“Đầu tư 2011-2012: Cơ hội cho ai”
Hội nghị với chủ đề “Đầu tư 2011-2012: Cơ hội cho ai” vừa chính thức diễn ra tại khách sạn Sheraton, Tp.HCM
Hội nghị với chủ đề “Đầu tư 2011-2012: Cơ hội cho ai” vừa chính thức diễn ra vào ngày 28/7/2011 tại khách sạn Sheraton, Tp.HCM. Đây là hội nghị do Báo Nhịp cầu Đầu tư tổ chức với sự tài trợ chính của ngân hàng Techcombank.
Hội nghị có sự tham dự của các chuyên gia kinh tế thế giới và các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam như: Giáo sư Regina Abrami, giảng viên cao cấp Trường Kinh doanh Harvard (Mỹ); ông Simon Andrews, Giám đốc IFC Khu vực Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam; ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc Gia; ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Hội nghị cũng thu hút được sự quan tâm và tham gia của các lãnh đạo, CEO của 1000 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Đây là hội nghị thường niên được tổ chức từ năm 2008, với mục đích tổng quát và đánh giá lại nền kinh tế Việt Nam trong năm, nhìn nhận và phán đoán những xu hướng mới trong đầu tư và kinh doanh, tìm kiếm các giải pháp khả thi mang tính ứng dụng cao, tạo cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Tại hội nghị, các diễn giả đã bàn bạc những vấn đề thiết thực trong tình hình kinh tế hiện nay như: các biện pháp để giải quyết nghịch lý “dù tiền tệ được thắt chặt nhưng lạm phát vẫn không giảm”, vấn đề tái cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong lúc thị trường đi xuống, các bài học từ các doanh nghiệp Trung Quốc để có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, các phương thức kêu gọi vốn trong thời kỳ khó khăn và đặc biệt là vấn đề sức khỏe ngành ngân hàng trước mục tiêu ổn định vĩ mô do ngân hàng là kênh vốn chính và là xương sống của nền kinh tế.
Vấn đề này được chia làm 2 phần với sự trình bày của hai chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam. Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nói về vấn đề sức ép lãi suất và tăng trưởng tín dụng lên ngân hàng thương mại, trong đó nêu nên những giải pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong ngắn hạn mà không làm méo mó thị trường. Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng Techcombank với tư cách là đại diện duy nhất của ngành ngân hàng trong hội thảo, bàn về giải pháp huy động vốn cho 6 tháng cuối năm, vấn đề cho vay đối với doanh nghiệp ở cả 2 khu vực sản xuất và phi sản xuất đồng thời đưa ra các giải pháp tài chính toàn diện, tối ưu cho doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên biệt.
Là một diễn giả của hội nghị, đồng thời cũng là nhà tài trợ chính, ông Vinh, chia sẻ “đây là một hội nghị lớn, cung cấp cái nhìn tổng quan về kinh tế vĩ mô cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Techcombank mong muốn qua hội nghị này cung cấp cho khách hàng các vấn đề của nền kinh tế và giải pháp thiết thực, đồng thời đưa ra những giải pháp tài chính tối ưu để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời kỳ hiện tại và tận dụng các cơ hội để phát triển, lớn mạnh không ngừng”.
Hội nghị đã cung cấp một lượng lớn kiến thức và những giải pháp thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, đại diện các doanh nghiệp cũng đã có cơ hội trao đổi, trình bày những khó khăn, vướng mắc của mình với những người làm chính sách kinh tế trong nước, qua đó giúp điều chỉnh chính sách phù hợp hơn.
* Tính đến cuối tháng 6/2011, tổng tài sản của Techcombank đã đạt 177.173 tỷ đồng. Với đội ngũ nhân lực lên tới gần 7.300 người cùng sự tham gia điều hành của các chuyên gia nước ngoài, các cán bộ cao cấp giàu kinh nghiệm và một mạng lưới rộng khắp gồm gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và 11.000 máy ATM trong hệ thống BankNet, Smartlink, VNBC, Techcombank hiện phục vụ hơn 2 triệu khách hàng cá nhân và 60.000 khách hàng doanh nghiệp.
Hội nghị có sự tham dự của các chuyên gia kinh tế thế giới và các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam như: Giáo sư Regina Abrami, giảng viên cao cấp Trường Kinh doanh Harvard (Mỹ); ông Simon Andrews, Giám đốc IFC Khu vực Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam; ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc Gia; ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Hội nghị cũng thu hút được sự quan tâm và tham gia của các lãnh đạo, CEO của 1000 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Đây là hội nghị thường niên được tổ chức từ năm 2008, với mục đích tổng quát và đánh giá lại nền kinh tế Việt Nam trong năm, nhìn nhận và phán đoán những xu hướng mới trong đầu tư và kinh doanh, tìm kiếm các giải pháp khả thi mang tính ứng dụng cao, tạo cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Tại hội nghị, các diễn giả đã bàn bạc những vấn đề thiết thực trong tình hình kinh tế hiện nay như: các biện pháp để giải quyết nghịch lý “dù tiền tệ được thắt chặt nhưng lạm phát vẫn không giảm”, vấn đề tái cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong lúc thị trường đi xuống, các bài học từ các doanh nghiệp Trung Quốc để có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, các phương thức kêu gọi vốn trong thời kỳ khó khăn và đặc biệt là vấn đề sức khỏe ngành ngân hàng trước mục tiêu ổn định vĩ mô do ngân hàng là kênh vốn chính và là xương sống của nền kinh tế.
Vấn đề này được chia làm 2 phần với sự trình bày của hai chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam. Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nói về vấn đề sức ép lãi suất và tăng trưởng tín dụng lên ngân hàng thương mại, trong đó nêu nên những giải pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong ngắn hạn mà không làm méo mó thị trường. Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng Techcombank với tư cách là đại diện duy nhất của ngành ngân hàng trong hội thảo, bàn về giải pháp huy động vốn cho 6 tháng cuối năm, vấn đề cho vay đối với doanh nghiệp ở cả 2 khu vực sản xuất và phi sản xuất đồng thời đưa ra các giải pháp tài chính toàn diện, tối ưu cho doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên biệt.
Là một diễn giả của hội nghị, đồng thời cũng là nhà tài trợ chính, ông Vinh, chia sẻ “đây là một hội nghị lớn, cung cấp cái nhìn tổng quan về kinh tế vĩ mô cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Techcombank mong muốn qua hội nghị này cung cấp cho khách hàng các vấn đề của nền kinh tế và giải pháp thiết thực, đồng thời đưa ra những giải pháp tài chính tối ưu để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời kỳ hiện tại và tận dụng các cơ hội để phát triển, lớn mạnh không ngừng”.
Hội nghị đã cung cấp một lượng lớn kiến thức và những giải pháp thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, đại diện các doanh nghiệp cũng đã có cơ hội trao đổi, trình bày những khó khăn, vướng mắc của mình với những người làm chính sách kinh tế trong nước, qua đó giúp điều chỉnh chính sách phù hợp hơn.
* Tính đến cuối tháng 6/2011, tổng tài sản của Techcombank đã đạt 177.173 tỷ đồng. Với đội ngũ nhân lực lên tới gần 7.300 người cùng sự tham gia điều hành của các chuyên gia nước ngoài, các cán bộ cao cấp giàu kinh nghiệm và một mạng lưới rộng khắp gồm gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và 11.000 máy ATM trong hệ thống BankNet, Smartlink, VNBC, Techcombank hiện phục vụ hơn 2 triệu khách hàng cá nhân và 60.000 khách hàng doanh nghiệp.