Giá cá tra lên thì hàng lại thiếu!
Thị trường cá tra đã "ấm lên", nhưng có nguy cơ thiếu cá trong những tháng tới, do nhiều nông dân sợ lỗ không nuôi cá nữa
Sau một thời gian dài giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL bị tuột dốc, thì từ đầu tuần đến nay giá đã có dấu hiệu hồi phục.
Hiện nay, tại thành phố Cần Thơ giá cá tra mua tại hầm, loại size lớn thịt trắng tốt có giá 13.800 - 14.000 đồng/kg, cá tra size dưới 1 kg có giá 14.500 -14.700 đồng/kg.
Tuy nhiên, với mức giá này nông dân vẫn còn lỗ nên bà con chưa sẵn sàng cho vụ cá mới. Dự báo nhà máy chế biến sẽ thiếu hụt nguồn cá tra nguyên liệu trong những tháng tới.
Thị trường khởi sắc
Theo nhận định của các chuyên gia ngành thủy sản, đến cuối tháng 9 lượng cá tra vượt size sẽ được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu thụ hết, do thời gian qua có nhiều thị trường mới, như: Nga, Trung Đông và một số nước châu Á đang tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam.
Theo thông lệ hàng năm, từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 trở đi, mức tiêu thụ thực phẩm thủy sản tại thị trường EU và nhiều thị trường khác trên thế giới tăng, hứa hẹn thị trường khởi sắc.
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hùng Vương cho biết, cuối tuần rồi, công ty Hùng Vương mua cá tra tại hầm của nông dân với giá 15.000 đồng/kg, giá mua tại nhà máy là 15.700 đồng/kg.
Dự báo, giá cá tra có thể tăng lên trong vòng 2 tháng tới do sản lượng cá trong vùng đã giảm khoảng 40%, vì nhiều người nuôi cá bị lỗ trong vụ cá vừa qua đã "treo" hầm, không nuôi tiếp. Nếu không có giải pháp tháo gỡ, e rằng đến đầu năm 2009 các nhà máy chế biến ở ĐBSCL có nguy cơ thiếu hụt nguồn cá tra nguyên liệu.
Theo Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra xuất khẩu Thới An-TP Cần Thơ, giá cá tra loại 0,9-1kg/con, hiện đang có bán 14.300-14.500 đồng/kg, nhưng giá thành sản xuất của xã viên lên tới 18.500-19.000 đồng/kg. Điều đáng mừng là từ đầu tuần đến nay có nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên hệ với các hộ nuôi tìm mua cá tra, cũng theo các doanh nghiệp nhiều hộ nuôi cá đã nâng mức giá bán cá lên 15.500 -15.700 đồng/kg.
Ông Bùi Hữu Trí, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản thành phố Cần Thơ (CAFA), cho biết, từ đầu tuần đến nay giá cá tra ở ĐBSCL đã bắt đầu tăng trở lại đôi chút so với tháng trước, mặc dù giá cá có nhích lên nhưng vẫn chưa tới giá vốn, do giá thành sản xuất 1kg cá tra khá cao khoảng 16.000 -17.000 đồng/kg.
Theo thông tin CAFA có được, xu hướng giá cá tra vẫn còn tăng lên trong những ngày tới, do hiện nay lượng cá tra nguyên liệu của TP Cần Thơ đã không còn nhiều, trong khi thị trường đang có nhu cầu rất lớn đối với loại cá tra size từ 1 kg trở xuống.
Nguy cơ thiếu cá
Theo điều tra cách đây 2 tuần sản lượng cá tra nguyên liệu kể cả hai loại, size lớn và size nhỏ ở Cần Thơ chỉ còn khoảng 40 ngàn tấn, và con số này hiện đã giảm xuống khá nhiều. Dự báo, trong tháng 9 và tháng 10 lượng cá tra nguyên liệu của Cần Thơ sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến của các nhà máy trong tỉnh.
Vẫn theo ông Bùi Hữu Trí, mặc dù tình trạng thiếu cá tra nguyên liệu trong những tháng tới đã được dự báo, nhưng đến nay phần lớn nông dân sau khi bán cá xong vẫn không thả cá giống nuôi lại vì sợ rủi ro.
Ông Dương Nghĩa Quốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, cho biết ở Đồng Tháp, cá tra đạt size và thịt trắng tốt mua tại hầm giao động từ 14.500 - 14.700 đồng/kg, đối với loại cá vượt size có giá từ 13.800 -14.000 đồng/kg.
Hiện sản lượng cá vượt size của Đồng Tháp cơ bản đã giải phóng gần hết, nên sản lượng cá tra đến thời điểm này còn rất ít. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, hiện nay tỷ lệ treo hầm ở Đồng Tháp là trên 30%, dự báo trong thời gian tới các nhà máy chế biến thủy sản ở Đồng tháp sẽ rơi vào tình trạng thiếu cá nguyên liệu.
Bởi sau niên vụ cá thua lỗ vừa rồi người dân đã không còn vốn để tái sản xuất, vì nếu muốn vay mới nông dân phải thanh toán công nợ cũ. Trước đây, khi cá tra chưa tiêu thụ được Chính phủ cho phép ngân hàng giãn nợ cho nông dân, bây giờ cá đã tiêu thụ được nông dân phải trả nợ vay ngân hàng, nhưng trên thực tế nông dân khi bán cá thường bị doanh nghiệp treo nợ từ 40-60 ngày, do phải bán chịu.
Mặc dù thời gian thanh toán tiền cá cho nông dân từ 40-60 ngày sau khi cân cá, như thể hiện trên các hợp đồng mua cá của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế có những doanh nghiệp thiếu tiền mua cá kéo dài 3-4 tháng vẫn chưa trả dứt. Do vậy, nông dân không vẫn không có đủ tiền hoàn nợ cho ngân hàng và không có tiền tái sản xuất, làm cho nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, và việc có vốn để tái đầu tư cho vụ cá tới không phải là chuyện đơn giản.
Dự báo trong niên vụ cá tới không riêng gì tỉnh Đồng Tháp mà cả khu vực ĐBSCL sản lượng cá tra nguyên liệu sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, dù giá cá tra có tăng trở lại nhưng vẫn thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi vẫn còn lỗ.
Đó là khó khăn chung của nghề nuôi cá tra ở đồng bằng. Riêng Đồng Tháp đang có kế hoạch phối hợp các ngành chức năng trong tỉnh tìm giải pháp thích hợp để phát triển trở lại nghề nuôi cá tra, nhằm tạo nguồn cá tra nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến sản xuất trong tỉnh.
Hiện nay, tại thành phố Cần Thơ giá cá tra mua tại hầm, loại size lớn thịt trắng tốt có giá 13.800 - 14.000 đồng/kg, cá tra size dưới 1 kg có giá 14.500 -14.700 đồng/kg.
Tuy nhiên, với mức giá này nông dân vẫn còn lỗ nên bà con chưa sẵn sàng cho vụ cá mới. Dự báo nhà máy chế biến sẽ thiếu hụt nguồn cá tra nguyên liệu trong những tháng tới.
Thị trường khởi sắc
Theo nhận định của các chuyên gia ngành thủy sản, đến cuối tháng 9 lượng cá tra vượt size sẽ được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiêu thụ hết, do thời gian qua có nhiều thị trường mới, như: Nga, Trung Đông và một số nước châu Á đang tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam.
Theo thông lệ hàng năm, từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 trở đi, mức tiêu thụ thực phẩm thủy sản tại thị trường EU và nhiều thị trường khác trên thế giới tăng, hứa hẹn thị trường khởi sắc.
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hùng Vương cho biết, cuối tuần rồi, công ty Hùng Vương mua cá tra tại hầm của nông dân với giá 15.000 đồng/kg, giá mua tại nhà máy là 15.700 đồng/kg.
Dự báo, giá cá tra có thể tăng lên trong vòng 2 tháng tới do sản lượng cá trong vùng đã giảm khoảng 40%, vì nhiều người nuôi cá bị lỗ trong vụ cá vừa qua đã "treo" hầm, không nuôi tiếp. Nếu không có giải pháp tháo gỡ, e rằng đến đầu năm 2009 các nhà máy chế biến ở ĐBSCL có nguy cơ thiếu hụt nguồn cá tra nguyên liệu.
Theo Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi cá tra xuất khẩu Thới An-TP Cần Thơ, giá cá tra loại 0,9-1kg/con, hiện đang có bán 14.300-14.500 đồng/kg, nhưng giá thành sản xuất của xã viên lên tới 18.500-19.000 đồng/kg. Điều đáng mừng là từ đầu tuần đến nay có nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên hệ với các hộ nuôi tìm mua cá tra, cũng theo các doanh nghiệp nhiều hộ nuôi cá đã nâng mức giá bán cá lên 15.500 -15.700 đồng/kg.
Ông Bùi Hữu Trí, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản thành phố Cần Thơ (CAFA), cho biết, từ đầu tuần đến nay giá cá tra ở ĐBSCL đã bắt đầu tăng trở lại đôi chút so với tháng trước, mặc dù giá cá có nhích lên nhưng vẫn chưa tới giá vốn, do giá thành sản xuất 1kg cá tra khá cao khoảng 16.000 -17.000 đồng/kg.
Theo thông tin CAFA có được, xu hướng giá cá tra vẫn còn tăng lên trong những ngày tới, do hiện nay lượng cá tra nguyên liệu của TP Cần Thơ đã không còn nhiều, trong khi thị trường đang có nhu cầu rất lớn đối với loại cá tra size từ 1 kg trở xuống.
Nguy cơ thiếu cá
Theo điều tra cách đây 2 tuần sản lượng cá tra nguyên liệu kể cả hai loại, size lớn và size nhỏ ở Cần Thơ chỉ còn khoảng 40 ngàn tấn, và con số này hiện đã giảm xuống khá nhiều. Dự báo, trong tháng 9 và tháng 10 lượng cá tra nguyên liệu của Cần Thơ sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến của các nhà máy trong tỉnh.
Vẫn theo ông Bùi Hữu Trí, mặc dù tình trạng thiếu cá tra nguyên liệu trong những tháng tới đã được dự báo, nhưng đến nay phần lớn nông dân sau khi bán cá xong vẫn không thả cá giống nuôi lại vì sợ rủi ro.
Ông Dương Nghĩa Quốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, cho biết ở Đồng Tháp, cá tra đạt size và thịt trắng tốt mua tại hầm giao động từ 14.500 - 14.700 đồng/kg, đối với loại cá vượt size có giá từ 13.800 -14.000 đồng/kg.
Hiện sản lượng cá vượt size của Đồng Tháp cơ bản đã giải phóng gần hết, nên sản lượng cá tra đến thời điểm này còn rất ít. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, hiện nay tỷ lệ treo hầm ở Đồng Tháp là trên 30%, dự báo trong thời gian tới các nhà máy chế biến thủy sản ở Đồng tháp sẽ rơi vào tình trạng thiếu cá nguyên liệu.
Bởi sau niên vụ cá thua lỗ vừa rồi người dân đã không còn vốn để tái sản xuất, vì nếu muốn vay mới nông dân phải thanh toán công nợ cũ. Trước đây, khi cá tra chưa tiêu thụ được Chính phủ cho phép ngân hàng giãn nợ cho nông dân, bây giờ cá đã tiêu thụ được nông dân phải trả nợ vay ngân hàng, nhưng trên thực tế nông dân khi bán cá thường bị doanh nghiệp treo nợ từ 40-60 ngày, do phải bán chịu.
Mặc dù thời gian thanh toán tiền cá cho nông dân từ 40-60 ngày sau khi cân cá, như thể hiện trên các hợp đồng mua cá của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế có những doanh nghiệp thiếu tiền mua cá kéo dài 3-4 tháng vẫn chưa trả dứt. Do vậy, nông dân không vẫn không có đủ tiền hoàn nợ cho ngân hàng và không có tiền tái sản xuất, làm cho nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, và việc có vốn để tái đầu tư cho vụ cá tới không phải là chuyện đơn giản.
Dự báo trong niên vụ cá tới không riêng gì tỉnh Đồng Tháp mà cả khu vực ĐBSCL sản lượng cá tra nguyên liệu sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, dù giá cá tra có tăng trở lại nhưng vẫn thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi vẫn còn lỗ.
Đó là khó khăn chung của nghề nuôi cá tra ở đồng bằng. Riêng Đồng Tháp đang có kế hoạch phối hợp các ngành chức năng trong tỉnh tìm giải pháp thích hợp để phát triển trở lại nghề nuôi cá tra, nhằm tạo nguồn cá tra nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến sản xuất trong tỉnh.