“Điều chỉnh tỷ giá không phải là phá giá”
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói về việc điều chỉnh tỷ giá và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói về việc điều chỉnh tỷ giá và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
>>“Nới” lãi suất cho vay, cấm thu phí, tăng mạnh tỷ giá / Quanh “đôi hài bảy dặm” của tỷ giá / Goldman Sachs hoan nghênh tăng lãi suất, tăng tỷ giá
Thưa Thống đốc, ông có thể cho biết rõ hơn lý do của đợt “nới” tỷ giá lần này?
Để phản ánh sát hơn tình hình cung-cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, khắc phục tình trạng găm giữ ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD từ mức 16.139 VND/USD áp dụng cho ngày 10/6/2008 lên mức 16.461 VND/USD áp dụng cho ngày 11/6/2008.
Biên độ giao dịch được phép trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức +/-1%. Tức là các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối sẽ được phép niêm yết tỷ giá mua, bán USD/VND trong khoảng 16.296 - 16.626 VND/USD. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện can thiệp để đảm bảo thanh khoản cho thị trường.
Một nguyên tắc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là phải đi theo quan hệ cung - cầu thị trường, bám sát thị trường nhưng phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể ở đây là điều hành linh hoạt nhưng phải có sự kiểm soát. Trong trường hợp thị trường giảm thì đương nhiên sẽ điều hành tỷ giá giảm.
Có ý kiến rằng quan điểm của Thủ tướng khi trao đổi với ông David G. Fernandez, kinh tế trưởng của JP Morgan Chase là không phá giá nội tệ, vậy thì việc “nới” tỷ giá lần này của Ngân hàng Nhà nước có được hiểu là “phá giá” nội tệ không?
Đây là việc điều chỉnh tỷ giá theo thị trường một cách bình thường và không được hiểu đó là biểu hiện của phá giá hay không phá giá nội tệ. Tôi đã báo cáo và bàn bạc kỹ với Thủ tướng về vấn đề này.
Việc đặt vấn đề phá giá là do một số ý kiến chủ quan trong nước nêu ra do suy nghĩ theo thói quen, còn đánh giá của phía nước ngoài thì họ coi đó là chuyện bình thường của cung cầu ngoại tệ. Trước đây, việc điều chỉnh tỷ giá chỉ diễn ra trong khoảng 10 đồng đến 15 đồng/1 USD, còn bây giờ điều chỉnh lên một vài trăm đồng/1 USD, lập tức họ thấy lo ngại.
Tuy nhiên, phải hiểu rằng việc điều chỉnh có hai phương pháp: mình phải làm dần dần và nếu thị trường có biểu hiện bình thường thì dừng lại; nếu thị trường biểu hiện khác thì lại điều chỉnh khác. Cách ứng xử này không liên quan gì đến chuyện phá giá nội tệ mà thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Mặc dù ông khẳng định việc điều chỉnh tỷ giá không phải phá giá nội tệ nhưng liệu điều này có ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với nội tệ không, Thưa Thống đốc?
Chắc chắn là không. Việc điều chỉnh tăng giảm tỷ giá là theo sự lên xuống thị trường và ở các quốc gia khác họ đều làm thế cả. Thậm chí, nhiều nước còn thả nổi tỷ giá mà họ vẫn quen với việc đó. Dĩ nhiên, khác với họ, Việt Nam đang thực hiện chính sách điều chỉnh theo thị trường nhưng có kiểm soát.
Chúng ta cũng phải “tập” cho quen dần với thị trường. Chẳng hạn, lãi suất cơ bản lần này điều hành cũng phải năng động hơn với diễn biến trên thị trường. Có thể lúc đầu chưa quen nhưng đó là xu hướng tất yếu và phải đi theo.
Một trong những lo ngại hiện nay là niềm tin của người dân và các nhà đầu tư nước ngoài đối với khó khăn của nền kinh tế mà một ví dụ là “người dân đổ xô đi mua Đôla”. Thống đốc đánh giá vấn đề này như thế nào?
Qua việc triển khai các nhóm giải pháp ổn định lạm phát, giải quyết an sinh xã hội của Chính phủ, tôi nhận thấy tâm lý lo ngại trong một bộ phận dân chúng cũng như các nhà đầu tư nói chung đã giảm đáng kể. Chẳng hạn, chuyên gia kinh tế vĩ mô David G. Fernandez của Tập đoàn JP Morgan Chase đã đánh giá rất trung thực cũng như nhìn nhận một cách khả quan về kinh tế Việt Nam.
Hoặc, Phó chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) James Adams trong buổi tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày chiều 3/6/2008 cũng đánh giá cao các chính sách kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đang theo đuổi và khuyến nghị Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo mạnh mẽ các giải pháp đã đề ra.
Đối với Ngân hàng Nhà nước, mỗi khi có động thái mới về chính sách tiền tệ, thậm chí, có biểu hiện xấu trong hoạt động ngân hàng, chúng tôi cũng mạnh dạn thường xuyên cập nhật trên website của Ngân hàng Nhà nước một cách minh bạch. Tôi cũng lưu ý vấn đề đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng nên lấy từ nguồn tin chính thống trên trang website này.
Cùng với đó, báo chí cần thận trọng, khách quan và trung thực, tránh bình luận không sát thực tế, dẫn đến cách hiểu sai lệch, nhất là trong điều kiện tâm lý của người dân và các nhà đầu tư nước ngoài đang băn khoăn về những khó khăn của nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến niềm tin của họ với những quyết sách điều hành của Chính phủ.
>>“Nới” lãi suất cho vay, cấm thu phí, tăng mạnh tỷ giá / Quanh “đôi hài bảy dặm” của tỷ giá / Goldman Sachs hoan nghênh tăng lãi suất, tăng tỷ giá
Thưa Thống đốc, ông có thể cho biết rõ hơn lý do của đợt “nới” tỷ giá lần này?
Để phản ánh sát hơn tình hình cung-cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, khắc phục tình trạng găm giữ ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD từ mức 16.139 VND/USD áp dụng cho ngày 10/6/2008 lên mức 16.461 VND/USD áp dụng cho ngày 11/6/2008.
Biên độ giao dịch được phép trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn duy trì ở mức +/-1%. Tức là các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối sẽ được phép niêm yết tỷ giá mua, bán USD/VND trong khoảng 16.296 - 16.626 VND/USD. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện can thiệp để đảm bảo thanh khoản cho thị trường.
Một nguyên tắc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là phải đi theo quan hệ cung - cầu thị trường, bám sát thị trường nhưng phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể ở đây là điều hành linh hoạt nhưng phải có sự kiểm soát. Trong trường hợp thị trường giảm thì đương nhiên sẽ điều hành tỷ giá giảm.
Có ý kiến rằng quan điểm của Thủ tướng khi trao đổi với ông David G. Fernandez, kinh tế trưởng của JP Morgan Chase là không phá giá nội tệ, vậy thì việc “nới” tỷ giá lần này của Ngân hàng Nhà nước có được hiểu là “phá giá” nội tệ không?
Đây là việc điều chỉnh tỷ giá theo thị trường một cách bình thường và không được hiểu đó là biểu hiện của phá giá hay không phá giá nội tệ. Tôi đã báo cáo và bàn bạc kỹ với Thủ tướng về vấn đề này.
Việc đặt vấn đề phá giá là do một số ý kiến chủ quan trong nước nêu ra do suy nghĩ theo thói quen, còn đánh giá của phía nước ngoài thì họ coi đó là chuyện bình thường của cung cầu ngoại tệ. Trước đây, việc điều chỉnh tỷ giá chỉ diễn ra trong khoảng 10 đồng đến 15 đồng/1 USD, còn bây giờ điều chỉnh lên một vài trăm đồng/1 USD, lập tức họ thấy lo ngại.
Tuy nhiên, phải hiểu rằng việc điều chỉnh có hai phương pháp: mình phải làm dần dần và nếu thị trường có biểu hiện bình thường thì dừng lại; nếu thị trường biểu hiện khác thì lại điều chỉnh khác. Cách ứng xử này không liên quan gì đến chuyện phá giá nội tệ mà thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Mặc dù ông khẳng định việc điều chỉnh tỷ giá không phải phá giá nội tệ nhưng liệu điều này có ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với nội tệ không, Thưa Thống đốc?
Chắc chắn là không. Việc điều chỉnh tăng giảm tỷ giá là theo sự lên xuống thị trường và ở các quốc gia khác họ đều làm thế cả. Thậm chí, nhiều nước còn thả nổi tỷ giá mà họ vẫn quen với việc đó. Dĩ nhiên, khác với họ, Việt Nam đang thực hiện chính sách điều chỉnh theo thị trường nhưng có kiểm soát.
Chúng ta cũng phải “tập” cho quen dần với thị trường. Chẳng hạn, lãi suất cơ bản lần này điều hành cũng phải năng động hơn với diễn biến trên thị trường. Có thể lúc đầu chưa quen nhưng đó là xu hướng tất yếu và phải đi theo.
Một trong những lo ngại hiện nay là niềm tin của người dân và các nhà đầu tư nước ngoài đối với khó khăn của nền kinh tế mà một ví dụ là “người dân đổ xô đi mua Đôla”. Thống đốc đánh giá vấn đề này như thế nào?
Qua việc triển khai các nhóm giải pháp ổn định lạm phát, giải quyết an sinh xã hội của Chính phủ, tôi nhận thấy tâm lý lo ngại trong một bộ phận dân chúng cũng như các nhà đầu tư nói chung đã giảm đáng kể. Chẳng hạn, chuyên gia kinh tế vĩ mô David G. Fernandez của Tập đoàn JP Morgan Chase đã đánh giá rất trung thực cũng như nhìn nhận một cách khả quan về kinh tế Việt Nam.
Hoặc, Phó chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) James Adams trong buổi tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày chiều 3/6/2008 cũng đánh giá cao các chính sách kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đang theo đuổi và khuyến nghị Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo mạnh mẽ các giải pháp đã đề ra.
Đối với Ngân hàng Nhà nước, mỗi khi có động thái mới về chính sách tiền tệ, thậm chí, có biểu hiện xấu trong hoạt động ngân hàng, chúng tôi cũng mạnh dạn thường xuyên cập nhật trên website của Ngân hàng Nhà nước một cách minh bạch. Tôi cũng lưu ý vấn đề đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng nên lấy từ nguồn tin chính thống trên trang website này.
Cùng với đó, báo chí cần thận trọng, khách quan và trung thực, tránh bình luận không sát thực tế, dẫn đến cách hiểu sai lệch, nhất là trong điều kiện tâm lý của người dân và các nhà đầu tư nước ngoài đang băn khoăn về những khó khăn của nền kinh tế, làm ảnh hưởng đến niềm tin của họ với những quyết sách điều hành của Chính phủ.