“Dự trữ ngoại hối tiềm năng của Việt Nam khoảng 45 tỷ USD”
Tiếp tục nhiều thông tin vĩ mô quan trọng từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thông tin về hoạt động tín dụng và dự trữ ngoại hối trong 4 tháng đầu năm 2014.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ, sáng 29/4, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, so với đầu năm, huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 3,41%. Còn nếu so với 4 tháng đầu 2013 thì tăng 5,1%.
Đáng chú ý, mặc dù lãi suất giảm trong thời gian qua nhưng tiền gửi ngân hàng vẫn tăng, cùng với đó là đầu tư vào các kênh khác ngoài ngân hàng cũng tăng, thể hiện qua việc chỉ số chứng khoán tăng mạnh.
Theo Thống đốc, tổng phương tiện thanh toán đến hết tháng 4 mới chỉ tăng 4,18% thấp hơn cùng 2013 do tiền gửi tăng thấp hơn. Nhưng điều này phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, chứ không phải do suy giảm tổng cầu như một số chuyên gia đánh giá.
Đối với tăng trưởng tín dụng, tính đến 26/4 đạt 0,93%, hy vọng hết tháng 4 tăng xấp xỉ trên dưới 1%, tương đương mức tăng của 2013. Do đó cả năm nay có thể đạt mục tiêu tăng tín dung từ 12 - 14% và tổng phương tiện thanh toán cũng sẽ ở mức 16 - 18%.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được cải thiện, chỉ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng đạt khoảng 87%, thấp nhất trong nhiều năm qua. Dự kiến đến 2015 đưa về mức 80 - 85%.
Vấn đề tỷ giá tiếp tục ổn định. Trong 4 tháng Ngân hàng Nhà nước mua vào được hơn 10 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối trên 35 tỷ USD.
Theo Thống đốc Bình, đây là dự trữ ròng, tức là nguồn ngoại tệ có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Còn dự trữ ngoại hối tiềm năng của Việt Nam là khoảng 45 tỷ USD.
Về cán cân thanh toán, trong 4 tháng, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư. Kiều hối đạt 2,3 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm. Cán cân về vốn, tài chính tiếp tục thặng dư.
Đáng chú ý, hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm bớt tiền gửi ở ngân hàng nước ngoài. Tính đến 18/4 đã rút bớt 4,3 tỷ USD từ nước ngoài về. Tình trạng găm giữ ngoại tệ, vàng được cải thiện tốt. Từ tháng 11 năm ngoái đến nay Ngân hàng Nhà nước không phải bán vàng ra để can thiệp thị trường.
Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư rất lớn, riêng tháng 4/2014 đạt 2,3 tỷ USD, cộng dồn 4 tháng đạt mức kỷ lục, hơn 10 tỷ USD.
Bình luận về tình hình lạm phát, người đứng đầu ngành ngân hàng cho hay, lạm phát trong tháng vừa rồi tăng 0,08%. Qua phân tích cho thấy yếu tố thứ nhất tác động đến lạm phát là các mức giá hành chính, tức là do nhà nước điều chỉnh, nhưng trong đó có mặt hàng tăng, có mặt hàng giảm nên tác động không lớn.
Còn giá lương thực có tác động làm giảm 0,02%, chỉ có thực phẩm tăng, một số nhóm khác như ăn uống, thiết bị, đồ dùng kể cả thị trường bất động sản đều tăng thể hiện cầu ấm lên. Về lạm phát cơ của tháng 4 tăng so với tháng 3 là 0,21%, thể hiện cầu của thị trường có ấm lên chút ít.
Theo Thống đốc, năm nay nếu điều chỉnh tốt các giá hành chính thì đến cuối năm, lạm phát cơ bản và lạm phát thông thường sẽ tương đối khít với nhau, có thể từ 5,5 - 6%.
Dự báo lạm phát tháng 5, Thống đốc cho biết có yếu tố không lường trước được, đó chính là không biết giá điện có tăng hay không, vì hiện đang còn bỏ ngỏ. Do đó, sẽ có hai kịch bản, nếu thông thường thì lạm phát tháng 5 sẽ tăng 0,2 - 0,3%, nhưng nếu tăng giá điện thì lạm phát sẽ tăng từ 0,3 – 0,4%.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ, sáng 29/4, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, so với đầu năm, huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 3,41%. Còn nếu so với 4 tháng đầu 2013 thì tăng 5,1%.
Đáng chú ý, mặc dù lãi suất giảm trong thời gian qua nhưng tiền gửi ngân hàng vẫn tăng, cùng với đó là đầu tư vào các kênh khác ngoài ngân hàng cũng tăng, thể hiện qua việc chỉ số chứng khoán tăng mạnh.
Theo Thống đốc, tổng phương tiện thanh toán đến hết tháng 4 mới chỉ tăng 4,18% thấp hơn cùng 2013 do tiền gửi tăng thấp hơn. Nhưng điều này phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, chứ không phải do suy giảm tổng cầu như một số chuyên gia đánh giá.
Đối với tăng trưởng tín dụng, tính đến 26/4 đạt 0,93%, hy vọng hết tháng 4 tăng xấp xỉ trên dưới 1%, tương đương mức tăng của 2013. Do đó cả năm nay có thể đạt mục tiêu tăng tín dung từ 12 - 14% và tổng phương tiện thanh toán cũng sẽ ở mức 16 - 18%.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được cải thiện, chỉ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng đạt khoảng 87%, thấp nhất trong nhiều năm qua. Dự kiến đến 2015 đưa về mức 80 - 85%.
Vấn đề tỷ giá tiếp tục ổn định. Trong 4 tháng Ngân hàng Nhà nước mua vào được hơn 10 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối trên 35 tỷ USD.
Theo Thống đốc Bình, đây là dự trữ ròng, tức là nguồn ngoại tệ có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Còn dự trữ ngoại hối tiềm năng của Việt Nam là khoảng 45 tỷ USD.
Về cán cân thanh toán, trong 4 tháng, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư. Kiều hối đạt 2,3 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm. Cán cân về vốn, tài chính tiếp tục thặng dư.
Đáng chú ý, hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm bớt tiền gửi ở ngân hàng nước ngoài. Tính đến 18/4 đã rút bớt 4,3 tỷ USD từ nước ngoài về. Tình trạng găm giữ ngoại tệ, vàng được cải thiện tốt. Từ tháng 11 năm ngoái đến nay Ngân hàng Nhà nước không phải bán vàng ra để can thiệp thị trường.
Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư rất lớn, riêng tháng 4/2014 đạt 2,3 tỷ USD, cộng dồn 4 tháng đạt mức kỷ lục, hơn 10 tỷ USD.
Bình luận về tình hình lạm phát, người đứng đầu ngành ngân hàng cho hay, lạm phát trong tháng vừa rồi tăng 0,08%. Qua phân tích cho thấy yếu tố thứ nhất tác động đến lạm phát là các mức giá hành chính, tức là do nhà nước điều chỉnh, nhưng trong đó có mặt hàng tăng, có mặt hàng giảm nên tác động không lớn.
Còn giá lương thực có tác động làm giảm 0,02%, chỉ có thực phẩm tăng, một số nhóm khác như ăn uống, thiết bị, đồ dùng kể cả thị trường bất động sản đều tăng thể hiện cầu ấm lên. Về lạm phát cơ của tháng 4 tăng so với tháng 3 là 0,21%, thể hiện cầu của thị trường có ấm lên chút ít.
Theo Thống đốc, năm nay nếu điều chỉnh tốt các giá hành chính thì đến cuối năm, lạm phát cơ bản và lạm phát thông thường sẽ tương đối khít với nhau, có thể từ 5,5 - 6%.
Dự báo lạm phát tháng 5, Thống đốc cho biết có yếu tố không lường trước được, đó chính là không biết giá điện có tăng hay không, vì hiện đang còn bỏ ngỏ. Do đó, sẽ có hai kịch bản, nếu thông thường thì lạm phát tháng 5 sẽ tăng 0,2 - 0,3%, nhưng nếu tăng giá điện thì lạm phát sẽ tăng từ 0,3 – 0,4%.