Hà Lan kết luận MH17 bị tên lửa Buk bắn hạ
Báo cáo cuối cùng của Ủy ban An toàn Hà Lan về cuộc điều tra nhằm tìm ra nguyên nhân khiến MH17 rơi
Chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines rơi năm ngoái khiến 298 người trên máy bay thiệt mạng là do bị bắn hạn bởi một tên lửa Buk do Nga sản xuất - hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của Hà Lan công bố ngày 13/10 cho biết.
Theo báo cáo cuối cùng của Ủy ban An toàn Hà Lan về cuộc điều tra nhằm tìm ra nguyên nhân khiến MH17 rơi, chuyến bay xấu số đã đi vào không phận lẽ ra phải được đóng lại ở miền Đông Ukraine.
Kết luận này được đưa ra hơn 1 năm sau khi MH17 rơi xuống hồi tháng 7/2014. Không chỉ thân nhân những nạn nhân vụ MH17 mà cả thế giới đã cùng chờ đợi bản báo cáo này.
Trong cuộc họp báo công bố kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban An toàn Hà Lan Tjibbe Joustra nói quả tên lửa Buk đã phát nổ cách buồng lái của MH17 khoảng 1 mét về phía bên trái, tạo ra hàng trăm mảnh vỡ khiến chiếc Boeing 777 vỡ tung khi đang trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur.
Quả tên lửa đã được bắn từ khu vực trong bán kính 320 km kể từ vị trí máy bay rơi, ông Joustra cho biết. Tuy nhiên, kết luận điều tra không đưa ra cáo buộc hay bằng chứng nào nói tên lửa đã được phóng đi bởi lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine hay quân đội Chính phủ Ukraine.
Ông Joustra nói, những hành khách không thiệt mạng ngay do tác động của tên lửa có thể đã rơi vào trạng thái bất tỉnh vì sự giảm áp đột ngột và thiếu oxy ở độ cao gần 11 km.
Vào thời điểm MH17 rơi, giao tranh ác liệt đang diễn ra giữa quân nổi dậy và quân đội Chính phủ Ukraine.
Lẽ ra Ukraine đã phải đóng cửa không phận ở vùng chiến sự, ông Joustra nói, và cho biết thêm rằng đã có 160 máy bay di chuyển qua khu vực đó trong ngày 17/7/2014, ngày xảy ra thảm họa MH17.
Hà Lan là nước dẫn đầu cuộc điều tra vụ MH17 vì đa số nạn nhân trong thảm họa này là công dân Hà Lan, trong đó có 3 người gốc Việt.
Việc sắp xếp lại chiếc Boeing 777 từ những mảnh vỡ thu thập được từ hiện trường MH17 bị rơi là một công việc phức tạp do các mảnh vỡ này bị rơi trong khu vực có chiến sự, ông Joustra nói.
Cho tới cách đây 2 tuần, các mảnh vỡ vẫn tiếp tục được thu thập. Nhiều khả năng sẽ có thêm những mảnh vỡ nữa sẽ được tìm thấy, nhưng điều đó sẽ không thay đổi kết luận của các nhà điều tra - ông Joustra nói.
Theo vị quan chức này, đi tìm thủ phạm gây ra thảm họa không phải là một phần trong sứ mệnh chính thức của cuộc điều tra vừa được công bố kết quả. Thay vào đó, xác định thủ phạm sẽ là nhiệm vụ của một cuộc điều tra hình sự đang diễn ra, cũng do Hà Lan dẫn đầu.
Ukraine, Mỹ và các cường quốc phương Tây trước đó đều tin rằng các phần tử ly khai được Nga hậu thuẫn đã bắn hạ máy bay.
Phản ứng trước kết quả điều tra vừa được công bố, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói bản báo cáo này sẽ được xem xét chặt chẽ. Ông Peskov cũng chỉ trích nhóm điều tra “thiếu sự hợp tác” với các chuyên gia Nga.
Về phần mình, Ukraine nói sự mất mát chuyến bay MH17 là một “hành động khủng bố được lên kế hoạch từ trước”.
Cùng ngày 13/10, trước khi Hà Lan công bố kết luận điều tra, nhà sản xuất tên lửa Buk, công ty Almaz-Aney OAO của Nga, cho biết đã nghiên cứu về vụ MH17. Trong đó hãng này nói đã thử dựng lại vụ nổ và cho thấy quả tên lửa gây ra thảm họa là một mẫu tên lửa cũ, hiện không còn được các lực lượng của Nga sử dụng.
Năm nay, Nga đã ngăn chặn những nỗ lực nhằm thiết lập một tòa án trọng tài Liên hiệp quốc để xét xử nghi phạm bắn hạn MH17.
Sau khi báo cáo điều tra được công bố, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói nước này sẽ tiếp tục tìm cách đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này ra trước công lý.
Chuyến bay MH17 chở 283 hành khách và 18 thành viên phi hành đoàn. Hơn 190 người trong số này là công dân Hà Lan. Malaysia là nước có số nạn nhân nhiều thứ nhì trong thảm họa.
Theo báo cáo cuối cùng của Ủy ban An toàn Hà Lan về cuộc điều tra nhằm tìm ra nguyên nhân khiến MH17 rơi, chuyến bay xấu số đã đi vào không phận lẽ ra phải được đóng lại ở miền Đông Ukraine.
Kết luận này được đưa ra hơn 1 năm sau khi MH17 rơi xuống hồi tháng 7/2014. Không chỉ thân nhân những nạn nhân vụ MH17 mà cả thế giới đã cùng chờ đợi bản báo cáo này.
Trong cuộc họp báo công bố kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban An toàn Hà Lan Tjibbe Joustra nói quả tên lửa Buk đã phát nổ cách buồng lái của MH17 khoảng 1 mét về phía bên trái, tạo ra hàng trăm mảnh vỡ khiến chiếc Boeing 777 vỡ tung khi đang trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur.
Quả tên lửa đã được bắn từ khu vực trong bán kính 320 km kể từ vị trí máy bay rơi, ông Joustra cho biết. Tuy nhiên, kết luận điều tra không đưa ra cáo buộc hay bằng chứng nào nói tên lửa đã được phóng đi bởi lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine hay quân đội Chính phủ Ukraine.
Ông Joustra nói, những hành khách không thiệt mạng ngay do tác động của tên lửa có thể đã rơi vào trạng thái bất tỉnh vì sự giảm áp đột ngột và thiếu oxy ở độ cao gần 11 km.
Vào thời điểm MH17 rơi, giao tranh ác liệt đang diễn ra giữa quân nổi dậy và quân đội Chính phủ Ukraine.
Lẽ ra Ukraine đã phải đóng cửa không phận ở vùng chiến sự, ông Joustra nói, và cho biết thêm rằng đã có 160 máy bay di chuyển qua khu vực đó trong ngày 17/7/2014, ngày xảy ra thảm họa MH17.
Hà Lan là nước dẫn đầu cuộc điều tra vụ MH17 vì đa số nạn nhân trong thảm họa này là công dân Hà Lan, trong đó có 3 người gốc Việt.
Việc sắp xếp lại chiếc Boeing 777 từ những mảnh vỡ thu thập được từ hiện trường MH17 bị rơi là một công việc phức tạp do các mảnh vỡ này bị rơi trong khu vực có chiến sự, ông Joustra nói.
Cho tới cách đây 2 tuần, các mảnh vỡ vẫn tiếp tục được thu thập. Nhiều khả năng sẽ có thêm những mảnh vỡ nữa sẽ được tìm thấy, nhưng điều đó sẽ không thay đổi kết luận của các nhà điều tra - ông Joustra nói.
Theo vị quan chức này, đi tìm thủ phạm gây ra thảm họa không phải là một phần trong sứ mệnh chính thức của cuộc điều tra vừa được công bố kết quả. Thay vào đó, xác định thủ phạm sẽ là nhiệm vụ của một cuộc điều tra hình sự đang diễn ra, cũng do Hà Lan dẫn đầu.
Ukraine, Mỹ và các cường quốc phương Tây trước đó đều tin rằng các phần tử ly khai được Nga hậu thuẫn đã bắn hạ máy bay.
Phản ứng trước kết quả điều tra vừa được công bố, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói bản báo cáo này sẽ được xem xét chặt chẽ. Ông Peskov cũng chỉ trích nhóm điều tra “thiếu sự hợp tác” với các chuyên gia Nga.
Về phần mình, Ukraine nói sự mất mát chuyến bay MH17 là một “hành động khủng bố được lên kế hoạch từ trước”.
Cùng ngày 13/10, trước khi Hà Lan công bố kết luận điều tra, nhà sản xuất tên lửa Buk, công ty Almaz-Aney OAO của Nga, cho biết đã nghiên cứu về vụ MH17. Trong đó hãng này nói đã thử dựng lại vụ nổ và cho thấy quả tên lửa gây ra thảm họa là một mẫu tên lửa cũ, hiện không còn được các lực lượng của Nga sử dụng.
Năm nay, Nga đã ngăn chặn những nỗ lực nhằm thiết lập một tòa án trọng tài Liên hiệp quốc để xét xử nghi phạm bắn hạn MH17.
Sau khi báo cáo điều tra được công bố, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói nước này sẽ tiếp tục tìm cách đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này ra trước công lý.
Chuyến bay MH17 chở 283 hành khách và 18 thành viên phi hành đoàn. Hơn 190 người trong số này là công dân Hà Lan. Malaysia là nước có số nạn nhân nhiều thứ nhì trong thảm họa.