Indonesia lý giải vì sao dùng tàu cao tốc Trung Quốc
Indonesia trao hợp đồng xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc cho nhà thầu Trung Quốc thay vì nhà thầu Nhật Bản
Quan chức Indonesia đã lên tiếng bảo vệ quyết định gây tranh cãi của nước này về trao hợp đồng xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc cho nhà thầu Trung Quốc thay vì nhà thầu Nhật Bản.
Theo tờ Wall Street Journal, bà Rini Soemarno, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp quốc doanh Indonesia, ngày 1/10 nói nước này dự kiến trong năm nay sẽ hoàn tất đàm phán với Trung Quốc về dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 150 km nối giữa thủ đô Jakarta và thành phố Bandung.
Hai ngày trước đó, Nhật Bản cho biết đã được Indonesia thông báo về việc nước này đã thất bại trong cuộc đua kéo dài 1 tháng với Trung Quốc để giành quyền thực hiện dự án nói trên. Nhật Bản đã chỉ trích quyết định chọn nhà thầu Trung Quốc của Indonesia và tỏ ra nghi ngờ về tính minh bạch của dự án.
Vào hôm 4/9, Indonesia tuyên bố dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung bị hủy, và phía Nhật Bản kỳ vọng Indonesia sẽ có một dự án đường sắt tốc độ chậm hơn để thay cho dự án đường sắt cao tốc này. Nhưng trên thực tế, dự án này không bị hủy, và đã được trao cho nhà thầu Trung Quốc.
Ngày 1/10, bà Soemarno nói rằng Nhật Bản đã có sự hiểu lầm, rằng Chính phủ Indonesia không bao giờ hủy dự án đầu tiên, mà chỉ có ý định đưa các công ty quốc doanh của nước này tham gia dự án. “Tôi không rõ đã có lỗi nào về truyền thông hay một sự hiểu lầm nào đó, nhưng không hề có dự án mới”, bà Bộ trưởng phát biểu.
Mặc dù vậy, dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung vẫn có sự điều chỉnh so với dự án được đề xuất ban đầu. Phía Trung Quốc muốn Indonesia sử dụng đoàn tàu có tốc độ 350 km/h, nhưng bà Soemarno nói hai bên đang đàm phán giảm tốc độ xuống 250 km/h để tiết kiệm chi phí từ mức dự kiến 5,5 tỷ USD.
Bà Soemarno nói quy trình lựa chọn nhà thầu là rất minh bạch và quyết định được đưa ra không hề liên quan tới vấn đề kỹ thuật, mà chỉ liên quan tới vấn đề tài chính.
Phía Nhật đòi hỏi có bảo lãnh và vốn nhà nước, trong khi phía Trung Quốc không yêu cầu như vậy.
Bà Soemarno cũng bày tỏ hy vọng quyết định chọn nhà thầu Trung Quốc của Indonesia sẽ không làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư Nhật. Đến nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Indonesia.
“Hầu hết các dự án giao thông của chúng tôi là do Nhật đảm nhận. Chúng tôi hy vọng Nhật Bản vẫn xem chúng tôi là một trong những đối tác tốt nhất. Đây chỉ là một dự án nhỏ, một dự án có 5 tỷ USD”, bà Soemarno phát biểu.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc sẽ cấp 75% vốn cho dự án trên trong một khoản vay kỳ hạn 40 năm, ân hạn 10 năm. Bà Soemarno cho hay, 37% khoản vay này sẽ bằng đồng Nhân dân tệ để chi trả cho vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại bằng đồng USD.
Theo tờ Wall Street Journal, bà Rini Soemarno, Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp quốc doanh Indonesia, ngày 1/10 nói nước này dự kiến trong năm nay sẽ hoàn tất đàm phán với Trung Quốc về dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 150 km nối giữa thủ đô Jakarta và thành phố Bandung.
Hai ngày trước đó, Nhật Bản cho biết đã được Indonesia thông báo về việc nước này đã thất bại trong cuộc đua kéo dài 1 tháng với Trung Quốc để giành quyền thực hiện dự án nói trên. Nhật Bản đã chỉ trích quyết định chọn nhà thầu Trung Quốc của Indonesia và tỏ ra nghi ngờ về tính minh bạch của dự án.
Vào hôm 4/9, Indonesia tuyên bố dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung bị hủy, và phía Nhật Bản kỳ vọng Indonesia sẽ có một dự án đường sắt tốc độ chậm hơn để thay cho dự án đường sắt cao tốc này. Nhưng trên thực tế, dự án này không bị hủy, và đã được trao cho nhà thầu Trung Quốc.
Ngày 1/10, bà Soemarno nói rằng Nhật Bản đã có sự hiểu lầm, rằng Chính phủ Indonesia không bao giờ hủy dự án đầu tiên, mà chỉ có ý định đưa các công ty quốc doanh của nước này tham gia dự án. “Tôi không rõ đã có lỗi nào về truyền thông hay một sự hiểu lầm nào đó, nhưng không hề có dự án mới”, bà Bộ trưởng phát biểu.
Mặc dù vậy, dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung vẫn có sự điều chỉnh so với dự án được đề xuất ban đầu. Phía Trung Quốc muốn Indonesia sử dụng đoàn tàu có tốc độ 350 km/h, nhưng bà Soemarno nói hai bên đang đàm phán giảm tốc độ xuống 250 km/h để tiết kiệm chi phí từ mức dự kiến 5,5 tỷ USD.
Bà Soemarno nói quy trình lựa chọn nhà thầu là rất minh bạch và quyết định được đưa ra không hề liên quan tới vấn đề kỹ thuật, mà chỉ liên quan tới vấn đề tài chính.
Phía Nhật đòi hỏi có bảo lãnh và vốn nhà nước, trong khi phía Trung Quốc không yêu cầu như vậy.
Bà Soemarno cũng bày tỏ hy vọng quyết định chọn nhà thầu Trung Quốc của Indonesia sẽ không làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư Nhật. Đến nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Indonesia.
“Hầu hết các dự án giao thông của chúng tôi là do Nhật đảm nhận. Chúng tôi hy vọng Nhật Bản vẫn xem chúng tôi là một trong những đối tác tốt nhất. Đây chỉ là một dự án nhỏ, một dự án có 5 tỷ USD”, bà Soemarno phát biểu.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc sẽ cấp 75% vốn cho dự án trên trong một khoản vay kỳ hạn 40 năm, ân hạn 10 năm. Bà Soemarno cho hay, 37% khoản vay này sẽ bằng đồng Nhân dân tệ để chi trả cho vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, còn lại bằng đồng USD.