Điện thoại “không thông minh” vẫn trội hơn smartphone
Sức nóng của smartphone có thể cảm nhận được ở khắp nơi, nhưng người tiêu dùng vẫn ưu tiên nhiều hơn các mẫu dế thông thường
Các báo đài đang dồn mọi sự chú ý vào quảng bá điện thoại thông minh (smartphone) cùng các ứng dụng trên chúng, nên hoàn toàn dễ hiểu khi ai đó cho rằng, smartphone đang trở thành trào lưu chung trên khắp thế giới và ai cũng yêu thích.
Sức tỏa nhiệt của smartphone thậm chí còn có thể cảm nhận được rõ hơn qua các đợt triển lãm công nghệ nổi tiếng thế giới như CES 2011 vừa diễn ra ở Las Vegas (Mỹ), khi smartphone hiện diện ở hầu hết các gian hàng giới thiệu điện thoại di động.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra mới đây của trang Compete.com, smartphone chưa phải là dòng điện thoại phổ biến nhất, cũng không phải là lựa chọn đầu tiên của đa số người dùng. Trong khi, loại di động thông thường (chỉ phục vụ nghe gọi nhắn tin) mới là ưu tiên số 1.
Compete.com đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên đối với 2.639 người sử dụng điện thoại di động. Kết quả cho thấy, 63% ý kiến cho biết dự định mua điện thoại thường nếu định thay thế "chú dế" đang dùng.
Trong số này, chỉ có một vài phần trăm rất nhỏ những người muốn sở hữu một chiếc điện thoại nhắn tin nhanh có khả năng chạy được vài tính năng như ở smartphone, chẳng hạn như trình duyệt.
Chỉ có 35% ý kiến tham dự cuộc điều tra nói rằng, họ dự định nâng cấp lên dòng smartphone đầy đủ tính năng hơn. Giá cả và chi phí dịch vụ đi kèm vẫn là những trở ngại lớn nhất đối với kế hoạch nâng cấp này. Đó là chưa kể một số tính năng chưa thật cần thiết.
Thậm chí, nhiều người còn không tin smartphone cung cấp nhiều hơn chức năng mà họ đã có ở điện thoại “không thông minh” của mình như GPS, máy ảnh, máy nghe nhạc MP3, trình duyệt, màn hình đầy màu sắc để xem video.
Một số khác cho rằng, ứng dụng cài đặt trong smartphone chưa đủ thông minh, quá phức tạp trong việc cài đặt. Họ không thể tìm được đến phân nửa phím tắt, chuông… của các ứng dụng đã được cài đặt sẵn.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các smartphone cũng có nhiều điểm hữu dụng, nhất là mỗi khi đi du lịch. Nếu như không có laptop cùng USB 3G hay Wi-Fi, chúng ta vẫn dễ dàng kiểm tra e-mail, tài khoản Facebook và Twitter, xem dự báo thời tiết, tình trạng chuyến bay, đọc sách điện tử… bằng smartphone.
Về mức độ gắn bó của người dùng đối với các hệ điều hành di động thông minh hiện tại, chỉ có 11% chủ sở hữu thiết bị Android muốn mua một chiếc di động chạy Android thứ hai, trong khi với với iPhone là 26% và BlackBerry là 32%.
Trong vài năm tới, số người sử dụng smartphone sẽ tăng mạnh và trở thành mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia công nghệ thông tin. Nhưng nếu hầu hết người dùng vẫn chú ý tới dòng di động thông thường, thì smartphone vẫn khó có thể chiếm thế thượng phong.
Sức tỏa nhiệt của smartphone thậm chí còn có thể cảm nhận được rõ hơn qua các đợt triển lãm công nghệ nổi tiếng thế giới như CES 2011 vừa diễn ra ở Las Vegas (Mỹ), khi smartphone hiện diện ở hầu hết các gian hàng giới thiệu điện thoại di động.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra mới đây của trang Compete.com, smartphone chưa phải là dòng điện thoại phổ biến nhất, cũng không phải là lựa chọn đầu tiên của đa số người dùng. Trong khi, loại di động thông thường (chỉ phục vụ nghe gọi nhắn tin) mới là ưu tiên số 1.
Compete.com đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên đối với 2.639 người sử dụng điện thoại di động. Kết quả cho thấy, 63% ý kiến cho biết dự định mua điện thoại thường nếu định thay thế "chú dế" đang dùng.
Trong số này, chỉ có một vài phần trăm rất nhỏ những người muốn sở hữu một chiếc điện thoại nhắn tin nhanh có khả năng chạy được vài tính năng như ở smartphone, chẳng hạn như trình duyệt.
Chỉ có 35% ý kiến tham dự cuộc điều tra nói rằng, họ dự định nâng cấp lên dòng smartphone đầy đủ tính năng hơn. Giá cả và chi phí dịch vụ đi kèm vẫn là những trở ngại lớn nhất đối với kế hoạch nâng cấp này. Đó là chưa kể một số tính năng chưa thật cần thiết.
Thậm chí, nhiều người còn không tin smartphone cung cấp nhiều hơn chức năng mà họ đã có ở điện thoại “không thông minh” của mình như GPS, máy ảnh, máy nghe nhạc MP3, trình duyệt, màn hình đầy màu sắc để xem video.
Một số khác cho rằng, ứng dụng cài đặt trong smartphone chưa đủ thông minh, quá phức tạp trong việc cài đặt. Họ không thể tìm được đến phân nửa phím tắt, chuông… của các ứng dụng đã được cài đặt sẵn.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các smartphone cũng có nhiều điểm hữu dụng, nhất là mỗi khi đi du lịch. Nếu như không có laptop cùng USB 3G hay Wi-Fi, chúng ta vẫn dễ dàng kiểm tra e-mail, tài khoản Facebook và Twitter, xem dự báo thời tiết, tình trạng chuyến bay, đọc sách điện tử… bằng smartphone.
Về mức độ gắn bó của người dùng đối với các hệ điều hành di động thông minh hiện tại, chỉ có 11% chủ sở hữu thiết bị Android muốn mua một chiếc di động chạy Android thứ hai, trong khi với với iPhone là 26% và BlackBerry là 32%.
Trong vài năm tới, số người sử dụng smartphone sẽ tăng mạnh và trở thành mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia công nghệ thông tin. Nhưng nếu hầu hết người dùng vẫn chú ý tới dòng di động thông thường, thì smartphone vẫn khó có thể chiếm thế thượng phong.