"Hà Nội chưa tính hết khả năng mưa lũ"
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thừa nhận năng lực thoát nước của thành phố qua trận mưa lớn vừa rồi rất thấp và kém
Tại cuộc họp thường trực Thành ủy Hà Nội chiều 3/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thừa nhận năng lực thoát nước của thành phố qua trận mưa lớn vừa rồi rất thấp và kém.
Ông Thảo khẳng định hiện năng lực thoát nước của thành phố Hà Nội chỉ đáp ứng được những trận mưa có tổng lượng 86 mm, còn trận mưa lớn mới đây có tổng lượng mưa hơn 600 mm - gấp tới tám lần khả năng thoát nước của thủ đô.
Ngay sau cuộc họp, báo chí đã đặt hàng loạt câu hỏi xung quanh việc đầu tư hàng trăm triệu USD cho hệ thống thoát nước nhưng Hà Nội vẫn ngập.
VTC: Thưa ông, dự án nâng cao năng lực thoát nước cho thành phố Hà Nội giai đoạn 1 với mức đầu tư hàng trăm triệu USD đã hoàn thành. Ông đánh giá thế nào về việc phát huy hiệu quả của những hạng mục thuộc dự án này?
Dự án thoát nước giai đoạn 1 đã hoàn thành, điều này không có nghĩa là đầu tư nhiều mà không tiêu thoát được nước.
Tuy nhiên, năng lực của dự án cải tạo hệ thống thoát nước giai đoạn 1 cộng với hệ thống thoát nước của thành phố chưa được cải tạo cho ra chỉ tiêu thoát nước hiện tại của Hà Nội là 172mm/hai ngày.
Còn khi đầu tư thực hiện tiếp dự án thoát nước giai đoạn 2, cộng với cả hiệu quả của dự án thoát nước giai đoạn 1 thì tổng lượng thoát nước của Hà Nội được nâng lên 360mm/hai ngày.
Như vậy có thể nói ngay cả khi hoàn thành dự án thoát nước giai đoạn 2, khả năng thoát nước của Hà Nội mới chỉ đáp ứng được những trận mưa có cường độ 360mm/hai ngày, trong khi đó chỉ trong hai ngày qua lượng mưa tính riêng khu vực nội thành Hà Nội đã lên tới 600mm.
Rõ ràng trong điều kiện xảy ra những cơn mưa bất thường như vậy thì ngay cả khi dự án thoát nước giai đoạn 2 hoàn thành cũng chưa thể đáp ứng được việc tiêu thoát nước kịp thời.
Tuổi Trẻ: Ông nghĩ sao khi Hà Nội ngập úng như vừa rồi mà việc tiêu thoát nước cho khu vực nội thành chỉ trông đợi vào duy nhất trạm bơm Yên Sở?
Vấn đề không quan trọng là một trạm bơm hay thủ đô phải có bao nhiêu trạm bơm. Việc thành phố có bao nhiêu trạm bơm còn phụ thuộc công suất của trạm bơm đó và lưu lượng tiêu thoát khoa học của cả trạm bơm như thế nào.
Tôi cho rằng trong công tác quy hoạch vừa qua, việc tính toán, dự báo của chúng ta về những khả năng mức mưa lũ cao nhất và lớn nhất vẫn chưa tính hết.
Tuổi Trẻ: Tới đây Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư dự án thoát nước giai đoạn 2 (tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng), tuy nhiên dự án thoát nước giai đoạn 2 cũng chỉ giúp thành phố có thêm một trạm bơm với công suất tương đương trạm bơm Yên Sở hiện nay. Như vậy với những trận mưa như vừa rồi chắc chắn Hà Nội vẫn tiếp tục ngập?
Tất nhiên giai đoạn 2 chúng ta vẫn tiếp tục đầu tư nhưng sau đợt ngập úng này, việc triển khai dự án thoát nước giai đoạn 2 sẽ phải xem xét, điều chỉnh như thế nào cho phù hợp.
VnExpress: Ông có thể nói rõ hơn bao lâu nữa tình trạng ngập úng hiện nay của Hà Nội sẽ được giải quyết?
Trong 4-5 ngày nữa có thể tiêu thoát hết các điểm ngập. Hiện tôi đang chỉ đạo làm sao tiêu úng cục bộ để giảm thiểu nhanh các điểm đen, những điểm bức xúc nhất tại khu vực trung tâm nội thành.
* Phải tính lại hệ thống tiêu thoát nước
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, những ngày qua trên địa bàn toàn thành phố đã diễn ra mưa cực lớn, phổ biến từ 400-650mm. Trong đó có những điểm mưa rất lớn chưa từng xảy ra trong vòng 40 năm nay như Thanh Oai 965,8mm, Hà Đông 817,2mm, Trâu Quỳ 693,5mm, nội thành Hà Nội 545,1mm...
Theo tính toán của ngành thoát nước Hà Nội, chỉ tính đến chiều 1-11 lượng mưa vượt quá 340% công suất thiết kế của dự án thoát nước giai đoạn 1 đã triển khai. Mưa lớn cộng với năng lực thoát nước kém đã khiến toàn địa bàn Hà Nội bị chia cắt, úng ngập cục bộ, giao thông ách tắc, nhiều khu dân cư, đường sá và hoa màu chìm trong nước.
Đánh giá về năng lực hệ thống thoát nước của Hà Nội những ngày qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng Hà Nội cần phải quy hoạch lại hệ thống tiêu thoát nước hiện tại. Ông nhấn mạnh trận mưa ngập lịch sử này chính là một thước đo, cái mốc để các ngành chức năng xem xét thiết kế lại hệ thống tiêu nước của thành phố.
Trọng Phú - Xuân Long (Tuổi Trẻ)
Ông Thảo khẳng định hiện năng lực thoát nước của thành phố Hà Nội chỉ đáp ứng được những trận mưa có tổng lượng 86 mm, còn trận mưa lớn mới đây có tổng lượng mưa hơn 600 mm - gấp tới tám lần khả năng thoát nước của thủ đô.
Ngay sau cuộc họp, báo chí đã đặt hàng loạt câu hỏi xung quanh việc đầu tư hàng trăm triệu USD cho hệ thống thoát nước nhưng Hà Nội vẫn ngập.
VTC: Thưa ông, dự án nâng cao năng lực thoát nước cho thành phố Hà Nội giai đoạn 1 với mức đầu tư hàng trăm triệu USD đã hoàn thành. Ông đánh giá thế nào về việc phát huy hiệu quả của những hạng mục thuộc dự án này?
Dự án thoát nước giai đoạn 1 đã hoàn thành, điều này không có nghĩa là đầu tư nhiều mà không tiêu thoát được nước.
Tuy nhiên, năng lực của dự án cải tạo hệ thống thoát nước giai đoạn 1 cộng với hệ thống thoát nước của thành phố chưa được cải tạo cho ra chỉ tiêu thoát nước hiện tại của Hà Nội là 172mm/hai ngày.
Còn khi đầu tư thực hiện tiếp dự án thoát nước giai đoạn 2, cộng với cả hiệu quả của dự án thoát nước giai đoạn 1 thì tổng lượng thoát nước của Hà Nội được nâng lên 360mm/hai ngày.
Như vậy có thể nói ngay cả khi hoàn thành dự án thoát nước giai đoạn 2, khả năng thoát nước của Hà Nội mới chỉ đáp ứng được những trận mưa có cường độ 360mm/hai ngày, trong khi đó chỉ trong hai ngày qua lượng mưa tính riêng khu vực nội thành Hà Nội đã lên tới 600mm.
Rõ ràng trong điều kiện xảy ra những cơn mưa bất thường như vậy thì ngay cả khi dự án thoát nước giai đoạn 2 hoàn thành cũng chưa thể đáp ứng được việc tiêu thoát nước kịp thời.
Tuổi Trẻ: Ông nghĩ sao khi Hà Nội ngập úng như vừa rồi mà việc tiêu thoát nước cho khu vực nội thành chỉ trông đợi vào duy nhất trạm bơm Yên Sở?
Vấn đề không quan trọng là một trạm bơm hay thủ đô phải có bao nhiêu trạm bơm. Việc thành phố có bao nhiêu trạm bơm còn phụ thuộc công suất của trạm bơm đó và lưu lượng tiêu thoát khoa học của cả trạm bơm như thế nào.
Tôi cho rằng trong công tác quy hoạch vừa qua, việc tính toán, dự báo của chúng ta về những khả năng mức mưa lũ cao nhất và lớn nhất vẫn chưa tính hết.
Tuổi Trẻ: Tới đây Hà Nội sẽ tiếp tục đầu tư dự án thoát nước giai đoạn 2 (tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng), tuy nhiên dự án thoát nước giai đoạn 2 cũng chỉ giúp thành phố có thêm một trạm bơm với công suất tương đương trạm bơm Yên Sở hiện nay. Như vậy với những trận mưa như vừa rồi chắc chắn Hà Nội vẫn tiếp tục ngập?
Tất nhiên giai đoạn 2 chúng ta vẫn tiếp tục đầu tư nhưng sau đợt ngập úng này, việc triển khai dự án thoát nước giai đoạn 2 sẽ phải xem xét, điều chỉnh như thế nào cho phù hợp.
VnExpress: Ông có thể nói rõ hơn bao lâu nữa tình trạng ngập úng hiện nay của Hà Nội sẽ được giải quyết?
Trong 4-5 ngày nữa có thể tiêu thoát hết các điểm ngập. Hiện tôi đang chỉ đạo làm sao tiêu úng cục bộ để giảm thiểu nhanh các điểm đen, những điểm bức xúc nhất tại khu vực trung tâm nội thành.
* Phải tính lại hệ thống tiêu thoát nước
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, những ngày qua trên địa bàn toàn thành phố đã diễn ra mưa cực lớn, phổ biến từ 400-650mm. Trong đó có những điểm mưa rất lớn chưa từng xảy ra trong vòng 40 năm nay như Thanh Oai 965,8mm, Hà Đông 817,2mm, Trâu Quỳ 693,5mm, nội thành Hà Nội 545,1mm...
Theo tính toán của ngành thoát nước Hà Nội, chỉ tính đến chiều 1-11 lượng mưa vượt quá 340% công suất thiết kế của dự án thoát nước giai đoạn 1 đã triển khai. Mưa lớn cộng với năng lực thoát nước kém đã khiến toàn địa bàn Hà Nội bị chia cắt, úng ngập cục bộ, giao thông ách tắc, nhiều khu dân cư, đường sá và hoa màu chìm trong nước.
Đánh giá về năng lực hệ thống thoát nước của Hà Nội những ngày qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng Hà Nội cần phải quy hoạch lại hệ thống tiêu thoát nước hiện tại. Ông nhấn mạnh trận mưa ngập lịch sử này chính là một thước đo, cái mốc để các ngành chức năng xem xét thiết kế lại hệ thống tiêu nước của thành phố.
Trọng Phú - Xuân Long (Tuổi Trẻ)