội thứ 5.
Khó, đó là dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dù đã được thảo luận với thời lượng nhiều hơn các dự án luật khác tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, song theo Chủ tịch thì không chỉ nhiều đại biểu mà ngay cả trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng còn có ý kiến băn khoăn là liệu sang năm 2013 đã có thể ban hành được hay chưa?
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh dự án này còn nhiều ý kiến khác nhau. Đây là dự án luật có nhiều chính sách rất lớn, nếu Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật không vào cuộc chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường thì không biết có thông qua được vào kỳ họp tới hay không. Tinh thần của Quốc hội là phải lấy ý kiến nhân dân về dự án luật này cùng với dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Lưu nói.
Bên cạnh luật khó, hai việc mới được Chủ tịch nhấn mạnh là việc thảo luận “sát sàn sạt” vào việc tiếp thu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và tiến hành lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Ở phiên họp này, vào chiều 12/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến (lần đầu) về dự thảo hướng dẫn thi hành nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Sau khi thông qua quy trình cần tập trung chuẩn bị thật kỹ để có thể triển khai đạt kết quả cao ở kỳ họp tới, Chủ tịch yêu cầu.
Nhấn mạnh lấy phiếu tín nhiệm là công việc được cử tri rất mong chờ, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị phải tập trung chăm lo cho việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên diễn ra tại Quốc hội đạt được yêu cầu đề ra.
Với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trước khi Quốc hội tiếp tục thảo luận ở kỳ họp tới, tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo lần 2, trong một buổi họp không có sự tham dự của báo chí.
Ngoài các nội dung nói trên, kỳ họp tới của Quốc hội, theo tờ trình của Văn phòng Quốc hội, sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến vào 8 dự án luật khác.
Trong thời gian 22,5 ngày, khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào ngày 18/6/2013, dự kiến thời gian dành cho nội dung lấy phiếu tín nhiệm là 0,5 ngày.