Hỗ trợ ngư dân: Đại biểu bảo chậm, Phó thủ tướng nói sao?
Nhiều đại biểu phàn nàn việc triển khai Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thuỷ sản rất chậm
Cuối phiên thảo luận chiều 8/6 của Quốc hội, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã phát biểu về việc triển khai thực hiện chính sách phát triển thủy sản, theo nghị quyết của Quốc hội và nghị định 67 của Chính phủ.
Trước đó, ở phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu phàn nàn việc triển khai Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thuỷ sản rất chậm, tiếp tục gặp nhiều vướng mắc.
Tháng 6/2014, Quốc hội đã quyết định giành một lượng tiền 16 nghìn tỷ đồng cho việc phát triển biển, đảo, trong đó hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn khơi bám biển.
Song, tỷ lệ giải ngân gói vốn ưu đãi hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu đến nay mới đạt khoảng 20%.
Theo Phó thủ tướng, ngày 9/6/2014, Quốc hội ban hành nghị quyết thì đến ngày 7/7/2014, chưa đầy một tháng Chính phủ đã ban hành nghị định 67 để triển khai. Đây là một sự cố gắng đầy trách nhiệm của các bộ, ngành và sự tham gia tích cực của các địa phương, nên chính sách đã được ban hành khá nhanh, ông khẳng định.
Phó thủ tướng cũng cho biết, trước khi có nghị định 67 có một số chính sách liên quan đến lĩnh vực này. Như năm 1997 đã có một chương trình hỗ trợ đánh bắt cá xa bờ, sau đó có một số chính sách lẻ liên quan đến chương trình này.
Tuy nhiên, khi tổng kết thấy rằng chưa đồng bộ, chưa toàn diện, có một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn và có một số sơ hở để cho những kẻ xấu lợi dụng, nên phát huy kết quả còn rất hạn chế.
Còn với chính sách 67, theo Phó thủ tướng là khá đồng bộ và khá toàn diện, hỗ trợ rất lớn với mong muốn tạo ra một cú huých để tạo một sự chuyển biến vượt bậc trong lĩnh vực thủy sản.
Ví dụ, miễn, giảm thuế, miễn, giảm lệ phí trước bạ, hỗ trợ chi phí duy tu bảo dưỡng, cho vay vốn lưu động không có thế chấp, hỗ trợ bảo hiểm đối với tàu và trang thiết bị trên tàu, hỗ trợ từ 70-90% tùy loại tàu.
Chính sách cũng hỗ trợ cả tàu nâng cấp và hỗ trợ cả tàu đóng mới, nhưng với tư tưởng là khuyến khích đóng tàu công suất lớn từ 400 mã lực trở lên và khuyến khích đóng tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới để tham gia giữ vững biển đảo, Phó thủ tướng giải thích.
Cập nhật kết quả đến ngày 21/5, Phó thủ tướng dẫn náo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết 28 địa phương có biển đã đăng ký 648 con tàu, trong đó vỏ thép và vật liệu mới xấp xỉ 50%, theo công suất thì trên 800 CV xấp xỉ 60%, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đã đăng ký 78 cái.
“Tôi muốn nói con số này để nói rằng chính sách của chúng ta đã đi đúng hướng. Người dân đã đăng ký tàu lớn, tàu vỏ thép chiếm từ 50% trở lên”, ông Ninh nhấn mạnh.
Chi tiết hơn, Phó thủ tướng thông tin, trong số đăng ký thì đã ký hợp đồng được 52 tàu, đang giải ngân tổng số tiền là 525 tỷ đồng, đã giải ngân 100 tỷ, trong đó có 10 tàu đã giải ngân trên 50%, 2 tàu giải ngân xong.
Thời gian đóng tàu nhất là tàu vỏ thép và công suất lớn tối thiểu từ 7 tháng đến một năm tùy theo công suất của tàu lớn hay bé. Như vậy, cũng không phải quá chậm, vì từ khi nghị định có hiệu lức đến nay xấp xỉ xấp xỉ 9 tháng cũng là đủ để đóng một con tàu, ông nói.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Phó thủ tướng cho biết sẽ điều chỉnh Nghị định 67 theo hướng cho phép sử dụng máy đã qua sử dụng khi nâng cấp tàu 400 mã lực trở lên kể cả tàu gỗ và tàu vỏ thép.
Hai là giao cho các bộ nghiên cứu để kéo dài thời gian cho vay và hỗ trợ lãi suất đối với tàu vỏ thép và tàu vật liệu mới. Và ba là đồng ý hỗ trợ thiết kế tàu vỏ gỗ, tàu vật liệu mới có công suất lớn từ 400 mã lực trở lên và giao cho địa phương triển khai thực hiện.
Trước đó, ở phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu phàn nàn việc triển khai Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thuỷ sản rất chậm, tiếp tục gặp nhiều vướng mắc.
Tháng 6/2014, Quốc hội đã quyết định giành một lượng tiền 16 nghìn tỷ đồng cho việc phát triển biển, đảo, trong đó hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn khơi bám biển.
Song, tỷ lệ giải ngân gói vốn ưu đãi hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu đến nay mới đạt khoảng 20%.
Theo Phó thủ tướng, ngày 9/6/2014, Quốc hội ban hành nghị quyết thì đến ngày 7/7/2014, chưa đầy một tháng Chính phủ đã ban hành nghị định 67 để triển khai. Đây là một sự cố gắng đầy trách nhiệm của các bộ, ngành và sự tham gia tích cực của các địa phương, nên chính sách đã được ban hành khá nhanh, ông khẳng định.
Phó thủ tướng cũng cho biết, trước khi có nghị định 67 có một số chính sách liên quan đến lĩnh vực này. Như năm 1997 đã có một chương trình hỗ trợ đánh bắt cá xa bờ, sau đó có một số chính sách lẻ liên quan đến chương trình này.
Tuy nhiên, khi tổng kết thấy rằng chưa đồng bộ, chưa toàn diện, có một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn và có một số sơ hở để cho những kẻ xấu lợi dụng, nên phát huy kết quả còn rất hạn chế.
Còn với chính sách 67, theo Phó thủ tướng là khá đồng bộ và khá toàn diện, hỗ trợ rất lớn với mong muốn tạo ra một cú huých để tạo một sự chuyển biến vượt bậc trong lĩnh vực thủy sản.
Ví dụ, miễn, giảm thuế, miễn, giảm lệ phí trước bạ, hỗ trợ chi phí duy tu bảo dưỡng, cho vay vốn lưu động không có thế chấp, hỗ trợ bảo hiểm đối với tàu và trang thiết bị trên tàu, hỗ trợ từ 70-90% tùy loại tàu.
Chính sách cũng hỗ trợ cả tàu nâng cấp và hỗ trợ cả tàu đóng mới, nhưng với tư tưởng là khuyến khích đóng tàu công suất lớn từ 400 mã lực trở lên và khuyến khích đóng tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới để tham gia giữ vững biển đảo, Phó thủ tướng giải thích.
Cập nhật kết quả đến ngày 21/5, Phó thủ tướng dẫn náo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết 28 địa phương có biển đã đăng ký 648 con tàu, trong đó vỏ thép và vật liệu mới xấp xỉ 50%, theo công suất thì trên 800 CV xấp xỉ 60%, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đã đăng ký 78 cái.
“Tôi muốn nói con số này để nói rằng chính sách của chúng ta đã đi đúng hướng. Người dân đã đăng ký tàu lớn, tàu vỏ thép chiếm từ 50% trở lên”, ông Ninh nhấn mạnh.
Chi tiết hơn, Phó thủ tướng thông tin, trong số đăng ký thì đã ký hợp đồng được 52 tàu, đang giải ngân tổng số tiền là 525 tỷ đồng, đã giải ngân 100 tỷ, trong đó có 10 tàu đã giải ngân trên 50%, 2 tàu giải ngân xong.
Thời gian đóng tàu nhất là tàu vỏ thép và công suất lớn tối thiểu từ 7 tháng đến một năm tùy theo công suất của tàu lớn hay bé. Như vậy, cũng không phải quá chậm, vì từ khi nghị định có hiệu lức đến nay xấp xỉ xấp xỉ 9 tháng cũng là đủ để đóng một con tàu, ông nói.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Phó thủ tướng cho biết sẽ điều chỉnh Nghị định 67 theo hướng cho phép sử dụng máy đã qua sử dụng khi nâng cấp tàu 400 mã lực trở lên kể cả tàu gỗ và tàu vỏ thép.
Hai là giao cho các bộ nghiên cứu để kéo dài thời gian cho vay và hỗ trợ lãi suất đối với tàu vỏ thép và tàu vật liệu mới. Và ba là đồng ý hỗ trợ thiết kế tàu vỏ gỗ, tàu vật liệu mới có công suất lớn từ 400 mã lực trở lên và giao cho địa phương triển khai thực hiện.