Điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, quỹ ngoại Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của DPM
Dragon Capital trở thành cổ đông lớn khi nâng sở hữu từ 18,5 triệu cổ phiếu, chiếm 4,7% lên 19,9 triệu cổ phiếu, chiếm 5,1% tại DPM, từ ngày 8/6/2022...
Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) công bố báo cáo về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty Cổ phần (mã DPM-HOSE).
Theo đó, hai quỹ thành viên của Dragon Capital đã thực hiện mua vào 1,4 triệu cổ phiếu DPM - trong đó, Amersham Industries Limited (VEIL) đã mua 700.000 cổ phiếu, nâng số lượng nắm giữ lên 2,2 triệu cổ phiếu, tương đương 0,6% vốn điều lệ và Amersham Industries Limited cũng mua vào 700.000 cổ phiếu DPM để tăng lượng nắm giữ lên 1,7 triệu cổ phiếu, chiếm 0,4% vốn tại DPM.
Như vậy, Dragon Capital trở thành cổ đông lớn khi nâng sở hữu từ 18,5 triệu cổ phiếu, chiếm 4,7% lên 19,9 triệu cổ phiếu, chiếm 5,1% tại DPM, từ ngày 8/6/2022.
Kết phiên giao dịch ngày 8/6, cổ phiếu DPM có giá 66.80 đồng/cp, và tạm tính theo thị giá này, Dragon Capital đã chi hơn 93,5 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần trên.
Được biết, DPM đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022 ấn tượng với doanh thu tăng gấp 3 lần YoY và lợi nhuận ròng tăng 12,4 lần YoY, nhờ giá urê và NH3 tăng mạnh lần lượt là 151,4% YoY và 172,6% YoY, và sản lượng tiêu thụ tăng mạnh 30,5% YoY. Đáng chú ý, kết quả này diễn ra bất chấp tác động tiêu cực của việc chi phí khí đầu vào tăng 36,7% YoY.
Lợi nhuận ròng quý 1/2022 tăng 28,6% QoQ do giá urê tăng 11,5% QoQ và sản lượng tiêu thụ urê tăng 16,5% QoQ. Theo DPM, sản lượng tiêu thụ urê của công ty là 247.000 tấn trong quý 1/2022, được thúc đẩy bởi nhu cầu xuất khẩu mạnh (92.000 tấn urê xuất khẩu trong quý 1/2022 so với chỉ 6.000 tấn trong quý 1/2021). Trong khi đó, nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng bởi giá urê cao.
Mới đây, DPM đã công bố kế hoạch điều chỉnh năm 2022 với doanh thu đạt 17,2 nghìn tỷ đồng (+34,8% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (+9,5% YoY). Kế hoạch điều chỉnh cao hơn đáng kể so với mục tiêu sơ bộ cho năm 2022 đã công bố vào tháng 12/2021, với mục tiêu lợi nhuận sau thuế mới gấp bốn lần con số trước đây.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, lợi nhuận sau thuế điều chỉnh năm 2022 của DPM tương ứng khoảng 90% dự báo hiện tại của VCSC và VCSC cho rằng kế hoạch kinh doanh cao hơn cho năm 2022 dựa trên các giả định giá urê phù hợp với tình hình hiện tại hơn, tuy nhiên, chúng tôi cho rằng kế hoạch này vẫn ở mức thận trọng.
Đáng chú ý, DPM tăng cổ tức tiền mặt năm 2021 và 2022 lên 5.000 đồng/CP (lợi suất khoảng 8%), từ kế hoạch trước đó là 3.500 đồng/CP và 1.500 đồng/CP.
Ngoài ra, DPM cũng đưa ra chiến lược phát triển năm 2022-2035 và định hướng đến năm 2045. Trong đó, DPM đặt mục tiêu cụ thể: trong giai đoạn 2022-2025, DPM đặt mục tiêu duy trì thị phần urê ở mức 35%, từng bước nâng công suất sử dụng của nhà máy NPK lên 100% và mở rộng năng lực sản xuất NPK thông qua hình thức liên doanh hoặc mua bán và sáp nhập (M&A). Bên cạnh đó, mục tiêu của công ty là nghiên cứu phát triển các sản phẩm phân bón hữu cơ, thân thiện với môi trường.
- Trong giai đoạn 2026-2030, DPM đặt mục tiêu tăng thị phần trong phân khúc NPK và tham gia vào phân khúc phân hữu cơ. Đáng chú ý, công ty đặt mục tiêu tham gia vào mảng hóa dầu (phát triển một dự án tổ hợp hóa dầu).
- Giai đoạn 2031-2035: Ngoài việc gia tăng thị phần trong phân khúc NPK và phân bón hữu cơ, DPM đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất hóa chất và hóa dầu có uy tín.
- Định hướng đến năm 2045: DPM đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất phân bón, hóa chất và hóa dầu hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Qua đó, VCSC thấy trước không có thay đổi nào đối với các dự báo hiện tại của VCSC và VCSC hiện đang có khuyến nghị "mua" đối với DPM với giá mục tiêu 66.800 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời dự kiến là 12,4%, bao gồm tỷ suất cổ tức 7,8%). DPM đang giao dịch với EV/EBITDA 2022/2023 dự kiến là 3,6 lần/5,3 lần dựa theo dự báo của chúng tôi.