Giá dầu tăng, giá khí đốt tăng theo
Giá dầu cao, các nước Trung Á lại tăng giá bán khí đốt, khiến nhiệm vụ chống lạm phát của các nước càng khó khăn hơn
Giá dầu kỳ hạn New York đã có lúc chạm mức 111 USD/thùng vào ngày 13/3. Đây là ngày thứ bảy liên tiếp giá dầu đạt mức cao kỷ lục mới trong bối cảnh có những lo ngại về nguồn cung dầu toàn cầu.
Trong khi đó, các nước Trung Á lại tăng giá bán khí đốt, khiến nhiệm vụ chống lạm phát của các nước càng khó khăn hơn.
Theo giới phân tích, đồng USD mất giá cũng là một nguyên nhân dẫn tới giá dầu tăng vọt vì dầu thô được định giá bằng đồng USD, khiến các nhà đầu cơ đổ xô đi mua dầu.
Dự báo giá dầu sẽ đứng ở mức cao
Ngày 11/3, đồng EUR đã tăng giá lên mức kỷ lục mới so với đồng USD với 1 EUR đổi được 1,5495 USD. Theo các nhà phân tích, về lâu dài, đồng USD tiếp tục mất giá.
Việc giá dầu mỏ liên tiếp phá vỡ các kỷ lục đã gây ra tranh cãi gay gắt trong giới phân tích thị trường với những dự đoán trái ngược nhau. Tuy nhiên, phần lớn đều nhận định giá dầu sẽ đứng ở mức cao.
Một số người cho rằng giá dầu có thể “hạ nhiệt” trong vài tháng tới do những lo ngại về tình trạng suy yếu của kinh tế Mỹ, kéo theo sự sụt giảm về nhu cầu năng lượng ở nước này. Số khác lại khẳng định rằng dù nhu cầu năng lượng ở Mỹ có giảm cũng không bù đắp đủ nhu cầu năng lượng toàn cầu gia tăng do các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ cần rất nhiều dầu.
Để đối phó với tình trạng giá dầu tăng cao, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự định, tuần tới tổ chức một cuộc họp của các chuyên gia hàng đầu trong các khu vực tài chính và buôn bán dầu cũng như đại diện các công ty sản xuất và lọc dầu, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp, bình ổn giá dầu thế giới.
Một nguồn tin cho biết Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể cũng triệu tập cuộc họp không chính thức giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ dầu mỏ từ ngày 20 - 22/4 tới tại Italia để bàn về những vấn đề liên quan giá dầu thế giới hiện nay.
Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ trên thế giới trong năm 2008 là 87,5 triệu thùng/ngày, ít hơn 80.000 thùng ngày so với dự báo ban đầu, nhưng chỉ một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng mới có thể đưa giá dầu trở lại mức 60 USD/thùng như trong nửa đầu thập kỷ này.
Giá khí đốt cũng leo thang
Cơ quan quản lý thông tin thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã nâng mức dự báo giá dầu mỏ trung bình năm 2008 từ 86,46 USD/thùng lên 94,11 USD/thùng. Mức giá trung bình năm 2007 là 72,32 USD/thùng. Cơ quan này cho biết mức giá xăng tiêu chuẩn trung bình tại Mỹ ngày 10/3 là 3,225 USD/gallon (1 gallon bằng 3,78 lít) và sắp đuổi kịp mức giá cao kỷ lục 3,405 USD/gallon vào 3/1981.
Việc giá dầu tăng cao đã và đang đẩy một loạt các nền kinh tế vào tình cảnh khó khăn. Các nền kinh tế lớn như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc... đều đang phải đối phó với tình trạng giá cả leo thang và lạm phát gia tăng. Việc giá dầu tăng, sẽ làm hạn chế rất nhiều nỗ lực chống lạm phát của các nước trên thế giới.
Trong khi giá dầu tăng mạnh, gây lo ngại, các nước Trung Á lại tăng giá bán khí đốt từ năm 2009. Ngày 11/3, Tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom của Nga thông báo bắt đầu từ năm 2009 các nước Trung Á sẽ tăng giá bán khí đốt, có thể làm tăng giá khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu.
Trong thông báo nói trên được đưa ra sau các cuộc đàm phán diễn ra ở Nga, Gazprom cho biết Kazakstan, Uzebekistan, Turmenistan - những nước xuất khẩu khí đốt chính sang Iran, Nga và Ukraine, đã thống nhất “bán khí đốt ở mức giá châu Âu kể từ năm 2009”.
Trước đó, Gazprom đã đồng ý mua khí đốt của Turmenistan với giá 150 USD/1000 m3 cho tới cuối năm 2008, trong khi “mức giá châu Âu” có thể lên tới 354 USD/1.000 m3. Điều đó có nghĩa là giá khi đốt của các nước Trung Á năm 2009 có thể tăng hơn gấp đôi.
Theo Gazprom, các nước sản xuất khí đốt ở Trung Á đã đề nghị tăng giá bán khí đốt vì lợi ích kinh tế và đối phó với những biến động tài chính thế giới, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp đáng tin cậy và không bị gián đoạn. Các nhà phân tích cho rằng động thái này cũng có thể tác động tới giá khí đốt mà Nga bán sang một số nước châu Âu khác.
Trong khi đó, các nước Trung Á lại tăng giá bán khí đốt, khiến nhiệm vụ chống lạm phát của các nước càng khó khăn hơn.
Theo giới phân tích, đồng USD mất giá cũng là một nguyên nhân dẫn tới giá dầu tăng vọt vì dầu thô được định giá bằng đồng USD, khiến các nhà đầu cơ đổ xô đi mua dầu.
Dự báo giá dầu sẽ đứng ở mức cao
Ngày 11/3, đồng EUR đã tăng giá lên mức kỷ lục mới so với đồng USD với 1 EUR đổi được 1,5495 USD. Theo các nhà phân tích, về lâu dài, đồng USD tiếp tục mất giá.
Việc giá dầu mỏ liên tiếp phá vỡ các kỷ lục đã gây ra tranh cãi gay gắt trong giới phân tích thị trường với những dự đoán trái ngược nhau. Tuy nhiên, phần lớn đều nhận định giá dầu sẽ đứng ở mức cao.
Một số người cho rằng giá dầu có thể “hạ nhiệt” trong vài tháng tới do những lo ngại về tình trạng suy yếu của kinh tế Mỹ, kéo theo sự sụt giảm về nhu cầu năng lượng ở nước này. Số khác lại khẳng định rằng dù nhu cầu năng lượng ở Mỹ có giảm cũng không bù đắp đủ nhu cầu năng lượng toàn cầu gia tăng do các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ cần rất nhiều dầu.
Để đối phó với tình trạng giá dầu tăng cao, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự định, tuần tới tổ chức một cuộc họp của các chuyên gia hàng đầu trong các khu vực tài chính và buôn bán dầu cũng như đại diện các công ty sản xuất và lọc dầu, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp, bình ổn giá dầu thế giới.
Một nguồn tin cho biết Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có thể cũng triệu tập cuộc họp không chính thức giữa các nước sản xuất và các nước tiêu thụ dầu mỏ từ ngày 20 - 22/4 tới tại Italia để bàn về những vấn đề liên quan giá dầu thế giới hiện nay.
Theo IEA, nhu cầu dầu mỏ trên thế giới trong năm 2008 là 87,5 triệu thùng/ngày, ít hơn 80.000 thùng ngày so với dự báo ban đầu, nhưng chỉ một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng mới có thể đưa giá dầu trở lại mức 60 USD/thùng như trong nửa đầu thập kỷ này.
Giá khí đốt cũng leo thang
Cơ quan quản lý thông tin thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã nâng mức dự báo giá dầu mỏ trung bình năm 2008 từ 86,46 USD/thùng lên 94,11 USD/thùng. Mức giá trung bình năm 2007 là 72,32 USD/thùng. Cơ quan này cho biết mức giá xăng tiêu chuẩn trung bình tại Mỹ ngày 10/3 là 3,225 USD/gallon (1 gallon bằng 3,78 lít) và sắp đuổi kịp mức giá cao kỷ lục 3,405 USD/gallon vào 3/1981.
Việc giá dầu tăng cao đã và đang đẩy một loạt các nền kinh tế vào tình cảnh khó khăn. Các nền kinh tế lớn như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc... đều đang phải đối phó với tình trạng giá cả leo thang và lạm phát gia tăng. Việc giá dầu tăng, sẽ làm hạn chế rất nhiều nỗ lực chống lạm phát của các nước trên thế giới.
Trong khi giá dầu tăng mạnh, gây lo ngại, các nước Trung Á lại tăng giá bán khí đốt từ năm 2009. Ngày 11/3, Tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom của Nga thông báo bắt đầu từ năm 2009 các nước Trung Á sẽ tăng giá bán khí đốt, có thể làm tăng giá khí đốt Nga xuất khẩu sang châu Âu.
Trong thông báo nói trên được đưa ra sau các cuộc đàm phán diễn ra ở Nga, Gazprom cho biết Kazakstan, Uzebekistan, Turmenistan - những nước xuất khẩu khí đốt chính sang Iran, Nga và Ukraine, đã thống nhất “bán khí đốt ở mức giá châu Âu kể từ năm 2009”.
Trước đó, Gazprom đã đồng ý mua khí đốt của Turmenistan với giá 150 USD/1000 m3 cho tới cuối năm 2008, trong khi “mức giá châu Âu” có thể lên tới 354 USD/1.000 m3. Điều đó có nghĩa là giá khi đốt của các nước Trung Á năm 2009 có thể tăng hơn gấp đôi.
Theo Gazprom, các nước sản xuất khí đốt ở Trung Á đã đề nghị tăng giá bán khí đốt vì lợi ích kinh tế và đối phó với những biến động tài chính thế giới, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp đáng tin cậy và không bị gián đoạn. Các nhà phân tích cho rằng động thái này cũng có thể tác động tới giá khí đốt mà Nga bán sang một số nước châu Âu khác.