Giá xăng dầu sẽ tăng vào đầu tuần tới?
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã gửi văn bản lên Bộ Tài chính kiến nghị tăng giá bán lẻ xăng dầu
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã gửi văn bản lên Bộ Tài chính kiến nghị tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Ngày 10/8, Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính với nội dung đề nghị được tăng giá bán thêm 1.400 đồng/lít đối với mặt hàng xăng (tương đương mức tăng 6,4%) và 800 đồng/lít đối với mặt hàng dầu.
Cùng ngày, một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối ở phía Nam cũng đề xuất với cơ quan quản lý được tăng giá mặt hàng xăng dầu với mức tương tự.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị chiếm thị phần chi phối, cho hay, đơn vị này cũng đang theo dõi tình hình, tính toán phương án tăng giá để báo cáo với Bộ Tài chính.
Như vậy, “đúng hẹn” sau 10 ngày kể từ lần điều chỉnh giá vào ngày 1/8 (giá xăng tăng 900 đồng/lít), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lại đề xuất điều chỉnh tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng khá mạnh.
Theo các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hiện giá cơ sở theo bình quân 30 ngày đang cao hơn khoảng 1.000 đồng/lít xăng so với mức giá bán lẻ hiện nay (21.900 đồng/lít). Nếu tính giá bình quân theo 10 ngày, tham số chỉ được Bộ Tài chính coi là tham khảo thì doanh nghiệp lỗ 1.800-1.900 đồng/lít xăng.
Do đó, nếu sau 3 ngày tới, tức vào đầu tuần sau, Bộ Tài chính không có hồi âm thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong nước vẫn được chủ động tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.
Đề xuất tăng giá lần này của các doanh nghiệp được xác định là ngoài giá thế giới tăng còn có một yếu tố mới là do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất dừng vận hành từ ngày 8/8 dẫn tới thiếu hụt nguồn cung cho các doanh nghiệp trong nước. Dự kiến đến ngày 17/8, việc sửa chữa khắc phục sự cố của nhà máy sẽ hoàn thành để hoạt động trở lại bình thường.
Việc tăng giá xăng dầu cũng đã được dự báo dồn dập trong những ngày qua. Trong đó, bản tin của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) phát hành ngày 10/8 dự báo giá bán xăng có thể tăng tiếp.
Với mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán trong nước hơn 1.000 đồng/lít, cộng với lần điều chỉnh xăng dầu gần đây nhất vào ngày 1/8, tức quá thời hạn tối thiểu 10 ngày giữa hai lần điều chỉnh, nên VCSC dự báo giá bán lẻ xăng có thể điều chỉnh trong vài ngày tới.
Tuy nhiên, cũng có một khả năng khác là có thể Bộ Tài chính sẽ giảm thuế nhập khẩu xăng dầu để hạn chế mức tăng theo đề xuất của doanh nghiệp nhằm giảm sức ép cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Được biết, tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng bán lẻ đã có 9 lần điều chỉnh giá với 4 lần tăng tổng cộng 4.300 đồng/lít và 5 lần giảm tổng cộng 3.200 đồng/lít.
Hiện giá xăng Mosga 95 và Mosga 92 được bán lần lượt là 22.400 đồng/lít và 21.900 đồng/lít; điêzen 0,05S và điêzen 0,25S là 20.800/lít và 20.750 đồng/lít; dầu hoả dân dụng 20.650 đồng/lít; mazut 3,0S và mazut 3,5S là 18.450 đồng/kg và 18.150 đồng/kg.
Ngày 10/8, Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính với nội dung đề nghị được tăng giá bán thêm 1.400 đồng/lít đối với mặt hàng xăng (tương đương mức tăng 6,4%) và 800 đồng/lít đối với mặt hàng dầu.
Cùng ngày, một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối ở phía Nam cũng đề xuất với cơ quan quản lý được tăng giá mặt hàng xăng dầu với mức tương tự.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đơn vị chiếm thị phần chi phối, cho hay, đơn vị này cũng đang theo dõi tình hình, tính toán phương án tăng giá để báo cáo với Bộ Tài chính.
Như vậy, “đúng hẹn” sau 10 ngày kể từ lần điều chỉnh giá vào ngày 1/8 (giá xăng tăng 900 đồng/lít), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lại đề xuất điều chỉnh tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng khá mạnh.
Theo các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, hiện giá cơ sở theo bình quân 30 ngày đang cao hơn khoảng 1.000 đồng/lít xăng so với mức giá bán lẻ hiện nay (21.900 đồng/lít). Nếu tính giá bình quân theo 10 ngày, tham số chỉ được Bộ Tài chính coi là tham khảo thì doanh nghiệp lỗ 1.800-1.900 đồng/lít xăng.
Do đó, nếu sau 3 ngày tới, tức vào đầu tuần sau, Bộ Tài chính không có hồi âm thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong nước vẫn được chủ động tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.
Đề xuất tăng giá lần này của các doanh nghiệp được xác định là ngoài giá thế giới tăng còn có một yếu tố mới là do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất dừng vận hành từ ngày 8/8 dẫn tới thiếu hụt nguồn cung cho các doanh nghiệp trong nước. Dự kiến đến ngày 17/8, việc sửa chữa khắc phục sự cố của nhà máy sẽ hoàn thành để hoạt động trở lại bình thường.
Việc tăng giá xăng dầu cũng đã được dự báo dồn dập trong những ngày qua. Trong đó, bản tin của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) phát hành ngày 10/8 dự báo giá bán xăng có thể tăng tiếp.
Với mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán trong nước hơn 1.000 đồng/lít, cộng với lần điều chỉnh xăng dầu gần đây nhất vào ngày 1/8, tức quá thời hạn tối thiểu 10 ngày giữa hai lần điều chỉnh, nên VCSC dự báo giá bán lẻ xăng có thể điều chỉnh trong vài ngày tới.
Tuy nhiên, cũng có một khả năng khác là có thể Bộ Tài chính sẽ giảm thuế nhập khẩu xăng dầu để hạn chế mức tăng theo đề xuất của doanh nghiệp nhằm giảm sức ép cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Được biết, tính từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng bán lẻ đã có 9 lần điều chỉnh giá với 4 lần tăng tổng cộng 4.300 đồng/lít và 5 lần giảm tổng cộng 3.200 đồng/lít.
Hiện giá xăng Mosga 95 và Mosga 92 được bán lần lượt là 22.400 đồng/lít và 21.900 đồng/lít; điêzen 0,05S và điêzen 0,25S là 20.800/lít và 20.750 đồng/lít; dầu hoả dân dụng 20.650 đồng/lít; mazut 3,0S và mazut 3,5S là 18.450 đồng/kg và 18.150 đồng/kg.