Dân có được tiếp cận thông tin kinh doanh độc quyền?
Dự án Luật Tiếp cận thông tin đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp sáng 12/8
Sau nhiều năm chuẩn bị, dự án Luật Tiếp cận thông tin đã được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp sáng 12/8.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa 12, Bộ Tư pháp đã tiến hành xây dựng dự án Luật Tiếp cận thông tin và đã trình Chính phủ vào tháng 7/2009.
Ngay sau đó, dự án luật đã được chỉnh lý một bước theo ý kiến của các thành viên Chính phủ và theo đã được trình xin ý kiến Bộ Chính trị vào tháng 3/2010. Bộ Chính trị đã họp, cho ý kiến về dự án Luật này và giao Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo luật để trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp, ông Cường cho biết.
Ít có dự án luật nào kéo dài hai nhiệm kỳ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu bình luận.
Tự do tiếp cận, nhưng...
Dự thảo luật nêu rõ, công dân có quyền tiếp cận thông tin, tự do tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước công khai, yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin và sử dụng thông tin theo quy định của luật này.
Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định và trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Tuy nhiên, cụ thể hóa các quy định này thế nào để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của dân thì còn rất nhiều băn khoăn từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được làm ảnh hưởng đến các quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, như quyền về bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh, bí mật nhà nước...
Vì vậy, để Luật Tiếp cận thông tin có tính khả thi cao thì cần phải giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề về thông tin được tiếp cận, người được quyền tiếp cận, người có trách nhiệm cung cấp thông tin, điều kiện, phương thức, trình tự, thủ tục để thực hiện quyền tiếp cận thông tin. trường hợp cơ quan nhà nước được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin….
Cũng như các ý kiến khác, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển còn băn khoăn về phạm vi điều chỉnh của dự án luật.
Luật chỉ điều chỉnh cung cấp thông tin giữa nhà nước và công dân thôi, thế còn giữa cơ quan nhà nước với nhau thì sao? Ông Hiển đặt câu hỏi.
Một số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật cho rằng, luật tiếp cận thông tin cần quy định chung về việc tiếp cận thông tin của mọi chủ thể, không chỉ giới hạn đối với cá nhân, ông Lý cho biết.
Liên quan đến chủ thể cung cấp thông tin, một số thành viên cơ quan thẩm tra đề nghị cần nghiên cứu mở rộng chủ thể cung cấp thông tin bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước đều có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Cũng có ý kiến đề nghị nên mở rộng chủ thể cung cấp thông tin bao gồm cả tổ chức Đảng, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết.
Không nên giới hạn chỉ các cơ quan nhà nước thuần túy như thế, các tổ chức nên đưa vào hết, Đảng quan trọng vô cùng tận nên không nên giới hạn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị.
Dân có được tiếp cận thông tin kinh doanh độc quyền?
Công dân được tiếp cận những thông tin nào cũng là câu hỏi được nhiều ý kiến đề cập tại phiên thảo luận.
Dự thảo luật quy định cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin là cơ quan đã tạo ra và nắm giữ thông tin trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà không có trách nhiệm cung cấp thông tin do nhận được từ cơ quan khác.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi, thì nên quy định loại thông tin gì liên quan đến lợi ích của dân, của cộng đồng thì phải cung cấp chứ không phải là do ai tạo ra.
Chỉ cung cấp do cơ quan nhà nước tạo ra là hơi hẹp, nên mở rộng hơn đến những thông tin liên qian đén tài chính tài sản công, dự án, công trình và những thông tin liên quan đến lợi ích của xã hội, ông Thi góp ý.
Đồng tình quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, nếu dân muốn hỏi về quy hoạch hay cụ thể về một dịch bệnh nào đó thì đó là nhu cầu đó là có thật và luật này phải tạo cơ chế thuận lợi mang tính phục vụ thực sự để dân có quyền tiếp cận thông tin. Còn nếu đặt nặng vấn đề phải trả đủ phí mới cung cấp thì tính phục vụ có vẻ "hơi yêu yếu".
Có những thông tin công dân rất cần, ví dụ liên quan đến kinh doanh độc quyền nhà nước như xăng, dầu , điện thì dân có được tiếp cận hay không, cơ quan nhà nước có phải cung cấp cho công dân không thì luật không đề cập, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề.
"Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng để lần sau trình ra quy định tại dự thảo luật sẽ cụ thể hơn", Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, sau khi lắng nghe toàn bộ các góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Cường cũng nói thêm, ban soạn thảo dự kiến đến 2019 - 2020, Luật Tiếp cận thông tin mới có hiệu lực để đảm bảo điều kiện thực thi, nhưng cũng có ý kiến cho rằng như vậy quá lâu nên dự thảo luật vẫn đang để trống thời điểm luật có hiệu lực thi hành.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa 12, Bộ Tư pháp đã tiến hành xây dựng dự án Luật Tiếp cận thông tin và đã trình Chính phủ vào tháng 7/2009.
Ngay sau đó, dự án luật đã được chỉnh lý một bước theo ý kiến của các thành viên Chính phủ và theo đã được trình xin ý kiến Bộ Chính trị vào tháng 3/2010. Bộ Chính trị đã họp, cho ý kiến về dự án Luật này và giao Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo luật để trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp, ông Cường cho biết.
Ít có dự án luật nào kéo dài hai nhiệm kỳ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu bình luận.
Tự do tiếp cận, nhưng...
Dự thảo luật nêu rõ, công dân có quyền tiếp cận thông tin, tự do tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước công khai, yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin và sử dụng thông tin theo quy định của luật này.
Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định và trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Tuy nhiên, cụ thể hóa các quy định này thế nào để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của dân thì còn rất nhiều băn khoăn từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được làm ảnh hưởng đến các quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác, như quyền về bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh, bí mật nhà nước...
Vì vậy, để Luật Tiếp cận thông tin có tính khả thi cao thì cần phải giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề về thông tin được tiếp cận, người được quyền tiếp cận, người có trách nhiệm cung cấp thông tin, điều kiện, phương thức, trình tự, thủ tục để thực hiện quyền tiếp cận thông tin. trường hợp cơ quan nhà nước được từ chối yêu cầu cung cấp thông tin….
Cũng như các ý kiến khác, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển còn băn khoăn về phạm vi điều chỉnh của dự án luật.
Luật chỉ điều chỉnh cung cấp thông tin giữa nhà nước và công dân thôi, thế còn giữa cơ quan nhà nước với nhau thì sao? Ông Hiển đặt câu hỏi.
Một số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật cho rằng, luật tiếp cận thông tin cần quy định chung về việc tiếp cận thông tin của mọi chủ thể, không chỉ giới hạn đối với cá nhân, ông Lý cho biết.
Liên quan đến chủ thể cung cấp thông tin, một số thành viên cơ quan thẩm tra đề nghị cần nghiên cứu mở rộng chủ thể cung cấp thông tin bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp nhà nước đều có trách nhiệm cung cấp thông tin.
Cũng có ý kiến đề nghị nên mở rộng chủ thể cung cấp thông tin bao gồm cả tổ chức Đảng, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết.
Không nên giới hạn chỉ các cơ quan nhà nước thuần túy như thế, các tổ chức nên đưa vào hết, Đảng quan trọng vô cùng tận nên không nên giới hạn, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị.
Dân có được tiếp cận thông tin kinh doanh độc quyền?
Công dân được tiếp cận những thông tin nào cũng là câu hỏi được nhiều ý kiến đề cập tại phiên thảo luận.
Dự thảo luật quy định cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin là cơ quan đã tạo ra và nắm giữ thông tin trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà không có trách nhiệm cung cấp thông tin do nhận được từ cơ quan khác.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi, thì nên quy định loại thông tin gì liên quan đến lợi ích của dân, của cộng đồng thì phải cung cấp chứ không phải là do ai tạo ra.
Chỉ cung cấp do cơ quan nhà nước tạo ra là hơi hẹp, nên mở rộng hơn đến những thông tin liên qian đén tài chính tài sản công, dự án, công trình và những thông tin liên quan đến lợi ích của xã hội, ông Thi góp ý.
Đồng tình quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, nếu dân muốn hỏi về quy hoạch hay cụ thể về một dịch bệnh nào đó thì đó là nhu cầu đó là có thật và luật này phải tạo cơ chế thuận lợi mang tính phục vụ thực sự để dân có quyền tiếp cận thông tin. Còn nếu đặt nặng vấn đề phải trả đủ phí mới cung cấp thì tính phục vụ có vẻ "hơi yêu yếu".
Có những thông tin công dân rất cần, ví dụ liên quan đến kinh doanh độc quyền nhà nước như xăng, dầu , điện thì dân có được tiếp cận hay không, cơ quan nhà nước có phải cung cấp cho công dân không thì luật không đề cập, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề.
"Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng để lần sau trình ra quy định tại dự thảo luật sẽ cụ thể hơn", Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, sau khi lắng nghe toàn bộ các góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Cường cũng nói thêm, ban soạn thảo dự kiến đến 2019 - 2020, Luật Tiếp cận thông tin mới có hiệu lực để đảm bảo điều kiện thực thi, nhưng cũng có ý kiến cho rằng như vậy quá lâu nên dự thảo luật vẫn đang để trống thời điểm luật có hiệu lực thi hành.