Giảm áp lực cho tín dụng bất động sản, tiêu dùng
Giảm áp lực, qua đó gián tiếp có lợi cho tín dụng bất động sản và tiêu dùng
Lộ trình hạ giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn có thể được giãn ra đáng kể, theo tính toán chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Định hướng này có trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tư trên có nội dung điều chỉnh theo hướng giãn lộ trình thực hiện tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn một cách phù hợp.
Việc điều chỉnh này cũng nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ về tăng trưởng kinh tế cũng như việc thực hiện các chương trình, dự án lớn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
Mặt khác, trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nước và số liệu kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2017, cũng như định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã tính toán điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp với chủ trương của Chính phủ và tình hình thực tế cho vay trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng.
Theo quy định lộ trình đã ấn định thời gian qua, đến 1/1/2018, các tổ chức tín dụng phải giảm tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn xuống còn 40%, sau khi đã thực hiện giảm giới hạn từ 60% xuống 50% từ đầu năm 2017.
Nhưng theo định hướng điều chỉnh trên, việc thực hiện giảm giới hạn sẽ được giãn rải ra trong hai năm nữa: giảm từ 50% xuống 45% từ 1/1/2018, rồi giảm xuống 40% từ 1/1/2019.
Với lộ trình dự kiến trên, áp lực sử dụng và cân đối lại cơ cấu vốn của các tổ chức tín dụng được giảm tải. Các đối tượng có nhu cầu với đặc thù vay tập trung ở vốn trung dài hạn như ở lĩnh vực bất động sản, tín dụng tiêu dùng (mua nhà, xây hoặc sửa chữa nhà, mua ôtô)… theo đó chưa bị “siết” gấp ở một cấu phần nguồn vốn như trên.
Định hướng này có trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tư trên có nội dung điều chỉnh theo hướng giãn lộ trình thực hiện tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn một cách phù hợp.
Việc điều chỉnh này cũng nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ về tăng trưởng kinh tế cũng như việc thực hiện các chương trình, dự án lớn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.
Mặt khác, trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nước và số liệu kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2017, cũng như định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước đã tính toán điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp với chủ trương của Chính phủ và tình hình thực tế cho vay trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng.
Theo quy định lộ trình đã ấn định thời gian qua, đến 1/1/2018, các tổ chức tín dụng phải giảm tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn xuống còn 40%, sau khi đã thực hiện giảm giới hạn từ 60% xuống 50% từ đầu năm 2017.
Nhưng theo định hướng điều chỉnh trên, việc thực hiện giảm giới hạn sẽ được giãn rải ra trong hai năm nữa: giảm từ 50% xuống 45% từ 1/1/2018, rồi giảm xuống 40% từ 1/1/2019.
Với lộ trình dự kiến trên, áp lực sử dụng và cân đối lại cơ cấu vốn của các tổ chức tín dụng được giảm tải. Các đối tượng có nhu cầu với đặc thù vay tập trung ở vốn trung dài hạn như ở lĩnh vực bất động sản, tín dụng tiêu dùng (mua nhà, xây hoặc sửa chữa nhà, mua ôtô)… theo đó chưa bị “siết” gấp ở một cấu phần nguồn vốn như trên.