Giãn IPO, thận trọng mở "room"
Hỏi chuyện ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán về các giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán
Trước diễn biến thị trường và tâm lý nhà đầu tư không ổn định, Chính phủ đã có công văn chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) cũng đã có kiến nghị về các giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán.
Và ngày 5/3, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Đoan Hùng đã có cuộc trao đổi với báo giới về những giải pháp này.
Rõ ràng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường đi xuống như hiện nay xuất phát từ sự tăng cung quá mạnh. Vậy trong thời gian tới, chỉ đạo điều hành sẽ xử lý vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Trong năm 2007, lượng cung tăng khá mạnh do các tổng công ty lớn tiến hành cổ phần hóa và nhiều công ty tranh thủ cơ hội thị trường tốt để phát hành cổ phiếu mới.
Chính vì vậy, một trong những chỉ đạo của Chính phủ là phải có lộ trình cổ phần hóa và IPO các doanh nghiệp Nhà nước một cách cụ thể, nhất là tổng công ty và doanh nghiệp lớn. Chúng ta vẫn tiến hành cổ phần hóa tuy nhiên việc thực hiện IPO phải giãn ra, tránh ảnh hưởng thị trường và thay đổi cách thức thực hiện.
Trước đây, IPO hầu hết được thực hiện qua đấu giá tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và bán rộng rãi cho mọi đối tượng. Điều này dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu bị thổi lên nhiều do sự thiếu chuyên nghiệp và nhận thức của nhà đầu tư cá nhân trong việc phân tích đánh giá chưa tốt.
Chính vì vậy, Bộ Tài chính đang nghiên cứu chỉ đạo xem xét cách thức tiến hành IPO theo hướng chuyển sang chào bán theo phương thức thỏa thuận cho đối tác chiến lược. Sau khi xác định đánh giá xong mới đưa ra đấu giá cho các nhà đầu tư.
Nếu lựa chọn đúng đối tác chiến lược, phải nắm giữ trong thời hạn ba năm thì sẽ bớt lượng cung hàng ra thị trường. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp tăng cường quản trị công ty, hoạt động có hiệu quả hơn và Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong tương lai.
Ngoài SCIC, thị trường chứng khoán hiện còn có thể trông chờ vào các nguồn cầu nào khác nữa, thưa ông?
Một kênh khá quan trọng là các nhà đầu tư nước ngoài, và thực tế hiện nay cho thấy khối này mua vào nhiều hơn bán ra. Ngoài ra, các quỹ đầu tư trong nước được huy động từ tiền nhàn rỗi của các tổ chức đang tạo nguồn cầu khá lớn.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, mặc dù Chỉ thị 03 và sau này sửa thành Quyết định 03 nhằm tránh rủi ro, nhưng về lâu dài, khả năng vẫn sẽ tiếp tục cho vay đầu tư chứng khoán. Theo con số thống kê của chúng tôi, tiền mặt trên tài khoản của các quỹ đầu tư của Việt Nam là khoảng trên 5.000 tỷ đồng và một số quỹ tiếp tục xin đăng ký để huy động vốn.
Một vấn đề nữa có tác động tốt đến cầu hiện nay là việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xem xét việc cho phép công ty chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ. Có thể hiểu nôm na rằng các ngân hàng thương mại sẽ thông qua công ty chứng khoán để cho vay đầu tư chứng khoán, trên cơ sở tình hình tài chính của từng công ty chứng khoán mà ngân hàng đưa ra hạn mức tín dụng cho phù hợp và trên cơ sở đó, công ty chứng khoán sẽ cho các nhà đầu tư ứng tiền mua chứng khoán.
Một trong những giải pháp mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề xuất trong hàng loạt giải pháp ổn định và phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới là tăng tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là room), đến nay đề xuất này đã được phản hồi ra sao, thưa ông?
Việc mở “room” đã được Chính phủ cân nhắc nhiều lần và có bước đi thận trọng. Mở room sẽ làm tăng luồng vốn gián tiếp khá lớn nên phải hết sức thận trọng vì cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 cho thấy luồng vốn này vào nhanh nhưng ra cũng nhanh và gây ra bất ổn cho thị trường.
Chính vì vậy, Chính phủ có lộ trình thận trọng. Riêng vấn đề này, hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết và theo quy định hiện nay, hạn room cho nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty chưa niêm yết chỉ là 30%.
Về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng có đề xuất đưa về mức ngang bằng với quy định tại thị trường niêm yết chính thức là 49%.
Được biết, ngày 4/3 vừa qua, gần 100 công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đã cùng ký vào cam kết tạm ngừng không bán cổ phiếu tự doanh. Nếu trong trường hợp họ vẫn bán ra thì sao, thưa ông?
Sáng ngày 5/3, Ủy ban Chứng khoán đã nhận được nghị quyết cuộc họp ngày 4/3 của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán với các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ với sự đồng thuận của các thành viên trong việc tự nguyện không bán cổ phiếu tự doanh. Hiện nay Hiệp hội cũng đã thông báo với Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về nghị quyết này.
Trong trường hợp các công ty chứng khoán không thực hịên đúng như đã cam kết và vẫn tiếp tục bán cổ phiếu ra thì Sở và Trung tâm sẽ có thông báo với Hiệp hội để xử lý.
Và ngày 5/3, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Đoan Hùng đã có cuộc trao đổi với báo giới về những giải pháp này.
Rõ ràng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường đi xuống như hiện nay xuất phát từ sự tăng cung quá mạnh. Vậy trong thời gian tới, chỉ đạo điều hành sẽ xử lý vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Trong năm 2007, lượng cung tăng khá mạnh do các tổng công ty lớn tiến hành cổ phần hóa và nhiều công ty tranh thủ cơ hội thị trường tốt để phát hành cổ phiếu mới.
Chính vì vậy, một trong những chỉ đạo của Chính phủ là phải có lộ trình cổ phần hóa và IPO các doanh nghiệp Nhà nước một cách cụ thể, nhất là tổng công ty và doanh nghiệp lớn. Chúng ta vẫn tiến hành cổ phần hóa tuy nhiên việc thực hiện IPO phải giãn ra, tránh ảnh hưởng thị trường và thay đổi cách thức thực hiện.
Trước đây, IPO hầu hết được thực hiện qua đấu giá tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và bán rộng rãi cho mọi đối tượng. Điều này dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu bị thổi lên nhiều do sự thiếu chuyên nghiệp và nhận thức của nhà đầu tư cá nhân trong việc phân tích đánh giá chưa tốt.
Chính vì vậy, Bộ Tài chính đang nghiên cứu chỉ đạo xem xét cách thức tiến hành IPO theo hướng chuyển sang chào bán theo phương thức thỏa thuận cho đối tác chiến lược. Sau khi xác định đánh giá xong mới đưa ra đấu giá cho các nhà đầu tư.
Nếu lựa chọn đúng đối tác chiến lược, phải nắm giữ trong thời hạn ba năm thì sẽ bớt lượng cung hàng ra thị trường. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp tăng cường quản trị công ty, hoạt động có hiệu quả hơn và Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong tương lai.
Ngoài SCIC, thị trường chứng khoán hiện còn có thể trông chờ vào các nguồn cầu nào khác nữa, thưa ông?
Một kênh khá quan trọng là các nhà đầu tư nước ngoài, và thực tế hiện nay cho thấy khối này mua vào nhiều hơn bán ra. Ngoài ra, các quỹ đầu tư trong nước được huy động từ tiền nhàn rỗi của các tổ chức đang tạo nguồn cầu khá lớn.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, mặc dù Chỉ thị 03 và sau này sửa thành Quyết định 03 nhằm tránh rủi ro, nhưng về lâu dài, khả năng vẫn sẽ tiếp tục cho vay đầu tư chứng khoán. Theo con số thống kê của chúng tôi, tiền mặt trên tài khoản của các quỹ đầu tư của Việt Nam là khoảng trên 5.000 tỷ đồng và một số quỹ tiếp tục xin đăng ký để huy động vốn.
Một vấn đề nữa có tác động tốt đến cầu hiện nay là việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xem xét việc cho phép công ty chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ. Có thể hiểu nôm na rằng các ngân hàng thương mại sẽ thông qua công ty chứng khoán để cho vay đầu tư chứng khoán, trên cơ sở tình hình tài chính của từng công ty chứng khoán mà ngân hàng đưa ra hạn mức tín dụng cho phù hợp và trên cơ sở đó, công ty chứng khoán sẽ cho các nhà đầu tư ứng tiền mua chứng khoán.
Một trong những giải pháp mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề xuất trong hàng loạt giải pháp ổn định và phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới là tăng tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là room), đến nay đề xuất này đã được phản hồi ra sao, thưa ông?
Việc mở “room” đã được Chính phủ cân nhắc nhiều lần và có bước đi thận trọng. Mở room sẽ làm tăng luồng vốn gián tiếp khá lớn nên phải hết sức thận trọng vì cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 cho thấy luồng vốn này vào nhanh nhưng ra cũng nhanh và gây ra bất ổn cho thị trường.
Chính vì vậy, Chính phủ có lộ trình thận trọng. Riêng vấn đề này, hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết và theo quy định hiện nay, hạn room cho nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty chưa niêm yết chỉ là 30%.
Về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cũng có đề xuất đưa về mức ngang bằng với quy định tại thị trường niêm yết chính thức là 49%.
Được biết, ngày 4/3 vừa qua, gần 100 công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đã cùng ký vào cam kết tạm ngừng không bán cổ phiếu tự doanh. Nếu trong trường hợp họ vẫn bán ra thì sao, thưa ông?
Sáng ngày 5/3, Ủy ban Chứng khoán đã nhận được nghị quyết cuộc họp ngày 4/3 của Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán với các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ với sự đồng thuận của các thành viên trong việc tự nguyện không bán cổ phiếu tự doanh. Hiện nay Hiệp hội cũng đã thông báo với Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về nghị quyết này.
Trong trường hợp các công ty chứng khoán không thực hịên đúng như đã cam kết và vẫn tiếp tục bán cổ phiếu ra thì Sở và Trung tâm sẽ có thông báo với Hiệp hội để xử lý.