Cung đường hàng hiệu: Có tiền chưa chắc được thuê
Giới kinh doanh thời trang gọi khu vực này là cung đường của đẳng cấp, bởi lẽ có tiền chưa chắc tìm được chỗ
Các trung tâm mua sắm mới đi vào hoạt động, gắn liền với sự xuất hiện của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu khiến cho khu vực Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn và Lê Lợi trở thành cung đường hàng hiệu cao cấp nhất ở Sài Gòn và có giá mặt bằng cho thuê cũng thuộc hàng đắt nhất hiện nay.
Cuối tháng 4, cao ốc Vincom với trung tâm thương mại rộng đến gần 58.000m2, trong đó có nhiều thương hiệu nổi tiếng, bắt đầu đón khách. Giá thuê tầng hầm ở đây cũng xấp xỉ giá thuê tầng lầu ở một trung tâm lân cận.
Rào cản vô hình
Sự xuất hiện của các cửa hàng thời trang hàng hiệu như Louis Vuitton, Versace, Milano, Lacoste, Espirit, Omega… đưa Đồng Khởi thành con đường có giá thuê mặt bằng thuộc loại cao nhất Sài Gòn.
Giới kinh doanh thời trang gọi khu vực này là cung đường của đẳng cấp, bởi lẽ có tiền chưa chắc tìm được chỗ. Vincom Center có giá cho thuê lên đến 250 USD/m2/tháng ở vị trí đẹp, mà nhà kinh doanh muốn đưa hàng vào bán phải có thương hiệu được xếp hạng trên thế giới thì mới hy vọng thuê được quầy ở tầng trệt hay lầu. Nếu không, xin mời xuống tầng hầm.
Việc Louis Vuitton chiếm lĩnh tầng trệt của Opera View trở thành rào cản vô hình với các nhà kinh doanh nhãn hiệu khác ngay cả những lúc toà nhà này có quầy trống. Chủ đầu tư của Opera View, ông Lê Văn Cành, phụ trách công ty Artex Sài Gòn từng nói, công ty có chính sách ưu tiên cho những thương hiệu quốc tế thuê.
Một số chủ doanh nghiệp khi tìm hiểu thuê quầy tại Parkson, thường được hỏi ngay là sản phẩm mang nhãn gì, xếp hạng quốc gia và quốc tế thế nào. Ngay cả thương xá Tax góc Nguyễn Huệ - Lê Lợi, cũng ưu tiên dành các vị trí đẹp ở tầng trệt cho hàng hiệu.
Trong quý 3/2010 này, dự kiến trung tâm mua sắm cao cấp do công ty DAFC (Duy Anh Fashion Cosmetic) hợp tác đầu tư cùng Saigontourist đi vào hoạt động ở góc Nguyễn Huệ - Lê Lợi. Theo thông tin từ DAFC, mặt bằng này sẽ có các thương hiệu thời trang nổi tiếng toàn cầu như Chanel, Burberry, Ferragamo, Bally, Zegna… trên diện tích gần 2.000m2.
Đối diện nơi này, khu thương mại đang xây trên nền Eden cũ cũng dự kiến sẽ có những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Mặt bằng giá thuê mới
Trước đây, giới kinh doanh mặt bằng tiết lộ, nhà kinh doanh sản phẩm Louis Vuitton có được giá hời khi thuê mười năm với mức chỉ 15.000 USD/tháng. Nhưng nhà đầu tư toà nhà Opera View đã cho rằng rẻ hay mắc là tuỳ vào thời điểm, tuỳ vào cách tính theo từng quầy hay cả mặt bằng lớn. Theo họ, giá trên đúng theo thị trường vào giai đoạn khai trương Opera View.
Sự xuất hiện của Vincom đã đẩy giá thuê mặt bằng trong khu vực này lên một nấc giá mới. Nếu như trước đây một doanh nghiệp Việt Nam kỳ kèo giá thuê hàng tháng trên lầu ở thương xá Tax lên đến 65 USD cho mỗi mét vuông thì hiện nay giá này chỉ hơn phân nửa giá thuê quầy trong tầng hầm của Vincom. Chưa kể tới yêu cầu khách phải thuê nguyên quầy hàng diện tích đến 70m2. Thuê để kinh doanh ăn uống tầng hầm B3 cũng đã trên 70 USD/m2/tháng. Bởi nếu không thuê sẽ có người khác vào ngay.
Không chỉ trung tâm thương mại mới có giá cao, kín chỗ mà các mặt bằng cho thuê nhỏ hay lớn, cũng không còn chỗ trống. Năm 2009, một cửa hàng có chiều ngang rộng 4m giá bình quân mỗi tháng 4.000 USD thì nay giá tăng thêm 25%. Chỉ cần mặt tiền rộng thêm một chút, thì giá có thể tăng gấp đôi. Những mặt tiền rộng từ 6m trở lên giá có thể tăng theo cấp số nhân tuỳ thương lượng.
Một nhà kinh doanh đã thuê cửa hàng lớn trên đường Đồng Khởi có bề ngang khoảng 7 x 12m, thêm tầng lầu làm văn phòng vào tháng 2.2009 với mức giá gần 30.000 USD mỗi tháng. Đã vậy, hợp đồng yêu cầu ký bốn năm, đặt cọc trước sáu tháng. Hai tháng sau, hợp đồng này được một nhãn hàng nước ngoài ngỏ ý sang lại, với giá tăng gấp rưỡi.
Theo công ty CB Richard Ellis (CBRE), thị trường bán lẻ Tp.HCM vẫn đầy lạc quan vì khách thuê buộc phải cạnh tranh gay gắt để thuê được số hiếm mặt bằng đẹp còn trống. Quý 1/2010 chứng kiến giá thuê tăng đều trên toàn thành phố và xu hướng này sẽ tiếp diễn trong quý 2.
Theo đơn vị chuyên về môi giới và quản lý địa ốc này, thị trường sẽ tiếp tục phát triển cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, trong tương lai gần, khu trung tâm vẫn sẽ là lựa chọn ưu tiên và các nhà bán lẻ buộc phải cạnh tranh với nhau để giành được những mặt bằng hiếm hoi sắp tham gia vào thị trường.
Bích Thủy (SGTT)
Cuối tháng 4, cao ốc Vincom với trung tâm thương mại rộng đến gần 58.000m2, trong đó có nhiều thương hiệu nổi tiếng, bắt đầu đón khách. Giá thuê tầng hầm ở đây cũng xấp xỉ giá thuê tầng lầu ở một trung tâm lân cận.
Rào cản vô hình
Sự xuất hiện của các cửa hàng thời trang hàng hiệu như Louis Vuitton, Versace, Milano, Lacoste, Espirit, Omega… đưa Đồng Khởi thành con đường có giá thuê mặt bằng thuộc loại cao nhất Sài Gòn.
Giới kinh doanh thời trang gọi khu vực này là cung đường của đẳng cấp, bởi lẽ có tiền chưa chắc tìm được chỗ. Vincom Center có giá cho thuê lên đến 250 USD/m2/tháng ở vị trí đẹp, mà nhà kinh doanh muốn đưa hàng vào bán phải có thương hiệu được xếp hạng trên thế giới thì mới hy vọng thuê được quầy ở tầng trệt hay lầu. Nếu không, xin mời xuống tầng hầm.
Việc Louis Vuitton chiếm lĩnh tầng trệt của Opera View trở thành rào cản vô hình với các nhà kinh doanh nhãn hiệu khác ngay cả những lúc toà nhà này có quầy trống. Chủ đầu tư của Opera View, ông Lê Văn Cành, phụ trách công ty Artex Sài Gòn từng nói, công ty có chính sách ưu tiên cho những thương hiệu quốc tế thuê.
Một số chủ doanh nghiệp khi tìm hiểu thuê quầy tại Parkson, thường được hỏi ngay là sản phẩm mang nhãn gì, xếp hạng quốc gia và quốc tế thế nào. Ngay cả thương xá Tax góc Nguyễn Huệ - Lê Lợi, cũng ưu tiên dành các vị trí đẹp ở tầng trệt cho hàng hiệu.
Trong quý 3/2010 này, dự kiến trung tâm mua sắm cao cấp do công ty DAFC (Duy Anh Fashion Cosmetic) hợp tác đầu tư cùng Saigontourist đi vào hoạt động ở góc Nguyễn Huệ - Lê Lợi. Theo thông tin từ DAFC, mặt bằng này sẽ có các thương hiệu thời trang nổi tiếng toàn cầu như Chanel, Burberry, Ferragamo, Bally, Zegna… trên diện tích gần 2.000m2.
Đối diện nơi này, khu thương mại đang xây trên nền Eden cũ cũng dự kiến sẽ có những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Mặt bằng giá thuê mới
Trước đây, giới kinh doanh mặt bằng tiết lộ, nhà kinh doanh sản phẩm Louis Vuitton có được giá hời khi thuê mười năm với mức chỉ 15.000 USD/tháng. Nhưng nhà đầu tư toà nhà Opera View đã cho rằng rẻ hay mắc là tuỳ vào thời điểm, tuỳ vào cách tính theo từng quầy hay cả mặt bằng lớn. Theo họ, giá trên đúng theo thị trường vào giai đoạn khai trương Opera View.
Sự xuất hiện của Vincom đã đẩy giá thuê mặt bằng trong khu vực này lên một nấc giá mới. Nếu như trước đây một doanh nghiệp Việt Nam kỳ kèo giá thuê hàng tháng trên lầu ở thương xá Tax lên đến 65 USD cho mỗi mét vuông thì hiện nay giá này chỉ hơn phân nửa giá thuê quầy trong tầng hầm của Vincom. Chưa kể tới yêu cầu khách phải thuê nguyên quầy hàng diện tích đến 70m2. Thuê để kinh doanh ăn uống tầng hầm B3 cũng đã trên 70 USD/m2/tháng. Bởi nếu không thuê sẽ có người khác vào ngay.
Không chỉ trung tâm thương mại mới có giá cao, kín chỗ mà các mặt bằng cho thuê nhỏ hay lớn, cũng không còn chỗ trống. Năm 2009, một cửa hàng có chiều ngang rộng 4m giá bình quân mỗi tháng 4.000 USD thì nay giá tăng thêm 25%. Chỉ cần mặt tiền rộng thêm một chút, thì giá có thể tăng gấp đôi. Những mặt tiền rộng từ 6m trở lên giá có thể tăng theo cấp số nhân tuỳ thương lượng.
Một nhà kinh doanh đã thuê cửa hàng lớn trên đường Đồng Khởi có bề ngang khoảng 7 x 12m, thêm tầng lầu làm văn phòng vào tháng 2.2009 với mức giá gần 30.000 USD mỗi tháng. Đã vậy, hợp đồng yêu cầu ký bốn năm, đặt cọc trước sáu tháng. Hai tháng sau, hợp đồng này được một nhãn hàng nước ngoài ngỏ ý sang lại, với giá tăng gấp rưỡi.
Theo công ty CB Richard Ellis (CBRE), thị trường bán lẻ Tp.HCM vẫn đầy lạc quan vì khách thuê buộc phải cạnh tranh gay gắt để thuê được số hiếm mặt bằng đẹp còn trống. Quý 1/2010 chứng kiến giá thuê tăng đều trên toàn thành phố và xu hướng này sẽ tiếp diễn trong quý 2.
Theo đơn vị chuyên về môi giới và quản lý địa ốc này, thị trường sẽ tiếp tục phát triển cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, trong tương lai gần, khu trung tâm vẫn sẽ là lựa chọn ưu tiên và các nhà bán lẻ buộc phải cạnh tranh với nhau để giành được những mặt bằng hiếm hoi sắp tham gia vào thị trường.
Bích Thủy (SGTT)