13:31 17/11/2016

“Hacker mũ trắng” thế giới đọ tài an ninh mạng tại Việt Nam

Hoàng Bảo

WhiteHat Grand Prix 2016 có sự tham gia của gần 500 đội đến từ 67 quốc gia và vùng lãnh thổ

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Đại diện Bkav cho biết, năm nay, cuộc thi sẽ diễn ra liên tục trong 24h từ 17 - &nbsp;18/12.</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px;">Đại diện Bkav cho biết, năm nay, cuộc thi sẽ diễn ra liên tục trong 24h từ 17 - &nbsp;18/12.</span>
Cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2016 dành cho các “hacker mũ trắng” với chủ đề khám phá ẩm thực Việt Nam sẽ được Tập đoàn Bkav tổ chức vào tháng 12/2016.

WhiteHat Grand Prix được tổ chức với quy mô toàn cầu từ năm 2015, thu hút sự tham gia của gần 500 đội đến từ 67 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 6 đội nằm trong top 10 thế giới theo bảng xếp hạng an ninh mạng CTFTime.

Cuộc thi sẽ diễn ra liên tục trong 24h từ 17 -  18/12, với lượng đề tăng gấp rưỡi so với năm ngoái. Khi giải đáp một thử thách, các đội dự thi sẽ được tìm hiểu về một món ăn đặc trưng cho một vùng miền tại Việt Nam.

Các đội sẽ thi theo hình thức Jeopardy, giải các câu hỏi thuộc chủ đề Web Exploit (lỗ hổng web), Reverse (dịch ngược), Pwnable (khai thác lỗ hổng phần mềm), Forensics (điều tra số) và Crypto (phá mã). Từ ngày 15/11, các đội “hacker mũ trắng” trên toàn cầu có thể đăng ký tham gia trực tuyến tại địa chỉ GrandPrix.WhiteHatVN.com.

Theo đại diện Bkav, WhiteHat Grand Prix 2016 có sự phối hợp tổ chức giữa Bkav và 5 trường đại học của Việt Nam trong công tác ra đề. Mục đích của cuộc thi là nhằm góp phần đẩy mạnh việc hợp tác, nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực an ninh mạng cho quốc gia đồng thời mở rộng hoạt động an ninh mạng của Việt Nam ra toàn thế giới.

Cũng như năm 2015, sẽ có ba giải được trao cho đội xuất sắc nhất, gồm giải nhất có trị giá 225 triệu đồng (tương đương 10.000 USD), giải nhì là 2.000 USD và giải ba là 1.000 USD.

“Hacker mũ trắng” là thuật ngữ chỉ những người bảo vệ hệ thống mạng công nghệ, những người yêu thích an ninh mạng theo hướng tích cực, để từ đó tìm ra các lỗ hổng, nguy cơ để từ đó khắc phục, phòng ngừa, đảm bảo an ninh mạng máy tính.