Dow Jones tiếp tục giảm điểm vì Wal-Mart
Ngày 8/1, viễn cảnh lợi nhuận không khả quan của Wal-Mart đã tiếp tục đẩy chỉ số Dow Jones mất điểm
Ngày 8/1, viễn cảnh lợi nhuận không khả quan của Wal-Mart đã tiếp tục đẩy chỉ số Dow Jones mất điểm.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 3/1/2009 đã giảm 24.000 xuống 467.000 – mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua, đưa số người hiện đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu lên 4,6 triệu người.
Theo giới phân tích nhận định, rất có thể tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 12/2008 sẽ tăng lên 7%, từ 6,7% của tháng 11/2008.
Trong một báo cáo mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vừa công bố cho thấy, tín dụng vay tiêu dùng đã giảm 7,94 tỷ USD, tương đương 3,7% trong tháng 11/2008, do người tiêu dùng Mỹ thắt chặt chi tiêu trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và thu nhập của họ bị giảm mạnh.
Diễn biến trái chiều
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đã giảm giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác trước báo cáo của Chính phủ Mỹ về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2008.
Chỉ số USD so với 6 đồng ngoại tệ mạnh đã giảm 0,7% xuống 81,495 điểm. Trong đó, đồng USD giảm 1,6% so với Yên Nhật (1 USD=91,16 Yên); giảm 0,6% so với đồng Euro (1,3718 USD= 1Euro); giảm 0,9% so với Bảng Anh (1,5242 USD = 1 Bảng Anh).
Liên quan đến tập đoàn bán lẻ hàng đầu ở Mỹ, Wal-Mart vừa hạ triển vọng lợi nhuận trong quý 4/2008 của hãng từ 1,03 – 1,07 USD/cổ phiếu xuống 91 - 94 cent/cổ phiếu.
Theo Wal-Mart, việc doanh số bán hàng giảm mạnh trong kỳ mua sắm giáng sinh và những ngày cuối năm đã khiến hãng không thể đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng.
Không chỉ riêng Wal-Mart, các tập đoàn bán lẻ như Costco Wholesale, Macy’s, Gap đều hạ triển vọng lợi nhuận trong quý 4 do doanh số suy giảm vì khó khăn chung của các nền kinh tế.
Chứng khoán Mỹ đã có diễn biến trái chiều khi chỉ số S&P 500 và Nasdaq có phiên đảo chiều vào cuối giờ giao dịch nhờ sức nâng đỡ của cổ phiếu khối công nghệ như Microsoft, Sears Holdings...
Bên cạnh đó, thị trường cũng được hỗ trợ bởi thông tin tích cực từ việc Citigroup tham gia hỗ trợ thị trường bất động sản để hạn chế việc tịch biên nhà của người mua nhà gặp khó khăn.
Tuy nhiên, viễn cảnh không sáng sủa của cổ phiếu ngành bán lẻ nói chung và sự sụt giảm 7,5% của cổ phiếu Wal-Mart nói riêng đã khiến chỉ số Dow Jones mất điểm.
Đây là ngày đầu tiên kể từ đầu năm 2009 đến nay, xu hướng trái chiều lại diễn ra trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Như vậy, sau phiên này chỉ số Dow Jones đã giảm 0,39% và chỉ số S&P 500 tăng 0,72% so với cuối năm 2008.
Cổ phiếu khối công nghệ đã tăng ấn tượng trong ngày, trong đó cổ phiếu của Sears Holdings lên 23%, cổ phiếu Microsoft tăng 4,3%, cổ phiếu Apple tiến thêm 1,9%...
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 27,24 điểm, tương đương -0,31%, đóng cửa ở mức 8.742,46.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 17,95 điểm, tương đương 1,12%, chốt ở mức 1.617,01.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 3,08 điểm, tương đương 0,34%, đóng cửa ở mức 909,73.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,2 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,01 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 3 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm.
BoE cắt giảm lãi suất, chứng khoán Anh vẫn giảm điểm
Ngày 8/1, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng Bảng Anh xuống 1,5%/năm. Như vậy, kể từ tháng 10/2008 đến nay, lãi suất cơ bản ở Anh đã giảm 3,5%.
Quyết này đã tạo nên một bước ngoặt mang tính lịch sử trong chính sách tiền tệ ở Anh bởi kể từ Đại khủng hoảng kinh tế những năm 1930 đến trước khi quyết này được đưa ra, lãi suất cơ bản ở Anh chưa bao giờ dưới ngưỡng 2%/năm.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến kinh tế Anh lâm vào suy thoái. Điều này tạo áp lực lên BoE trong việc hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế và giúp ổn định hệ thống tài chính.
Chứng khoán châu Âu vẫn giảm điểm do sự trượt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng và khai mỏ. Đáng chú ý là thị trường Anh vẫn trong sắc đỏ dù BoE đã cắt giảm lãi suất.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu khối ngân hàng như Commerzbank, Standard Chartered, Deutsche Bank, DT Postbank có mức giảm từ 5,7% đến 13,8%. Cổ phiếu khối khai mỏ cũng giảm mạnh, trong đó cổ phiếu BHP Billiton, Anglo American, Vedanta Resources, Xstrata và Rio Tinto giảm từ 3,1-5,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2,14 điểm, tương đương -0,05%, đóng cửa ở mức 4.505,37, khối lượng giao dịch đạt 1,75 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,17%, khối lượng giao dịch đạt 32,4 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,65%, khối lượng giao dịch đạt 125,6 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giảm sâu
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã mất tới 3,2% xuống 89,43 điểm trong ngày trên thị trường Tokyo. Trong khi đó, thị trường Nhật, Hồng Kông giảm xấp xỉ 4% giá trị.
Thị trường chứng khoán Nhật đã chấm dứt chuỗi 7 ngày tăng điểm liên tiếp trước đó bằng một phiên giảm điểm với biên độ lớn. Những thông tin không sáng sủa từ số liệu về tình hình việc làm ở Mỹ và triển vọng kinh doanh của Tập đoàn Intel đã có tác động tiêu cực tới thị trường Nhật ngày 8/1.
Cũng từ những tác động xấu từ hãng Intel nên giới đầu tư đã tăng mạnh bán cổ phiếu khối công nghệ, khiến cổ phiếu Tokyo Electron hạ 13%, cổ phiếu Advantest Corp trượt 12%, cổ phiếu Nikon Corp giảm 7,6%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 362,82 điểm, tương đương -3,93%, chốt ở mức 8.876,42. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Trên thị trường Hồng Kông, các cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục giảm mạnh do những lo ngại về khả năng các cổ đông lớn như Goldman Sachs, American Express, Allianz, Royal Bank of Scotland... sẽ giảm tỷ lệ sở hữu đối với cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc.
Cổ phiếu của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc phiên này đã giảm 3,2%, cổ phiếu Bank of China hạ 5,6%, cổ phiếu Ngân hàng Công thương Trung Quốc giảm hơn 6%...
Đà giảm trên thị trường Hồng Kông còn bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu các công ty năng lượng, lọc dầu, sản xuất máy tính - trong đó cổ phiếu của hãng sản xuất máy tính cá nhân Lenovo Group mất 21,7%, cổ phiếu Cnooc trượt hơn 8%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 571,55 điểm, tương đương -3,81%, chốt ở mức 14.415,91.
Liên quan đến thị trường Hàn Quốc, Ủy ban Dịch vụ Tài chính nước này vừa thông báo về kế hoạch cung cấp khoản vay 50 nghìn tỷ Won (38 tỷ USD) và bảo đảm tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ để giúp họ vượt khó khăn dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế.
Động thái này được đưa ra ngay sau cuộc gặp bàn về các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế giữa Tổng thống Lee Myung Bak với các nhà lập chính sách Hàn Quốc. Ông Lee Myung Bak cũng đã thúc giục các ngân hàng nước này tăng các khoản tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Trong ngày 8/1, Tập đoàn Nomura của Nhật đã đưa ra dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng âm 2% trong năm 2009 và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ hạ lãi suất cơ bản đồng Won xuống 2,25% trong ngày 9/1.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI giảm 22,47 điểm, tương đương -1,83%, chốt ở mức 1.205,7.
Một thông tin quan trọng liên quan đến thị trường Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này vừa đưa ra dự thảo yêu cầu các công ty Trung Quốc phải được chấp thuận của Bộ này nếu muốn đầu tư các dự án có vốn từ 100 triệu USD trở lên ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, các dự án mà công ty Trung Quốc đầu tư sang nước, vùng lãnh thổ không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cũng như các dự án về cơ sở hạ tầng hay quốc gia, khu vực có tính rủi ro cao, phải được sự chấp thuận của Bộ này.
Đây là một động thái cụ thể sau khi nhiều công ty Trung Quốc bị thua lỗ nặng từ các vụ đầu tư ra nước ngoài, trong đó tập đoàn bảo hiểm lớn thứ hai Trung Quốc - Ping An Insurance Group bị thua lỗ 2,3 tỷ USD cho vụ đầu tư mua cổ phần của Tập đoàn Fortis ở châu Âu.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm điểm ngày thứ hai liên tiếp trong tuần. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 45,83 điểm, tương đương -2,38%, đóng cửa ở mức 1.878,18.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 5,3%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 2,61%. Chỉ số ASX của Australia hạ 2,27%.
* Thị trường chứng khoán Ấn Độ nghỉ giao dịch
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 3/1/2009 đã giảm 24.000 xuống 467.000 – mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua, đưa số người hiện đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu lên 4,6 triệu người.
Theo giới phân tích nhận định, rất có thể tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 12/2008 sẽ tăng lên 7%, từ 6,7% của tháng 11/2008.
Trong một báo cáo mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vừa công bố cho thấy, tín dụng vay tiêu dùng đã giảm 7,94 tỷ USD, tương đương 3,7% trong tháng 11/2008, do người tiêu dùng Mỹ thắt chặt chi tiêu trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và thu nhập của họ bị giảm mạnh.
Diễn biến trái chiều
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đã giảm giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác trước báo cáo của Chính phủ Mỹ về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2008.
Chỉ số USD so với 6 đồng ngoại tệ mạnh đã giảm 0,7% xuống 81,495 điểm. Trong đó, đồng USD giảm 1,6% so với Yên Nhật (1 USD=91,16 Yên); giảm 0,6% so với đồng Euro (1,3718 USD= 1Euro); giảm 0,9% so với Bảng Anh (1,5242 USD = 1 Bảng Anh).
Liên quan đến tập đoàn bán lẻ hàng đầu ở Mỹ, Wal-Mart vừa hạ triển vọng lợi nhuận trong quý 4/2008 của hãng từ 1,03 – 1,07 USD/cổ phiếu xuống 91 - 94 cent/cổ phiếu.
Theo Wal-Mart, việc doanh số bán hàng giảm mạnh trong kỳ mua sắm giáng sinh và những ngày cuối năm đã khiến hãng không thể đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng.
Không chỉ riêng Wal-Mart, các tập đoàn bán lẻ như Costco Wholesale, Macy’s, Gap đều hạ triển vọng lợi nhuận trong quý 4 do doanh số suy giảm vì khó khăn chung của các nền kinh tế.
Chứng khoán Mỹ đã có diễn biến trái chiều khi chỉ số S&P 500 và Nasdaq có phiên đảo chiều vào cuối giờ giao dịch nhờ sức nâng đỡ của cổ phiếu khối công nghệ như Microsoft, Sears Holdings...
Bên cạnh đó, thị trường cũng được hỗ trợ bởi thông tin tích cực từ việc Citigroup tham gia hỗ trợ thị trường bất động sản để hạn chế việc tịch biên nhà của người mua nhà gặp khó khăn.
Tuy nhiên, viễn cảnh không sáng sủa của cổ phiếu ngành bán lẻ nói chung và sự sụt giảm 7,5% của cổ phiếu Wal-Mart nói riêng đã khiến chỉ số Dow Jones mất điểm.
Đây là ngày đầu tiên kể từ đầu năm 2009 đến nay, xu hướng trái chiều lại diễn ra trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Như vậy, sau phiên này chỉ số Dow Jones đã giảm 0,39% và chỉ số S&P 500 tăng 0,72% so với cuối năm 2008.
Cổ phiếu khối công nghệ đã tăng ấn tượng trong ngày, trong đó cổ phiếu của Sears Holdings lên 23%, cổ phiếu Microsoft tăng 4,3%, cổ phiếu Apple tiến thêm 1,9%...
Biểu đồ ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 8/1/2009 - Nguồn: G.Finance.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 27,24 điểm, tương đương -0,31%, đóng cửa ở mức 8.742,46.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 17,95 điểm, tương đương 1,12%, chốt ở mức 1.617,01.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 3,08 điểm, tương đương 0,34%, đóng cửa ở mức 909,73.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,2 tỷ cổ phiếu. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,01 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 3 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu giảm điểm.
BoE cắt giảm lãi suất, chứng khoán Anh vẫn giảm điểm
Ngày 8/1, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã đưa ra quyết định cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng Bảng Anh xuống 1,5%/năm. Như vậy, kể từ tháng 10/2008 đến nay, lãi suất cơ bản ở Anh đã giảm 3,5%.
Quyết này đã tạo nên một bước ngoặt mang tính lịch sử trong chính sách tiền tệ ở Anh bởi kể từ Đại khủng hoảng kinh tế những năm 1930 đến trước khi quyết này được đưa ra, lãi suất cơ bản ở Anh chưa bao giờ dưới ngưỡng 2%/năm.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến kinh tế Anh lâm vào suy thoái. Điều này tạo áp lực lên BoE trong việc hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế và giúp ổn định hệ thống tài chính.
Chứng khoán châu Âu vẫn giảm điểm do sự trượt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng và khai mỏ. Đáng chú ý là thị trường Anh vẫn trong sắc đỏ dù BoE đã cắt giảm lãi suất.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu khối ngân hàng như Commerzbank, Standard Chartered, Deutsche Bank, DT Postbank có mức giảm từ 5,7% đến 13,8%. Cổ phiếu khối khai mỏ cũng giảm mạnh, trong đó cổ phiếu BHP Billiton, Anglo American, Vedanta Resources, Xstrata và Rio Tinto giảm từ 3,1-5,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 2,14 điểm, tương đương -0,05%, đóng cửa ở mức 4.505,37, khối lượng giao dịch đạt 1,75 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,17%, khối lượng giao dịch đạt 32,4 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,65%, khối lượng giao dịch đạt 125,6 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giảm sâu
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương đã mất tới 3,2% xuống 89,43 điểm trong ngày trên thị trường Tokyo. Trong khi đó, thị trường Nhật, Hồng Kông giảm xấp xỉ 4% giá trị.
Thị trường chứng khoán Nhật đã chấm dứt chuỗi 7 ngày tăng điểm liên tiếp trước đó bằng một phiên giảm điểm với biên độ lớn. Những thông tin không sáng sủa từ số liệu về tình hình việc làm ở Mỹ và triển vọng kinh doanh của Tập đoàn Intel đã có tác động tiêu cực tới thị trường Nhật ngày 8/1.
Cũng từ những tác động xấu từ hãng Intel nên giới đầu tư đã tăng mạnh bán cổ phiếu khối công nghệ, khiến cổ phiếu Tokyo Electron hạ 13%, cổ phiếu Advantest Corp trượt 12%, cổ phiếu Nikon Corp giảm 7,6%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 362,82 điểm, tương đương -3,93%, chốt ở mức 8.876,42. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Trên thị trường Hồng Kông, các cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục giảm mạnh do những lo ngại về khả năng các cổ đông lớn như Goldman Sachs, American Express, Allianz, Royal Bank of Scotland... sẽ giảm tỷ lệ sở hữu đối với cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc.
Cổ phiếu của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc phiên này đã giảm 3,2%, cổ phiếu Bank of China hạ 5,6%, cổ phiếu Ngân hàng Công thương Trung Quốc giảm hơn 6%...
Đà giảm trên thị trường Hồng Kông còn bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu các công ty năng lượng, lọc dầu, sản xuất máy tính - trong đó cổ phiếu của hãng sản xuất máy tính cá nhân Lenovo Group mất 21,7%, cổ phiếu Cnooc trượt hơn 8%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng giảm 571,55 điểm, tương đương -3,81%, chốt ở mức 14.415,91.
Liên quan đến thị trường Hàn Quốc, Ủy ban Dịch vụ Tài chính nước này vừa thông báo về kế hoạch cung cấp khoản vay 50 nghìn tỷ Won (38 tỷ USD) và bảo đảm tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ để giúp họ vượt khó khăn dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế.
Động thái này được đưa ra ngay sau cuộc gặp bàn về các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế giữa Tổng thống Lee Myung Bak với các nhà lập chính sách Hàn Quốc. Ông Lee Myung Bak cũng đã thúc giục các ngân hàng nước này tăng các khoản tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Trong ngày 8/1, Tập đoàn Nomura của Nhật đã đưa ra dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng âm 2% trong năm 2009 và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ hạ lãi suất cơ bản đồng Won xuống 2,25% trong ngày 9/1.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI giảm 22,47 điểm, tương đương -1,83%, chốt ở mức 1.205,7.
Một thông tin quan trọng liên quan đến thị trường Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này vừa đưa ra dự thảo yêu cầu các công ty Trung Quốc phải được chấp thuận của Bộ này nếu muốn đầu tư các dự án có vốn từ 100 triệu USD trở lên ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, các dự án mà công ty Trung Quốc đầu tư sang nước, vùng lãnh thổ không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cũng như các dự án về cơ sở hạ tầng hay quốc gia, khu vực có tính rủi ro cao, phải được sự chấp thuận của Bộ này.
Đây là một động thái cụ thể sau khi nhiều công ty Trung Quốc bị thua lỗ nặng từ các vụ đầu tư ra nước ngoài, trong đó tập đoàn bảo hiểm lớn thứ hai Trung Quốc - Ping An Insurance Group bị thua lỗ 2,3 tỷ USD cho vụ đầu tư mua cổ phần của Tập đoàn Fortis ở châu Âu.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm điểm ngày thứ hai liên tiếp trong tuần. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite giảm 45,83 điểm, tương đương -2,38%, đóng cửa ở mức 1.878,18.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 5,3%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 2,61%. Chỉ số ASX của Australia hạ 2,27%.
* Thị trường chứng khoán Ấn Độ nghỉ giao dịch
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.769,70 | 8.742,46 | 27,24 | 0,31 |
Nasdaq | 1.599,06 | 1.617,01 | 17,95 | 1,12 | |
S&P 500 | 906,65 | 909,73 | 3,08 | 0,34 | |
Anh | FTSE 100 | 4.507,51 | 4.505,37 | 2,14 | 0,05 |
Đức | DAX | 4.937,47 | 4.879,91 | 57,56 | 1,17 |
Pháp | CAC 40 | 3.346,09 | 3.324,33 | 21,76 | 0,65 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.789,84 | 4.535,79 | 254,05 | 5,30 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.239,24 | 8.876,42 | 362,82 | 3,93 |
Hồng Kông | Hang Seng | 14.987,46 | 14.415,91 | 571,55 | 3,81 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.228,17 | 1.205,70 | 22,47 | 1,83 |
Singapore | Straits Times | 1.881,53 | 1,831.54 | 49,04 | 2,61 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.924,01 | 1.878,18 | 45,83 | 2,38 |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.686,24 | N/A | N/A | N/A |
Australia | ASX | 3.728,20 | 3.643,60 | 84,60 | 2,27 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |