Hủy sạch giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn
Ở biểu hiện điển hình này, kỳ vọng tỷ giá tăng trong ngắn hạn đã bị xóa bỏ một cách hoàn toàn
Như bài viết gần đây trên VnEconomy, linh hồn của cơ chế tỷ giá mới không hẳn là tỷ giá trung tâm, mà là cơ chế giao dịch kỳ hạn Ngân hàng Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục làm.
Cũng ở một bài viết khác trên VnEconomy cách đây 5 năm, trong câu chuyện của “Người buôn tiền thời mở cửa” Trương Văn Phước (hiện là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia), có hình ảnh một người thầy với câu nói đến nay vẫn được dẫn lại như một góc nhìn kinh điển.
Ông Alexandre Xavier, người thầy tỷ giá đầu tiên dạy ông Phước nói, đại ý: chúng ta không cần biết tỷ giá là cái gì, mà điều cần biết là thị trường đang nhìn nó là cái gì và như thế nào.
Nói cách khác, đó là kỳ vọng của thị trường.
Những tháng cuối 2015, tỷ giá USD/VND có biểu hiện căng thẳng. Thị trường kỳ vọng sẽ có biến động mạnh, mức độ phá giá VND sẽ lớn. Ngân hàng Nhà nước liên tiếp đưa ra các giải pháp bình ổn, trong đó có cơ chế tỷ giá trung tâm.
Nhưng, như trên, một điểm huyệt trên thị trường đã được điểm trúng: kỳ vọng. Ngân hàng Nhà nước đưa ra cơ chế bán ngoại tệ kỳ hạn, dẫn dắt kỳ vọng thị trường theo mục đích của mình.
Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước mở hàng, lần đầu tiên, bán ngoại tệ kỳ hạn cho các ngân hàng thương mại. Giá bán USD mà nhà điều hành định cho cuối tháng 3/2016, qua giao dịch này, cao hơn 1% so với 31/12/2015.
Như đã đề cập rất nhiều trong thời gian qua, 1% đó là vùng tỷ giá mục tiêu, như “lái” hoặc “neo” kỳ vọng thị trường trong vùng đó.
Còn thực tế thì sao? Kỳ vọng của thị trường đã thay đổi như thế nào?
Các ngân hàng thương mại là những tổ chức lớn, điển hình và quá đủ để đại diện cho thị trường. Lượng đặt mua ngoại tệ qua giao dịch kỳ hạn nói trên, theo tìm hiểu của VnEconomy tại thời điểm đó, lên tới gần 1 tỷ USD. Đó là một kỳ vọng lớn.
Thế nhưng, đến cuối tháng 1/2016, đã có khoảng trên dưới 60% lượng hợp đồng các ngân hàng thương mại chủ động hủy ngang. Họ tự điều chỉnh ngay kỳ vọng của mình, tin vào vùng tỷ giá mục tiêu 1% đó, đúng hơn là tin rằng sẽ mua được trên thị trường với giá thấp hơn.
Họ đã đúng. Tỷ giá USD/VND liên tục rơi sâu. Đến độ ngày 1/2/2016 Ngân hàng Nhà nước phải chặn giá mua vào, hiện vẫn giữ mức chặn này ở 22.300 VND.
Thực tế đã và đang diễn ra, ngay cả khi đã có “tay to” đó chặn mua để “đỡ” tỷ giá ở mức 22.300 VND, giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vẫn liên tục có nhiều phiên (cho đến đầu tuần này) nằm dưới mức 22.300 VND.
Gắn với thực tế và diễn biến trên, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào lượng lớn, phải nói là cực lớn chỉ trong thời gian ngắn. Từ đầu tháng 2/2016 đến nay, quy mô mua vào đến cuối tuần qua đã khoảng 2,6 tỷ USD, không chừng có thể đạt cỡ 3 tỷ USD đến cuối tuần này.
Một thực tế khác, có thể nói là điển hình cho sự xóa bỏ hoàn toàn kỳ vọng tỷ giá tăng trong ngắn hạn vừa qua, các ngân hàng thương mại đã hủy sạch các hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn với Ngân hàng Nhà nước.
Thị trường đã tự dưỡng được. Các ngân hàng đã tự mua được trên thị trường với giá thấp hơn, thay vì chờ hợp đồng mua kỳ hạn với Ngân hàng Nhà nước đáo hạn giá cao.
Đó là những diễn biến đã và đang thể hiện. Vậy tới đây thì sao?
Thông thường, có lẽ nhiều con mắt trên thị trường sẽ nhìn về Ngân hàng Nhà nước, chờ đợi liệu có tiếp tục thực hiện lại loạt giao dịch kỳ hạn để gối đầu vùng tỷ giá mục tiêu cho quý 2/2016 hay không.
Còn thực tế hành động của nhà điều hành có thể khác.
Bởi lẽ, khi thị trường đang ổn định thế này, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước chưa vội. Mặt khác, mục đích của giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn là tạo niềm tin/cam kết với thị trường, nên nó chỉ nên được đưa ra khi thị trường thiếu niềm tin, khi xuất hiện kỳ vọng bất hợp lý trên diện rộng và tỷ giá có biểu hiện căng thẳng không do mất cân đối cung - cầu.
Cũng ở một bài viết khác trên VnEconomy cách đây 5 năm, trong câu chuyện của “Người buôn tiền thời mở cửa” Trương Văn Phước (hiện là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia), có hình ảnh một người thầy với câu nói đến nay vẫn được dẫn lại như một góc nhìn kinh điển.
Ông Alexandre Xavier, người thầy tỷ giá đầu tiên dạy ông Phước nói, đại ý: chúng ta không cần biết tỷ giá là cái gì, mà điều cần biết là thị trường đang nhìn nó là cái gì và như thế nào.
Nói cách khác, đó là kỳ vọng của thị trường.
Những tháng cuối 2015, tỷ giá USD/VND có biểu hiện căng thẳng. Thị trường kỳ vọng sẽ có biến động mạnh, mức độ phá giá VND sẽ lớn. Ngân hàng Nhà nước liên tiếp đưa ra các giải pháp bình ổn, trong đó có cơ chế tỷ giá trung tâm.
Nhưng, như trên, một điểm huyệt trên thị trường đã được điểm trúng: kỳ vọng. Ngân hàng Nhà nước đưa ra cơ chế bán ngoại tệ kỳ hạn, dẫn dắt kỳ vọng thị trường theo mục đích của mình.
Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước mở hàng, lần đầu tiên, bán ngoại tệ kỳ hạn cho các ngân hàng thương mại. Giá bán USD mà nhà điều hành định cho cuối tháng 3/2016, qua giao dịch này, cao hơn 1% so với 31/12/2015.
Như đã đề cập rất nhiều trong thời gian qua, 1% đó là vùng tỷ giá mục tiêu, như “lái” hoặc “neo” kỳ vọng thị trường trong vùng đó.
Còn thực tế thì sao? Kỳ vọng của thị trường đã thay đổi như thế nào?
Các ngân hàng thương mại là những tổ chức lớn, điển hình và quá đủ để đại diện cho thị trường. Lượng đặt mua ngoại tệ qua giao dịch kỳ hạn nói trên, theo tìm hiểu của VnEconomy tại thời điểm đó, lên tới gần 1 tỷ USD. Đó là một kỳ vọng lớn.
Thế nhưng, đến cuối tháng 1/2016, đã có khoảng trên dưới 60% lượng hợp đồng các ngân hàng thương mại chủ động hủy ngang. Họ tự điều chỉnh ngay kỳ vọng của mình, tin vào vùng tỷ giá mục tiêu 1% đó, đúng hơn là tin rằng sẽ mua được trên thị trường với giá thấp hơn.
Họ đã đúng. Tỷ giá USD/VND liên tục rơi sâu. Đến độ ngày 1/2/2016 Ngân hàng Nhà nước phải chặn giá mua vào, hiện vẫn giữ mức chặn này ở 22.300 VND.
Thực tế đã và đang diễn ra, ngay cả khi đã có “tay to” đó chặn mua để “đỡ” tỷ giá ở mức 22.300 VND, giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng vẫn liên tục có nhiều phiên (cho đến đầu tuần này) nằm dưới mức 22.300 VND.
Gắn với thực tế và diễn biến trên, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào lượng lớn, phải nói là cực lớn chỉ trong thời gian ngắn. Từ đầu tháng 2/2016 đến nay, quy mô mua vào đến cuối tuần qua đã khoảng 2,6 tỷ USD, không chừng có thể đạt cỡ 3 tỷ USD đến cuối tuần này.
Một thực tế khác, có thể nói là điển hình cho sự xóa bỏ hoàn toàn kỳ vọng tỷ giá tăng trong ngắn hạn vừa qua, các ngân hàng thương mại đã hủy sạch các hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn với Ngân hàng Nhà nước.
Thị trường đã tự dưỡng được. Các ngân hàng đã tự mua được trên thị trường với giá thấp hơn, thay vì chờ hợp đồng mua kỳ hạn với Ngân hàng Nhà nước đáo hạn giá cao.
Đó là những diễn biến đã và đang thể hiện. Vậy tới đây thì sao?
Thông thường, có lẽ nhiều con mắt trên thị trường sẽ nhìn về Ngân hàng Nhà nước, chờ đợi liệu có tiếp tục thực hiện lại loạt giao dịch kỳ hạn để gối đầu vùng tỷ giá mục tiêu cho quý 2/2016 hay không.
Còn thực tế hành động của nhà điều hành có thể khác.
Bởi lẽ, khi thị trường đang ổn định thế này, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước chưa vội. Mặt khác, mục đích của giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn là tạo niềm tin/cam kết với thị trường, nên nó chỉ nên được đưa ra khi thị trường thiếu niềm tin, khi xuất hiện kỳ vọng bất hợp lý trên diện rộng và tỷ giá có biểu hiện căng thẳng không do mất cân đối cung - cầu.