Hai kỹ sư gốc Ấn thắng kiện Apple
Hai kỹ sư gốc Ấn là thành viên của một nhóm thắng vụ kiện lớn nhằm vào hãng công nghệ Apple tại Mỹ tuần này
Hai kỹ sư gốc Ấn là thành viên của một nhóm thắng vụ kiện lớn nhằm vào hãng công nghệ Apple tại Mỹ tuần này, tờ Wall Street Journal cho biết.
Hôm thứ Ba, một tòa án liên bang Mỹ ra phán quyết nói “quả táo” đã sử dụng công nghệ trước đó đã được cấp bằng sáng chế của Gurindar Sohi, Terani Vijaykumar, và hai người khác. Công nghệ này đã được tập đoàn công nghệ khổng lồ dùng để phát triển bộ vi xử lý cho điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad một số thế hệ gần đây - tòa kết luận.
Sohi và Vijaykumar - hai kỹ sư gốc Ấn - cùng có tên trong đơn kiện Apple do Quỹ Nghiên cứu Sinh viên Wisconsin thuộc Đại học Wisconsin của Mỹ nộp lên tòa án. Đơn kiện nói Apple đã sử dụng trái phép công nghệ của 4 kỹ sư này để “tăng cường hiệu quả và khả năng hoạt động” cho các sản phẩm chủ chốt của hãng.
Vụ kiện này là vụ mới nhất trong chuỗi tranh chấp pháp lý về công nghệ cho điện thoại thông minh (smartphone). Đại học Wisconsin đòi Apple phải bồi thường tới 862,4 triệu USD trong vụ này, nhưng quan tòa chưa ra phán quyết về số tiền mà “quả táo” phải trả cho nguyên đơn.
Được biết, cả Sohi và Vijaykumar cùng theo học tại Học viện Công nghệ và Khoa học Birla ở Pilani, Rajasthan, Ấn Độ, trước khi sang Mỹ học lên cao hơn. Đây là một ngôi trường nổi tiếng từng đào tạo ra nhiều nhân vật xuất sắc trong giới công nghệ Ấn.
Ông Sohi hiện là một giáo sư khoa học máy tính thuộc Đại học Wisconsin, quản lý phòng thí nghiệm của trường. Vào năm 1998, phòng thí nghiệm này đã được cấp bằng sáng chế về công nghệ cải thiện hiệu suất hoạt động của bộ vi xử lý máy tính.
Tòa án liên bang Mỹ kết luận, Apple đã sử dụng công nghệ nói trên cho một số thế hệ iPhone và iPad mà chưa được sự cho phép của những người nắm giữ bằng sáng chế, trong đó có ông Sohi và ông Vijaykumar.
“Công trình này đã được công nhận là một cột mốc lớn trong lĩnh vực kiến trúc/thiết kế bộ vi xử lý máy tính”, đơn kiện của Quỹ Nghiên cứu Sinh viên Wisconsin có đoạn viết.
Theo tài liệu của tòa án, Apple nói rằng bằng sáng chế này là không hợp lệ và hãng không hề vi phạm.
Quỹ Nghiên cứu Sinh viên Wisconsin kiện Apple vụ kiện trên từ tháng 1/2014. Tháng trước, quỹ này tiếp tục kiện Apple, cáo buộc hãng vi phạm bằng sáng chế ở những bộ vi xử lý gần đây hơn. Vụ kiện này hiện đang bị treo.
Ông Vijaykumar, người lấy bằng tiến sỹ về khoa học máy tính tại Đại học Wisconsin vào năm 1997, hiện là giáo sư điện và máy tính thuộc Đại học Purdue, bang Indiana, Mỹ.
Hôm thứ Ba, một tòa án liên bang Mỹ ra phán quyết nói “quả táo” đã sử dụng công nghệ trước đó đã được cấp bằng sáng chế của Gurindar Sohi, Terani Vijaykumar, và hai người khác. Công nghệ này đã được tập đoàn công nghệ khổng lồ dùng để phát triển bộ vi xử lý cho điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad một số thế hệ gần đây - tòa kết luận.
Sohi và Vijaykumar - hai kỹ sư gốc Ấn - cùng có tên trong đơn kiện Apple do Quỹ Nghiên cứu Sinh viên Wisconsin thuộc Đại học Wisconsin của Mỹ nộp lên tòa án. Đơn kiện nói Apple đã sử dụng trái phép công nghệ của 4 kỹ sư này để “tăng cường hiệu quả và khả năng hoạt động” cho các sản phẩm chủ chốt của hãng.
Vụ kiện này là vụ mới nhất trong chuỗi tranh chấp pháp lý về công nghệ cho điện thoại thông minh (smartphone). Đại học Wisconsin đòi Apple phải bồi thường tới 862,4 triệu USD trong vụ này, nhưng quan tòa chưa ra phán quyết về số tiền mà “quả táo” phải trả cho nguyên đơn.
Được biết, cả Sohi và Vijaykumar cùng theo học tại Học viện Công nghệ và Khoa học Birla ở Pilani, Rajasthan, Ấn Độ, trước khi sang Mỹ học lên cao hơn. Đây là một ngôi trường nổi tiếng từng đào tạo ra nhiều nhân vật xuất sắc trong giới công nghệ Ấn.
Ông Sohi hiện là một giáo sư khoa học máy tính thuộc Đại học Wisconsin, quản lý phòng thí nghiệm của trường. Vào năm 1998, phòng thí nghiệm này đã được cấp bằng sáng chế về công nghệ cải thiện hiệu suất hoạt động của bộ vi xử lý máy tính.
Tòa án liên bang Mỹ kết luận, Apple đã sử dụng công nghệ nói trên cho một số thế hệ iPhone và iPad mà chưa được sự cho phép của những người nắm giữ bằng sáng chế, trong đó có ông Sohi và ông Vijaykumar.
“Công trình này đã được công nhận là một cột mốc lớn trong lĩnh vực kiến trúc/thiết kế bộ vi xử lý máy tính”, đơn kiện của Quỹ Nghiên cứu Sinh viên Wisconsin có đoạn viết.
Theo tài liệu của tòa án, Apple nói rằng bằng sáng chế này là không hợp lệ và hãng không hề vi phạm.
Quỹ Nghiên cứu Sinh viên Wisconsin kiện Apple vụ kiện trên từ tháng 1/2014. Tháng trước, quỹ này tiếp tục kiện Apple, cáo buộc hãng vi phạm bằng sáng chế ở những bộ vi xử lý gần đây hơn. Vụ kiện này hiện đang bị treo.
Ông Vijaykumar, người lấy bằng tiến sỹ về khoa học máy tính tại Đại học Wisconsin vào năm 1997, hiện là giáo sư điện và máy tính thuộc Đại học Purdue, bang Indiana, Mỹ.