Đề nghị thu hồi tiền tham nhũng để... tăng lương
Đây là kiến nghị hiếm hoi của cử tri chưa có câu trả lời từ các cơ quan chức năng
Kiên quyết thu hồi số tiền tham nhũng để tăng lương theo lộ trình cho cán bộ, công chức, đồng thời công khai để nhân dân biết là một trong những kiến nghị của cử tri gửi đến Chính phủ.
Cùng với hàng ngàn tâm tư khác, đây là nội dung được nhân dân gửi gắm từ kỳ họp Quốc hội thứ 5, song là kiến nghị hiếm hoi chưa có câu trả lời, theo tập hợp từ các cơ quan chức năng.
Tại đây, cử tri tỉnh An Giang bày tỏ băn khoăn, lo lắng về tình trạng các tập đoàn kinh tế lớn làm ăn thua lỗ, nợ nần, phá sản, một số cán bộ tiêu cực, tham nhũng làm thất thoát tiền của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng… Về việc này Đảng và Nhà nước xử lý ra sao và trách nhiệm lãnh đạo bộ chủ quản như thế nào? cử tri đặt câu hỏi.
Cũng vẫn ở kiến nghị này, cử tri An Giang so sánh, theo luật người dân chỉ vi phạm 2 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, số tiền cần để tăng lương theo lộ trình cho cán bộ, công chức (1.350.000 đồng/mức lương tối thiểu) chỉ có 65 nghìn tỷ đồng, trong khi đó tập đoàn kinh tế tham nhũng lên đến 95 nghìn tỷ đồng….
Đề nghị Chính phủ có biện pháp xử lý mạnh hơn, kịp thời và công bằng, có kế hoạch giám sát các ngành chức năng kiểm điểm về góc độ quản lý nhà nước và kiên quyết thu hồi số tiền tham nhũng để tăng lương theo lộ trình cho cán bộ, công chức, đồng thời công khai để nhân dân biết, cử tri lên tiếng.
Câu trả lời là "Bộ Tài chính đang chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan giải quyết kiến nghị".
Cùng chung sự sốt ruột, cử tri Hải Phòng kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm điểm trách nhiệm của những người đứng đầu, những người chịu trách nhiệm điều hành đối với các đơn vị, tập đoàn kinh tế của nhà nước gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.
Ngay mở đầu, công văn trả lời đã nhắc lại đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Đó là, việc sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm, chưa chặt chẽ, trình độ công nghệ lạc hậu, quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, hiệu quả thấp. Việc phân định chức năng quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu nhà nước còn chưa đủ rõ, thể chế, cơ chế quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước có nhiều sơ hở, yếu kém.
Cơ cấu ngành, lĩnh vực chưa hợp lý, dàn trải, đầu tư ra ngoài kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thất thoát, lãng phí lớn vốn và tài sản nhà nước. Mô hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước chưa hợp lý, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng còn hạn chế.
Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa có sự thống nhất cao về nhận thức đối với doanh nghiệp nhà nước, việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng còn chậm và có nhiều thiếu sót. Nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp năng lực yếu, chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận suy thoái về đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật. Tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng trong doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới, kém hiệu quả.
Công văn trả lời cũng cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, là cơ sở pháp lý để xử lý đối với người đứng đầu, những người chịu trách nhiệm điều hành đối với các đơn vị, tập đoàn kinh tế của nhà nước khi để xảy ra sai phạm.
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng của Nhà nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm điểm và xử lý kỷ luật về trách nhiệm đối với một số người đứng đầu các đơn vị, tập đoàn kinh tế của Nhà nước gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, một số trường hợp đã bị truy tố theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang được giao chủ trì và tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản, đề án liên quan đến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật và tiêu chí đánh giá nhiều chức danh chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước.
Trong nội dung của các văn bản này, sẽ có một số nội dung quy định chế tài cụ thể để xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các đơn vị, tập đoàn kinh tế trong quá trình điều hành hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, Chính phủ hồi âm.
Vẫn liên quan đến mối lo từ các “ông lớn” nhà nước, cử tri Hải Phòng, An Giang, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Sóc Trăng kiến nghị Quốc hội giám sát chặt chẽ vấn đề sử dụng tài chính, ngân sách, cơ sở vật chất, việc thanh toán nợ, xử lý các vụ việc gây thất thoát và tái cấu trúc đối với các tập đoàn, tổng công ty nhằm ngăn chặn, xử lý những sai phạm để khắc phục có hiệu quả tình trạng thất thoát lớn vốn, tài sản nhà nước.
Theo hồi âm của Ủy ban Kinh tế, năm 2014 Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống Ngân hàng. Trong chuyên đề giám sát này cũng sẽ đề cập đến vấn đề doanh nghiệp nhà nước và phần đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước.
Cùng với hàng ngàn tâm tư khác, đây là nội dung được nhân dân gửi gắm từ kỳ họp Quốc hội thứ 5, song là kiến nghị hiếm hoi chưa có câu trả lời, theo tập hợp từ các cơ quan chức năng.
Tại đây, cử tri tỉnh An Giang bày tỏ băn khoăn, lo lắng về tình trạng các tập đoàn kinh tế lớn làm ăn thua lỗ, nợ nần, phá sản, một số cán bộ tiêu cực, tham nhũng làm thất thoát tiền của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng… Về việc này Đảng và Nhà nước xử lý ra sao và trách nhiệm lãnh đạo bộ chủ quản như thế nào? cử tri đặt câu hỏi.
Cũng vẫn ở kiến nghị này, cử tri An Giang so sánh, theo luật người dân chỉ vi phạm 2 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, số tiền cần để tăng lương theo lộ trình cho cán bộ, công chức (1.350.000 đồng/mức lương tối thiểu) chỉ có 65 nghìn tỷ đồng, trong khi đó tập đoàn kinh tế tham nhũng lên đến 95 nghìn tỷ đồng….
Đề nghị Chính phủ có biện pháp xử lý mạnh hơn, kịp thời và công bằng, có kế hoạch giám sát các ngành chức năng kiểm điểm về góc độ quản lý nhà nước và kiên quyết thu hồi số tiền tham nhũng để tăng lương theo lộ trình cho cán bộ, công chức, đồng thời công khai để nhân dân biết, cử tri lên tiếng.
Câu trả lời là "Bộ Tài chính đang chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan giải quyết kiến nghị".
Cùng chung sự sốt ruột, cử tri Hải Phòng kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm điểm trách nhiệm của những người đứng đầu, những người chịu trách nhiệm điều hành đối với các đơn vị, tập đoàn kinh tế của nhà nước gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế.
Ngay mở đầu, công văn trả lời đã nhắc lại đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Đó là, việc sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm, chưa chặt chẽ, trình độ công nghệ lạc hậu, quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, hiệu quả thấp. Việc phân định chức năng quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu nhà nước còn chưa đủ rõ, thể chế, cơ chế quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước có nhiều sơ hở, yếu kém.
Cơ cấu ngành, lĩnh vực chưa hợp lý, dàn trải, đầu tư ra ngoài kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây thất thoát, lãng phí lớn vốn và tài sản nhà nước. Mô hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước chưa hợp lý, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng còn hạn chế.
Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa có sự thống nhất cao về nhận thức đối với doanh nghiệp nhà nước, việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng còn chậm và có nhiều thiếu sót. Nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp năng lực yếu, chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ phận suy thoái về đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật. Tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng trong doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới, kém hiệu quả.
Công văn trả lời cũng cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, là cơ sở pháp lý để xử lý đối với người đứng đầu, những người chịu trách nhiệm điều hành đối với các đơn vị, tập đoàn kinh tế của nhà nước khi để xảy ra sai phạm.
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng của Nhà nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm điểm và xử lý kỷ luật về trách nhiệm đối với một số người đứng đầu các đơn vị, tập đoàn kinh tế của Nhà nước gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, một số trường hợp đã bị truy tố theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang được giao chủ trì và tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản, đề án liên quan đến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật và tiêu chí đánh giá nhiều chức danh chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước.
Trong nội dung của các văn bản này, sẽ có một số nội dung quy định chế tài cụ thể để xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu các đơn vị, tập đoàn kinh tế trong quá trình điều hành hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, Chính phủ hồi âm.
Vẫn liên quan đến mối lo từ các “ông lớn” nhà nước, cử tri Hải Phòng, An Giang, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Sóc Trăng kiến nghị Quốc hội giám sát chặt chẽ vấn đề sử dụng tài chính, ngân sách, cơ sở vật chất, việc thanh toán nợ, xử lý các vụ việc gây thất thoát và tái cấu trúc đối với các tập đoàn, tổng công ty nhằm ngăn chặn, xử lý những sai phạm để khắc phục có hiệu quả tình trạng thất thoát lớn vốn, tài sản nhà nước.
Theo hồi âm của Ủy ban Kinh tế, năm 2014 Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống Ngân hàng. Trong chuyên đề giám sát này cũng sẽ đề cập đến vấn đề doanh nghiệp nhà nước và phần đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước.