“Đặt tên là quyền của dân, nhưng phải có thiết chế”
Vẫn trái chiều quan điểm về quy định đặt tên khi sửa đổi Bộ luật Dân sự
Tại sao lại giới hạn 25 chữ cái, mà không phải là giới hạn ở mức độ khác khi đặt tên? Đây là câu hỏi mà đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ, tại phiên thảo luận về dự án Bộ luật Dân sự (chiều 25/6).
Liên quan đến quyền đối với họ, tên, khoản 3 điều 26 dự thảo luật quy định việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số bằng một ký tự mà phải là chữ. Họ, tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái.
Mặc dù cơ quan thẩm tra dự án luật và một số vị đại biểu không tán thành quy định này khi thảo luận ở tổ, song Chính phủ vẫn kiên trì thuyết quan điểm cần thiết phải quy định như như dự thảo luật.
Lý do là, pháp luật chưa có định hướng cụ thể về việc đặt tên cho người dân dẫn tới phát sinh không ít vướng mắc, bất cập giữa việc bảo đảm quyền tự do đặt tên của người dân, sự thuận tiện của người dân trong tham gia giao lưu dân sự và công tác quản lý nhà nước có liên quan.
Nhất trí cao với quy định tại dự thảo luật, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) nói, tên dài, tên ngắn không ảnh hưởng tới vấn đề quốc phòng, vấn đề an ninh về trật tự an toàn xã hội, việc đặt tên là quyền của nhân dân. Nhưng cần phải có một thiết chế để cho cá nhân thực hiện quyền này.
Bởi trong thực tế, có những trường hợp đặt tên quá dài, 35 chữ cái và đến 9 từ, cơ quan hộ tịch vẫn phải đăng ký, ngay cả cơ quan làm giấy phép lái xe, chứng minh thư, nay mai làm thẻ căn cước cũng phải thực hiện. Và như thế phải viết tắt quá nhiều, ngay cả người nhà cũng không thể nhớ hết và rất khó cho việc quản lý.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cũng cho rằng nếu họ, tên quá dài thì các giấy tờ cá nhân không đủ chỗ để ghi đầy đủ họ và tên, nếu viết tắt sẽ gây nhầm lẫn, dẫn đến các giao dịch dân sự hay kiểm tra hành chính không chấp nhận được.
“Nếu không có giới hạn chữ cái đối với tên họ, mà một người dân muốn đặt tên với 100 chữ cái, thì cơ quan nhà nước có chấp nhận hay không?”, ông Cảnh đặt câu hỏi.
“Để thuận tiện cho việc cung cấp giấy tờ cho người dân, tránh bớt rắc rối phát sinh chính họ và cá nhân, tổ chức khác trong giao dịch dân sự hay kiểm tra hành chính vì tên quá dài, tôi tán thành với quy định có giới hạn số chữ cái đối với họ và tên của cá nhân”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh tỏ rõ quan điểm.
Một số vị đại biểu khác cũng cho rằng cần hạn chế số chữ cái khi đặt tên.
Tuy nhiên, theo đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) thì cũng có sự mâu thuẫn ngay trong chính dự thảo luật, khi quy định thứ hai tại khoản 3 điều 26 như trên đã dẫn mâu thuẫn với chính quy định trước đó của khoản này.
Vì việc đặt tên bằng số hay quá 25 chữ cái đều không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ai cả, và cũng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Liên quan đến quyền đối với họ, tên, khoản 3 điều 26 dự thảo luật quy định việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
Tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số bằng một ký tự mà phải là chữ. Họ, tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái.
Mặc dù cơ quan thẩm tra dự án luật và một số vị đại biểu không tán thành quy định này khi thảo luận ở tổ, song Chính phủ vẫn kiên trì thuyết quan điểm cần thiết phải quy định như như dự thảo luật.
Lý do là, pháp luật chưa có định hướng cụ thể về việc đặt tên cho người dân dẫn tới phát sinh không ít vướng mắc, bất cập giữa việc bảo đảm quyền tự do đặt tên của người dân, sự thuận tiện của người dân trong tham gia giao lưu dân sự và công tác quản lý nhà nước có liên quan.
Nhất trí cao với quy định tại dự thảo luật, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) nói, tên dài, tên ngắn không ảnh hưởng tới vấn đề quốc phòng, vấn đề an ninh về trật tự an toàn xã hội, việc đặt tên là quyền của nhân dân. Nhưng cần phải có một thiết chế để cho cá nhân thực hiện quyền này.
Bởi trong thực tế, có những trường hợp đặt tên quá dài, 35 chữ cái và đến 9 từ, cơ quan hộ tịch vẫn phải đăng ký, ngay cả cơ quan làm giấy phép lái xe, chứng minh thư, nay mai làm thẻ căn cước cũng phải thực hiện. Và như thế phải viết tắt quá nhiều, ngay cả người nhà cũng không thể nhớ hết và rất khó cho việc quản lý.
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cũng cho rằng nếu họ, tên quá dài thì các giấy tờ cá nhân không đủ chỗ để ghi đầy đủ họ và tên, nếu viết tắt sẽ gây nhầm lẫn, dẫn đến các giao dịch dân sự hay kiểm tra hành chính không chấp nhận được.
“Nếu không có giới hạn chữ cái đối với tên họ, mà một người dân muốn đặt tên với 100 chữ cái, thì cơ quan nhà nước có chấp nhận hay không?”, ông Cảnh đặt câu hỏi.
“Để thuận tiện cho việc cung cấp giấy tờ cho người dân, tránh bớt rắc rối phát sinh chính họ và cá nhân, tổ chức khác trong giao dịch dân sự hay kiểm tra hành chính vì tên quá dài, tôi tán thành với quy định có giới hạn số chữ cái đối với họ và tên của cá nhân”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh tỏ rõ quan điểm.
Một số vị đại biểu khác cũng cho rằng cần hạn chế số chữ cái khi đặt tên.
Tuy nhiên, theo đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) thì cũng có sự mâu thuẫn ngay trong chính dự thảo luật, khi quy định thứ hai tại khoản 3 điều 26 như trên đã dẫn mâu thuẫn với chính quy định trước đó của khoản này.
Vì việc đặt tên bằng số hay quá 25 chữ cái đều không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ai cả, và cũng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.