Giật mình với mục tiêu giảm lãi suất cho vay
Khó tin, lãnh đạo một ngân hàng thương mại gọi điện kiểm tra lại mục tiêu này
Chiều tối 23/8, VnEconomy nhận được cuộc gọi của một lãnh đạo ngân hàng thương mại. Ông xác minh lại con số mục tiêu giảm lãi suất cho vay trong dự thảo đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ.
“Ngồi trên xe, nghe tin qua đài, quả thực là tôi giật mình khi nghe trong dự thảo đề án tái cơ cấu nền kinh tế tới đây đặt mục tiêu kéo lãi suất cho vay về 5%/năm. Vào đọc VnEconomy thì cũng đúng là vậy. Dù là lộ trình đến năm 2020, nhưng tôi thấy có điểm gì đó cần xem xét lại”, vị lãnh đạo ngân hàng trên cho biết.
Chưa tiện tra soát dự thảo, ông lưu ý rằng, cần xem dự thảo có nêu cụ thể mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 hay không, và quan trọng nữa là có xác định vùng lạm phát mục tiêu bao nhiêu.
Bởi lẽ, theo nhìn nhận của lãnh đạo ngân hàng này, để kéo lãi suất cho vay bình quân về 5%/năm, ít nhất cũng phải trừ đi 2-3%/năm chênh lệch so với lãi suất huy động, để ngân hàng có lãi và trang trải các chi phí. Như hiện nay, chênh lệch này ở khoảng trên dưới 2,7%. Từ đây để dự tính mức lãi suất huy động và lạm phát.
Với tính toán trên, kiểm soát được lạm phát những năm tới 2% theo ông là “cực khó”, và khó khăn này dự báo sẽ thể hiện rõ hơn từ năm tới. Mặt khác, với một nền kinh tế theo đuổi mức tăng trưởng cao như Việt Nam, hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự cao, thì rất khó kiểm soát được lạm phát quanh 2%.
Sau khi đọc bản dự thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, vị lãnh đạo ngân hàng trên băn khoăn: dự thảo đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 “duy trì ổn định lạm phát và neo kỳ vọng lạm phát ở mức 5%/năm”, trong khi đó cũng xác định “kéo lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát triển là khoảng 5%”.
Mục tiêu kéo lãi suất cũng được nhấn mạnh trong phần nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ở định hướng: “Giải quyết nhanh và thực chất vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần đưa lãi suất cho vay về mức 5%/năm”.
“Với mục tiêu neo kỳ vọng lạm phát ở mức 5%, tôi thấy là hợp lý, dù chắc chắn sẽ phải phấn đấu để thực hiện. Nhưng khi nhìn sang mục tiêu kéo lãi suất cho vay về 5%/năm, tức lãi suất huy động sẽ thấp hơn từ 2-3%/năm, thấp hơn vùng lạm phát mục tiêu đó, tôi thấy không hợp lý về cơ sở khoa học. Có lẽ cơ quan xây dựng dự thảo và các đầu mối tham vấn đã có tính toán và có những cơ sở nào đó chăng?”, vị lãnh đạo ngân hàng trên băn khoăn.
Và ở định hướng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, ý kiến của người trong cuộc trên cũng bất ngờ khi dự thảo nêu: “Sửa đổi đồng loạt các luật và quy định liên quan để thúc đẩy xử lý nợ xấu, chỉ đạo VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường của các ngân hàng, xóa hoàn toàn nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt”.
Bất ngờ được giải thích: trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, rủi ro và nợ xấu luôn có, không thể có ngân hàng nào cho vay an toàn tuyệt đối, nên định hướng “xóa hoàn toàn nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng” cũng là một điểm băn khoăn trong dự thảo.
Được biết, dự thảo đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020 sẽ tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp để hoàn thiện, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Ban soạn thảo cho biết, trong quá trình soạn thảo đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước… đề nghị báo cáo các hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được phân công, và đề xuất kế hoạch tái cơ cấu trong giai đoạn 2016-2020.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã nhiều lần trực tiếp trao đổi, tham vấn rộng rãi với các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, các chuyên gia tư vấn độc lập, đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp và các nhà tài trợ có liên quan thông qua các cuộc hội thảo khoa học.
Như trên, dự thảo đề án đã được công bố để tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp, xây dựng nhằm hoàn thiện trước khi trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
“Ngồi trên xe, nghe tin qua đài, quả thực là tôi giật mình khi nghe trong dự thảo đề án tái cơ cấu nền kinh tế tới đây đặt mục tiêu kéo lãi suất cho vay về 5%/năm. Vào đọc VnEconomy thì cũng đúng là vậy. Dù là lộ trình đến năm 2020, nhưng tôi thấy có điểm gì đó cần xem xét lại”, vị lãnh đạo ngân hàng trên cho biết.
Chưa tiện tra soát dự thảo, ông lưu ý rằng, cần xem dự thảo có nêu cụ thể mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 hay không, và quan trọng nữa là có xác định vùng lạm phát mục tiêu bao nhiêu.
Bởi lẽ, theo nhìn nhận của lãnh đạo ngân hàng này, để kéo lãi suất cho vay bình quân về 5%/năm, ít nhất cũng phải trừ đi 2-3%/năm chênh lệch so với lãi suất huy động, để ngân hàng có lãi và trang trải các chi phí. Như hiện nay, chênh lệch này ở khoảng trên dưới 2,7%. Từ đây để dự tính mức lãi suất huy động và lạm phát.
Với tính toán trên, kiểm soát được lạm phát những năm tới 2% theo ông là “cực khó”, và khó khăn này dự báo sẽ thể hiện rõ hơn từ năm tới. Mặt khác, với một nền kinh tế theo đuổi mức tăng trưởng cao như Việt Nam, hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự cao, thì rất khó kiểm soát được lạm phát quanh 2%.
Sau khi đọc bản dự thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, vị lãnh đạo ngân hàng trên băn khoăn: dự thảo đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 “duy trì ổn định lạm phát và neo kỳ vọng lạm phát ở mức 5%/năm”, trong khi đó cũng xác định “kéo lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát triển là khoảng 5%”.
Mục tiêu kéo lãi suất cũng được nhấn mạnh trong phần nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ở định hướng: “Giải quyết nhanh và thực chất vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần đưa lãi suất cho vay về mức 5%/năm”.
“Với mục tiêu neo kỳ vọng lạm phát ở mức 5%, tôi thấy là hợp lý, dù chắc chắn sẽ phải phấn đấu để thực hiện. Nhưng khi nhìn sang mục tiêu kéo lãi suất cho vay về 5%/năm, tức lãi suất huy động sẽ thấp hơn từ 2-3%/năm, thấp hơn vùng lạm phát mục tiêu đó, tôi thấy không hợp lý về cơ sở khoa học. Có lẽ cơ quan xây dựng dự thảo và các đầu mối tham vấn đã có tính toán và có những cơ sở nào đó chăng?”, vị lãnh đạo ngân hàng trên băn khoăn.
Và ở định hướng đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, ý kiến của người trong cuộc trên cũng bất ngờ khi dự thảo nêu: “Sửa đổi đồng loạt các luật và quy định liên quan để thúc đẩy xử lý nợ xấu, chỉ đạo VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường của các ngân hàng, xóa hoàn toàn nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt”.
Bất ngờ được giải thích: trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, rủi ro và nợ xấu luôn có, không thể có ngân hàng nào cho vay an toàn tuyệt đối, nên định hướng “xóa hoàn toàn nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng” cũng là một điểm băn khoăn trong dự thảo.
Được biết, dự thảo đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020 sẽ tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp để hoàn thiện, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Ban soạn thảo cho biết, trong quá trình soạn thảo đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước… đề nghị báo cáo các hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được phân công, và đề xuất kế hoạch tái cơ cấu trong giai đoạn 2016-2020.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã nhiều lần trực tiếp trao đổi, tham vấn rộng rãi với các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, các chuyên gia tư vấn độc lập, đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp và các nhà tài trợ có liên quan thông qua các cuộc hội thảo khoa học.
Như trên, dự thảo đề án đã được công bố để tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp, xây dựng nhằm hoàn thiện trước khi trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.